Viêm Họng Kèm Sốt Cao: Những Thông Tin Người Bệnh Cần Rõ
Nội dung bài viết
Viêm họng kèm sốt cao là triệu chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm họng. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa ở các đối tượng có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe. Thông tin tổng quan nhất về chứng viêm họng sốt sẽ được giới thiệu qua bài viết dưới đây.
Viêm họng sốt cao có nguy hiểm không?
Viêm họng kèm sốt cao là một diễn biến nghiêm trọng của viêm họng cấp. Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc họng trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, sốt cao từ 38 đến 40 độ C trong nhiều ngày dẫn tới mất nước.
Các nguyên nhân gây bệnh có thể tấn công nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất là trẻ em. Hiện tượng sốt cao kéo dài làm gia tăng nguy cơ biến chứng so với các dấu hiệu viêm họng thông thường. Đặc biệt là khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục.
Nếu không điều trị kịp thời hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong. Sốt viêm họng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng vỡ hồng cầu, sốt co giật ở trẻ nhỏ, bại liệt hoặc viêm não, động kinh, viêm họng mãn tính khó chữa dứt điểm…
Chính vì vậy, chủ động điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng.
Triệu chứng sốt do viêm họng ở người lớn và trẻ em
Viêm họng cấp kèm theo sốt cao có thể diễn biến khác nhau ở mỗi đối tượng. Nhận định đúng các dấu hiệu của bệnh sẽ tránh được tâm lý chủ quan, phán đoán sai lầm trong điều trị bệnh.
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng kèm sốt cao
Do sức đề kháng yếu và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện đã trở thành lý do khiến trẻ nhỏ dễ bị căn bệnh này tấn công. Sốt cao khi viêm họng là phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như: đau rát cổ họng, sưng nóng, ho khan hoặc có đờm, dịch nhầy trong mũi…
XEM NGAY: Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì khỏi? Nên làm gì?
Các triệu chứng thường kéo dài trong 7-10 ngày. Nếu quan sát thấy các dấu hiệu chuyển biến nặng, cần lập tức đưa tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
- Đối với trẻ nhỏ: Viêm họng sốt, thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất nước, môi khô, vùng cổ có hạch viêm tấy, lưỡi trắng, miệng hôi. Cơ thể sốt cao từ 39-40 độ C. Trẻ em viêm họng sốt cao thường diễn ra về đêm, phụ huynh cần chú ý theo dõi sát sao tiến triển của bệnh.
- Đối với trẻ sơ sinh: Xuất hiện triệu chứng quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú hoặc bú ít đi, khó tính hơn. Phụ huynh cần quan sát kỹ các dấu hiệu ở vùng mũi, họng để tránh nhầm lẫn với sốt mọc răng.
Nhận biết sốt viêm họng ở người lớn
Viêm họng kèm sốt cao thường khởi phát một cách đột ngột. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân hoặc vùng đầu, mắt trĩu nặng, sưng amidan, đau rát học và vướng vùng cổ họng. Một số trường hợp xuất hiện ho, ho có đờm đặc, nghẹt mũi…
Nguyên nhân viêm họng dẫn đến sốt cao
Nhận định đúng nguyên nhân là tiền đề quan trọng giúp lựa chọn đúng giải pháp và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm họng kèm sốt cao mà người bệnh không nên bỏ qua như:
- Viêm họng cấp tính nặng gây phản ứng sốt kèm đau rát họng.
- Viêm họng do nhiễm virus gây bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây sốt cao.
- Người bị viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A hay còn gọi là Streptococcus cũng có biểu hiện sốt cao.
- Viêm họng do hậu quả của các bệnh cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến sốt, đau rát họng, ho.
- Viêm họng do dị ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú nuôi, môi trường… gây ra phản ứng tăng thân nhiệt.
- Bệnh chân tay miệng khiến bé bị viêm loét miệng họng sốt cao.
Cách điều trị bệnh viêm họng kèm sốt cao nhanh và hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều giải pháp giúp điều trị bệnh viêm họng sốt cao. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị phổ biến dưới đây:
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng gây sốt
Viêm họng kèm theo sốt sẽ được chỉ định 2 nhóm thuốc là hạ sốt và trị viêm nhiễm tại họng. Trong đó:
Thuốc hạ sốt: Một số nhóm thuốc được chỉ định gồm: Efferalgan, hạ sốt Hapacol, thuốc hạ sốt Ibuprofen, thuốc Paracetamol… Các sản phẩm này sẽ được sản xuất linh hoạt dưới dạng viên sủi, viên uống hoặc gói bột, miếng dán giảm nhiệt.
Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp các diễn biến của bệnh tiến triển phức tạp, dai dẳng và nguyên nhân được xác định do các vi khuẩn. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh như:
- Kháng sinh Amoxicillin: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, thích hợp điều trị các bệnh lý hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm…
- Kháng sinh Penicillin: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Kháng sinh Erythromycin: có khả năng diệt khuẩn thông qua ức chế quá trình tổng hợp protein của chúng.
Thuốc giảm triệu chứng: Viêm họng cấp không chỉ kéo theo sốt cao mà còn đi kèm với một số biểu hiện khác như ho, ho có đờm, ngạt mũi, đau rát họng, sưng viêm.. Các thuốc giảm triệu chứng gồm:
- Thuốc giảm ho dạng viên ngậm và siro
- Thuốc kháng viêm: Nhóm kháng viêm phổ biến nhất là NSAID (không chứa steroid) và Corticosteroid chứa các corticoid
*Lưu ý khi điều trị viêm họng sốt bằng thuốc:
Trong quá trình điều trị bệnh, để đạt hiệu quả tốt nhất đồng thời giảm thiểu các biến chứng không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Đối với trẻ viêm họng sốt hoặc đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú cần có sự khám chữa và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ.
- Bất cứ biểu hiện nghiêm trọng nào trong quá trình dùng thuốc đều phải được báo với bác sĩ điều trị.
- Sử dụng thuốc đúng liệu trình, theo đơn. Tránh bỏ dở giữa chừng gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc tạo cơ hội để bệnh diễn biến nghiêm trọng.
- Chỉ khi thực sự cần thiết mới áp dụng điều trị kháng sinh, tránh lạm dụng gây nên bệnh về dạ dày, thận, sức đề kháng và sự phát triển sau này của trẻ nhỏ.
Chữa viêm họng kèm sốt cao tại nhà
Người bệnh có thể tham khảo các cách chữa từ mẹo dân gian, từ các nguyên liệu tự nhiên, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
- Bài thuốc chữa viêm họng từ gừng: Kết hợp 1 củ gừng, 2 thìa mật ong, 1 quả chanh. Bạn rửa sạch và cạo lớp vỏ của gừng, thái lát thành miếng nhỏ cho vào cùng 150ml nước ấm. Thêm 2 thìa mật ong và 1 lát chanh để gia tăng thêm hiệu quả
- Điều trị viêm họng từ cam: Dùng 1 quả cam, 1 thìa cà phê muối. Cam chọn quả mọng nước, đem rửa sạch, để ráo nước. Nướng cam trên bếp than lửa nhỏ hoặc trong lò nướng với nhiệt độ thấp. Gọt lớp vỏ bên ngoài và cho 1 thìa muối vào và ăn khi cam còn ấm.
- Sử dụng tỏi: Kết hợp 3-4 củ tỏi và 200ml rượu nếp trắng. Tỏi bóc sạch vỏ bỏ trong lọ thủy tinh sạch. Sau đó đổ rượu vào trong tỏi, đập nắp kín và để ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Trong vòng 10 – 15 ngày, nước rượu chuyển dần sang màu vàng có thể lấy ra sử dụng.
- Xông hơi bằng lá tía tô: Người bệnh lấy 100g lá tía tô, rửa sạch, ngâm với nước muối, đun sôi cùng với 100ml nước nóng. Thực hiện xông trong khăn hoặc chăm trùm kín, tránh để hơi bốc lên quá nóng. Có thể bổ sung thêm tinh dầu tùy thích để tăng cường cảm giác thư giãn, hạ sốt.
Giải pháp giúp hạ sốt nhanh không dùng thuốc
Khi nhận thấy các dấu hiệu sốt cao, đau họng, người bệnh nên ưu tiên làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng các biện pháp đơn giản như:
- Chườm khăn ấm vào các vị trí nhiệt độ cao như trán, nách, bẹn và chú ý thay khăn thường xuyên để nhiệt độ được duy trì
- Bổ sung thêm nước và bù chất điện giải đã mất
- Giữ ấm cơ thể ở mức vừa phải
- Tiến hành xông hơi. Khí nóng sẽ kích thích giãn nở các lỗ chân lông, khiến cơ thể toát mồ hôi
- Sử dụng đá lạnh sẽ giúp giảm nhiệt nhanh. Tuy nhiên không để đá quá lâu trên trán hoặc chườm trên toàn bộ cơ thể người bệnh.
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân viêm họng kèm sốt cao
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng ngừa và gia tăng tối đa hiệu quả. Đồng thời rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.
- Ưu tiên đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, tránh làm tổn thương họng.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ mắt, mũi, miệng khi đi đến nơi công cộng.
- Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin C và các loại rau xanh có trong thực đơn.
- Không sử dụng các loại đồ uống lạnh, có cồn, đồ ăn nhanh độc hại, nhiều dầu mỡ có hại cho dạ dày, tăng kích thích họng.
- Trẻ nhỏ viêm họng sốt không nên cho mặc quá ấm khiến mồ hôi chảy vào bên trong gây cảm lạnh, cũng không nên mặc quá mỏng.
- Duy trì không gian nghỉ ngơi thoáng mát, rộng rãi cho người bệnh. Hạn chế thú nuôi, phấn hoa, các loại quần áo làm từ sợi lông nhân tạo…
Viêm họng sốt cao là triệu chứng nguy hiểm có nguy cơ biến chứng cao. Chính vì vậy, bệnh cần được điều trị kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, độc giả đã có thêm những kiến thức về bệnh và cơ sở lựa chọn các giải pháp phù hợp.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!