Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ? Thông tin cần biết

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý mãn tính và tiến triển. Mỗi giai đoạn có mức độ nghiêm trọng và cách điều trị khác nhau. Do đó người bệnh nên tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày có mấy cấp độ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ
Tìm hiểu thông tin cần biết về các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày

Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối miệng và dạ dày (được gọi là thực quản). Axit và các có trong hệ thống tiêu hóa có thể kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản.

Trào ngược là một vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người. Tuy nhiên tình trạng trào ngược axit thường xuyên, 2 hoặc 3 lần mỗi tuần được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trào ngược axit dạ dày có thể dẫn đến cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực, sau đó lan dần lên cổ, dẫn đến chứng ợ nóng. Người bệnh cũng có thể cảm nhận được vị chua hoặc đắng ở phía sau miệng. Trong một số trường hợp, trào ngược có thể kèm thức ăn và chất lỏng ở dạ dày vào miệng, dẫn đến buồn nôn hoặc nôn.

Đôi khi tình trạng trào ngược có thể dẫn đến khó nuốt và một số vấn đề về hô hấp như ho mãn tính hoặc bệnh hen suyễn.

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Trào ngược dạ dày là một vấn đề phổ biến những có thể dẫn đến một số biến chứng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu trào ngược hoặc buồn nôn thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi cảm thấy đau ngực, đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như đau hàm, đau cánh tay. Điều này có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các bệnh lý tim mạch.

Trào ngược dạ dày có mấy cấp độ và các thông tin cần biết

Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý mãn tính và tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau. Các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày được xác định bởi sự nghiêm trọng của cơn trào ngược và thời gian trào ngược. Các đợt trào ngược thường xuyên và kéo dài là dấu hiệu của các tổn thương thực quản nghiêm trọng.

Ngoài ra, đôi khi trào ngược dạ dày ở cấp độ nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến các cơn đau ngực dữ dội tương tự như một cơn đau tim. Do đó, xác định bệnh trào ngược dạ dày có mấy cấp độ và dấu hiệu nhận biết là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Cụ thể, các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

1. Trào ngược dạ dày độ 0

Trào ngược dạ dày độ 0 là tình trạng cơ thực quản dưới bị tổn thương nhẹ, dẫn đến các cơn nóng rát, ợ chua không thường xuyên. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, trào ngược dạ dày độ 0 được xem như một dấu hiệu sinh lý bình thường và thường không được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Tương tự như một số bệnh lý khác trong giai đoạn đầu, trào ngược dạ dày độ 0 thường không nghiêm trọng, không cần điều trị y tế và có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống.

2. Trào ngược dạ dày độ A

Trào ngược dạ dày độ A được xem là tình trạng trào ngược nhẹ, người bệnh chỉ tổn thương nhẹ ở cơ co thắt thực quản dưới. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm ợ chua, buồn nôn hoặc có vị đắng ở miệng không thường xuyên, khoảng 1 – 2 lần mỗi tháng.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể chịu đựng các triệu chứng này mà không cần điều trị. Tuy nhiên những người có vị giác nhạy cảm thường không chịu được cơn trào ngược và có thể cần sử dụng thuốc ức chế axit không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày độ A
Trào ngược dạ dày độ A thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà

Các triệu chứng trào ngược dạ dày độ A có thể được kiểm soát nhanh chóng, không gây viêm loét dạ dày tá tràng và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần xác định cấp độ trào ngược dạ dày, có biện pháp xử lý và chăm sóc phù hợp.

3. Trào ngược dạ dày cấp độ B

Trào ngược dạ dày độ B được xem là tình trạng trào ngược vừa phải và có thể cần sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Nếu không được xử lý phù hợp, trào ngược dạ dày độ B có thể dẫn đến viêm thực quản hoặc viêm thực quản ăn mòn.

Trong giai đoạn B của bệnh trào ngược, các tổn thương đối với cơ co thắt thực quản dưới nghiêm trọng hơn. Điều này có thể khiến các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày độ B có thể dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc dạ dày, xuất hiện các vết trợt dài đến 5 mm dọc theo chiều dài hệ thống tiêu hóa, bao gồm niêm mạc dạ dày và thực quản. Người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng hoặc đau khi nuốt.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, sau khi niêm mạc đường tiêu hóa lành lại có thể dẫn đến các mô sẹo ở thực quản (hoặc dọc theo đường tiêu hóa), điều này có thể gây hẹp thực quản, dẫn đến đau rát cổ, khó ăn. Ngoài ra, một số người có thể cảm thấy đau bụng ở phía trên rốn, cơn đau có thể xuất hiện cả lúc đói hoặc no.

Trào ngược dạ dày độ B cần được điều trị lâu dài bằng thuốc kháng axit phù hợp. Hầu hết các loại thuốc giảm đau không kê đơn thường không mang lại hiệu quả và có thể tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, bệnh nhân có dấu trào ngược dạ dày độ B nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. Trào ngược dạ dày độ C

Trào ngược dạ dày độ C là tình trạng trào ngược nghiêm trọng và cần điều điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn, chẳng hạn như Barrett thực quản.

Trong cấp độ C, các cơ thực quản dưới bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống và chất lượng cuộc sống. Lúc này, các vết trợt ở niêm mạc dạ dày và thực quản tập trung lại và hình thành các vết loét lớn ở dạ dày, thực quản.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn
  • Nôn (có thể nôn ra máu)
  • Đau tức ngực
  • Đi ngoài phân đen
Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày độ C cần được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn

Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược dạ dày độ C xuất hiện ở người lớn tuổi, tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, biến chứng phổ biến là barrett thực quản thường phổ biến ở nam giới.

Barrett thực quản là tình trạng tổn thương niêm mạc thực quản do trào ngược axit, khiến niêm mạc thực quản dày lên và có màu đỏ. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, mặc dù nguy cơ tương đối nhỏ. Điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và kiểm tra các tế bào loạn sản (ung thư) ở thực quản để có biện pháp xử lý phù hợp.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết Barrett thực quản bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng thường xuyên
  • Khó nuốt
  • Đau ngực, hiếm khi xuất hiện

Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 50% người được chẩn đoán bệnh Barrett thực quản không có dấu hiệu nào. Do đó, những người trào ngược dạ dày độ B và C nên thường xuyên kiểm tra thực quản.

5. Trào ngược dạ dày độ D

Trào ngược dạ dày độ D là tình trạng nghiêm trọng, các tổn thương có thể là dấu hiệu tiền ung thư, ung thư thực quản hoặc dẫn đến các rối loạn nguy hiểm khác. Cấp độ D thường là hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày không được điều trị phù hợp trong nhiều năm. Do đó, những người có dấu hiệu trào ngược nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có khoảng 15% người bệnh mắc bệnh trào ngược dạ dày mãn tính không có biện pháp điều trị phù hợp. Điều này khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, dẫn đến ăn mòn, biến đổi các tế bào ở niêm mạc thực quản và dẫn đến các dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày cấp độ B
Trào ngược dạ dày độ D có thể tăng nguy cơ ung thư thực quản

Ở cấp độ này, ngoài các dấu hiệu trào ngược phổ biến, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như:

Bên cạnh đó, tình trạng hẹp thực quản do các mô sẹo cũng có thể dẫn đến co thắt, gây nghẹn do thức ăn bị kẹt ở thực quản. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng trào ngược cấp độ D cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Trào ngược dạ dày độ D được chẩn đoán thông qua nội soi và sinh thiết các tế bào thực quản dưới. Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp phẫu thuật để điều trị, hầu hết các trường hợp, thuốc không mang lại hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến, trải qua nhiều cấp độ và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số trường hợp, tình trạng trào ngược có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Trong các trường hợp trào ngược dạ dày nhẹ (độ 0 và độ A) người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, các cấp độ nghiêm trọng, đặc biệt là độ C và D, người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng.

Ngoài ra, để kiểm soát các triệu chứng trào ngược, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

– Thay đổi lối sống:

  • Tránh nằm trong 3 giờ sau khi ăn
  • Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh gây áp lực lên vùng bụng
  • Giảm cân nếu người bệnh thừa cân, béo phì
  • Không hút thuốc lá
  • Nâng cao đầu giường từ 5 – 7 cm để tránh các cơn trào ngược vào ban đêm

– Tránh sử dụng một số loại thực phẩm:

  • Thực phẩm béo hoặc chiên
  • Rượu
  • Cà phê
  • Đồ uống có gas, chẳng hạn như coca cola hoặc soda
  • Chocolate
  • Hành
  • Trái cây họ cam, quýt
  • Bạc hà
  • Cà chua
Tác hại của trào ngược dạ dày
Thay đổi chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:

Trong các trường hợp trào ngược dạ dày độ B, C, D, người bệnh có thể cần dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc chẹn thụ thể H2
  • Chất bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton là thuốc hiệu quả nhất trong việc điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Không giống như các loại thuốc khác, thuốc ức chế bơm proton chỉ cần sử dụng mỗi ngày một lần để ngăn ngừa các triệu chứng. Ngoài ra, sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài có thể làm cạn kiệt nguồn vitamin B12 và dẫn đến các nguy cơ như gãy xương hông, cột sống hoặc cổ tay. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

– Phẫu thuật:

Trong trường hợp trào ngược dạ dày độ C và D, người bệnh có thể cần được phẫu thuật để tránh các triệu chứng nghiêm trọng. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ nâng một phần dạ dày và thắt chặt dạ dày vào cơ co thắt thực quản. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng trào ngược và các rủi ro liên quan.

Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến, trải qua nhiều cấp độ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chăm sóc phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn  và tư vấn phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *