Ho Lâu Ngày Không Khỏi Phải Làm Sao? (Đã Uống Kháng Sinh)
Nội dung bài viết
Ho là phản xạ có điều kiện để loại bỏ các chất nhầy, vật cản gây kích thích và cản trở đường hô hấp. Tuy nhiên nếu ho lâu ngày không khỏi mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh lại là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nhờn thuốc. Hoặc ho đã chuyển sang giai đoạn mãn tính với những biến chứng như hen suyễn, xẹp phổi, hay thậm chí là ung thư phổi.
Ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng bệnh nhân ho lâu ngày không khỏi là do tình trạng bệnh đã chuyển sang thể mãn tính. Và đây là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp. Một số bệnh lý gây ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn như:
Bệnh lý khiến trẻ ho nhiều ngày không khỏi
Thời gian trẻ bị ho kéo dài hơn 1 tháng mặc dù đã áp dụng cả phương pháp Tây y lẫn sử dụng mẹo dân gian nhưng cũng không đỡ. Tình trạng này có thể cảnh báo trẻ bị mắc một số bệnh lý hô hấp như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi trẻ bị ho lâu ngày không khỏi. Trẻ bị virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ho kèm thêm các chứng như sổ mũi, sốt, bỏ bú, kém ăn, quấy khóc,…
- Hen phế quản: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi mắc bệnh hen phế quản sẽ gặp những cơn ho khan kéo dài kèm thở khò khè, đau tức ngực.
- Trào ngược dạ dày: Bé bị ho liên tục nhiều ngày, đặc biệt vào ban đêm cảnh báo trẻ bị trào ngược dạ dày, axit từ dạ dày bị rò rỉ và ngược trở lại đường ống thực phẩm gây ho mãn tính.
- Ho gà: Những cơn ho kéo dài từ 15 – 20 ngày kèm sốt, nôn trớ, tím tái mặt mày sau cơn ho,… chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị ho gà vô cùng nguy hiểm.
- Viêm phổi: Ho kéo dài ở trẻ có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi với các triệu chứng như ho kèm sốt cao, lạnh, khó thở,…
Bệnh lý khiến người lớn ho lâu ngày không khỏi
Mặc dù sức đề kháng cao hơn trẻ nhỏ tuy nhiên người lớn bị ho lâu ngày không khỏi dù đã sử dụng thuốc kháng sinh cũng cần chú ý bởi có thể bệnh ho đã chuyển biến sang dạng bệnh lý phức tạp hơn:
- Viêm mũi dị ứng: Do cơ thể tiết nhiều dịch nhầy và khi chảy xuống thành sau họng sẽ gây kích thích tạo cảm giác ngứa cổ họng và tình trạng ho kéo dài từ năm này sang năm khác.
- Viêm phế quản mãn tính: Ho có đờm kéo dài mà không được điều trị phế quản sẽ bị viêm nhiễm. Ngoài ho dai dẳng người bệnh còn kèm thêm chứng khó thở, thở rít, thở khò khè.
- Hen suyễn: Người lớn bị ho lâu ngày đặc biệt vào thời gian giao mùa cũng là biểu hiện cảnh báo bệnh hen suyễn.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trào ngược lên đường ống thức ăn gây kích ứng dẫn tới tình trạng ho kéo dài, kể cả sử dụng kháng sinh cũng không thể hỏi.
- Viêm phổi: Tình trạng ho khan kéo dài ở người lớn có thể là triệu chứng của bệnh viêm phổi. Những cơn ho thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ làm cho phế quản phổi bị xơ hóa, thành phế quản bị dày lên đồng thời thu hẹp đường thở, kích thích niêm mạc gây ra những cơn ho liên tiếp ở người lớn.
- Ung thư phổi: Ho lâu ngày kèm theo máu đặc biệt nguy hiểm bởi có thể phổi đã chuyển sang giai đoạn bị ung thư.
Như vậy có thể thấy ho lâu ngày không khỏi (cả người lớn và trẻ nhỏ) đều cảnh báo rất nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây ho để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh bệnh biến chứng thành mãn tính, nan y nguy hiểm.
Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi do đâu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Bạch Mai ho lâu ngày uống thuốc kháng sinh không khỏi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như:
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh giảm ho, trị viêm họng không hợp lý, lạm dụng thuốc trong thời gian dài gây kháng thuốc, nhờn thuốc. Thêm vào đó khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cơ thể sẽ rất mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút. Trong khi đó, vùng niêm mạc họng còn yếu, không thể phục hồi sau những cơn ho.
- Uống thuốc không đủ liều lượng: Sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ kê đơn để điều trị dứt điểm triệu chứng ho. Tuy nhiên một số người lại không uống hết đơn thuốc mà dừng hẳn sau khi thấy bệnh đã thuyên giảm. Đây chính là nguyên nhân ho dễ tái đi tái lại và kéo dài dai dẳng.
- Căng thẳng: Làm việc kiệt sức, thường xuyên căng thẳng chính là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh. Hậu quả là xuất hiện những cơn ho khan, ho có đờm dai dẳng. Do vậy khi đi thăm khám, các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh điều trị ho bằng thuốc kháng sinh kết hợp chế độ sinh hoạt làm việc hợp lý. Đồng thời, giữ tinh thần lạc quan, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Cơ thể bị thiếu nước: Khi kháng sinh vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng mất nước. Lúc này bạn cần cung cấp lượng nước nhiều hơn bình thường. Nếu thường xuyên để cổ họng khô tình trạng ho sẽ ngày càng kéo dài.
- Yếu tố bên ngoài (môi trường, khói bụi): Người bệnh điều trị ho bằng thuốc kháng sinh nhưng lại không giữ gìn, tránh các tác nhân như khói bụi, chất hóa học sẽ khiến thuốc không có tác dụng mà bệnh tình sẽ càng trở nặng hơn.
- Điều trị ho không đúng cách: Một số người chủ quan khi điều trị bệnh ho không đi thăm khám mà tự ý mua thuốc theo người này mách, người kia khuyên. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi điều trị ho cần phải xác định đúng nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của bệnh. Điều trị sai cách đôi khi còn khiến bệnh nặng hơn.
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp: Một số loại thuốc điều trị huyết áp ( Accupril, Aeon, Lotensin, Vasotec,…) sẽ gây ra tác dụng phụ là những cơn ho kéo dài và điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng không khỏi. Tình trạng này khá phổ biến ở bệnh nhân bị bệnh lý về huyết áp. Trường hợp này cần báo cho bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Ho lâu ngày không khỏi đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu sau khi uống thuốc kháng sinh trị ho 7 – 10 ngày mà vẫn không thấy giảm ho, bạn cần nhanh chóng đi tới cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra cách xử lý kịp thời, chữa ho dứt điểm.
Cách chữa ho lâu ngày không khỏi hiệu quả nhất
Ho dai dẳng từ ngày này sang ngày khác khiến cơ thể bị suy nhược, tổn thương vòm họng và gây ra sự bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo để khắc phục được điều này cần ngăn chặn và phục hồi tình trạng tái cấu trúc, xơ hóa phổi, phế quản. Các phương pháp điều trị phổ biến gồm:
Điều trị ho bằng phác đồ thuốc Tây
Khi thấy tình trạng ho của mình kéo dài không dứt, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị dứt điểm. Các bác sĩ sẽ tùy theo nguyên nhân gây ho tái đi tái lại và đưa ra phác đồ hợp lý. Thông thường người bệnh sẽ được kê thêm đơn thuốc:
Thuốc trị ho khan lâu ngày không khỏi
- Dextromethorphan: Có tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não, thuốc có hiệu quả đặc biệt trong điều trị ho khan kéo dài, ho mãn tính.
- Alimemazin: Có tác dụng điều trị ho khan do viêm mũi dị ứng, ho lâu ngày không khỏi. Vì Alimemazin là thuốc trị ho an thần nên dễ gây buồn ngủ, do đó chuyên gia chỉ định người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc về ban đêm.
Thuốc trị ho có đờm lâu ngày không khỏi
- Thuốc tiêu đờm, chống viêm: Các loại thuốc giúp giảm sưng viêm nhanh chóng, điều hòa hô hấp, hạn chế tình trạng đờm chảy xuống xoang mũi. Một số loại thuốc được chỉ định như: rhinathiol promethazine, mucomyst, mucusan, terpicod,…
- Thuốc long đờm: Với những bệnh nhân ho lâu ngày và xuất hiện đờm đặc và dày sẽ được chỉ định dùng thuốc ambroxol, bromhexin, natribenzoat,..
TUYỆT ĐỐI KHÔNG được uống thuốc làm tan đờm, loãng đờm vào buổi tối bởi khi ngủ các nhung mao ở niêm mạc phế quản giảm dễ gây tình trạng đờm bị ứ đọng trong phổi.
Thuốc cho trẻ bị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi
Sử dụng thuốc điều trị ho sổ mũi lâu ngày ở trẻ cần hết sức lưu ý bởi cơ địa của trẻ còn khá nhạy cảm dễ gây kích ứng gây hại. Bác sĩ có thể kê nhóm thuốc kháng histamin dạng siro hoặc dạng thuốc nước giúp làm dịu họng, giảm ho hiệu quả.
Nếu chứng ho dai dẳng của trẻ xuất hiện sau khi bị cảm lạnh kèm thêm sổ mũi, sốt nhẹ có thể được kê thêm thuốc paracetamol. Ngoài ra cha mẹ cần vệ sinh mũi bằng dụng cụ bơm rửa chuyên dụng. Có thể sử dụng dây hút mũi hoặc chai xịt phun sương để hút bớt chất nhầy mũi cho trẻ.
Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi theo dân gian
Khi bệnh ho đã chuyển sang thể mãn tính, tình trạng ho kéo dài liên tục người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để thuyên giảm các triệu chứng:
Mẹo chữa ho từ mật ong
Mật ong giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi cơn ho một cách nhanh chóng. Từ mật ong người bệnh có thể tham khảo nhiều cách chữa ho lâu ngày như sau:
- Mật ong và quất: Rửa sạch 3 quả quất rồi bổ đôi, bỏ hạt. Cho quất vào bát, thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Hấp nồi cơm hoặc chưng cách thủy 30 phút, để nguội rồi dùng mỗi ngày 3 lần.
- Mật ong hấp tỏi: Tỏi bóc vỏ, giá nát rồi cho vào bát. Thêm 2 thìa mật ong rồi, chưng cách thủy 20 phút. Bỏ ra uống khi còn ấm, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
- Mật ong hấp lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ rồi cho vào bát, thêm mật ong trộn đều. Mang hấp cách thủy tới khi lá hẹ bị nhừ thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt, uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Mẹo chữa ho từ gừng
Gừng có vị cay, tính ấm vì thế có thể loại bỏ chứng ho lâu ngày do cảm lạnh vô cùng hiệu quả.
- Trà gừng: Gừng tươi rửa sạch, thái sợi nhỏ ngâm trong nước khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước. Đun sôi nước, cho thêm chanh, mật ong ( có thể thay bằng đường phèn ) rồi thưởng thức.
- Nước gừng: Nạo sạch vỏ củ gừng tươi rồi giã nhuyễn. Thêm 200ml nước đun sôi khoảng 10 phút, lọc lấy nước cốt ấm uống vào buổi sáng sau ngủ dậy.
Mẹo chữa ho từ chanh
Chanh có vị chua có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm loãng đờm. Sử dụng chanh chữa ho lâu ngày không khỏi được nhiều người truyền tai nhau. Một số mẹo chữa ho từ chanh thường được áp dụng gồm:
- Chanh muối: Thái quả chanh thành lát mỏng, thêm vài hạt muối trắng rồi ngậm trong 5 phút, nhai từ từ rồi nuốt.
- Chanh đào ngâm mật ong: Chanh đào mua về rửa sạch, thái mỏng, không bỏ hạt sau đó cho vào bình thủy tinh đã tiệt trùng. Cứ một lớp chanh ta thêm một lớp mật ong nguyên chất. Cứ như vậy cho tới khi đầy bình. Ngâm khoảng 10 ngày có thể lấy ra sử dụng. Mỗi lần dùng 2 – 3 thìa, hoặc có thể pha cùng nước ấm để uống.
Chuyển hướng trị ho lâu ngày bằng Đông y
Nếu ho lâu ngày dùng thuốc kháng sinh mãi không khỏi thì người bệnh có thể chuyển hướng điều trị sang Đông y. Ưu điểm của bài thuốc Đông y đó là chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Cơ chế thuốc thẩm thấu sâu vào bên trong cơ thể để điều trị căn nguyên nguồn bệnh.
- Bài thuốc 1: Bài thuốc gồm có tang diệp 12g, đạm đậu xị 8g sa sâm, mạch môn, chi tử bì mỗi vị 10g, lê bì 6g. Gia giảm thêm hạnh nhân, vỏ rễ dâu, củ tóc tiên. Sắc trong vòng 3 tiếng rồi chia đều ra uống giúp long, giảm nóng rát trong cổ họng, điều trị ho do phong nhiệt hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Tang diệp, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân, cam thảo, cát cánh, bạc hà gia giảm phù hợp thêm 700ml rồi đem sắc còn 250ml thì tắt bếp, chắt nước cốt ra uống. Uống khi còn nóng giúp giảm chứng đau đầu, đau họng, thanh nhiệt cơ thể, tiêu đờm vàng.
Uống thuốc kháng sinh chữa ho cần lưu ý
- Lưu ý đầu tiên đó là người bệnh cần hoàn toàn tuân thủ theo chỉ dẫn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ. TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý tăng giảm hay thay đổi thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Ngoài việc uống thuốc cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể. Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E giúp thanh lọc cơ thể, bổ sung dưỡng chất tăng cường sức đề kháng.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia hay bất kỳ chất kích thích nào.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gian sống, đảm bảo làm việc trong môi trường thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng như: phấn hoa, lông thú, bụi bẩn,…
- Xây dựng thói quen lành mạnh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng.
Bài viết trên đây đã giải thích lý do vì sao ho lâu ngày không khỏi kể cả khi đã điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều cần thiết đối với mỗi người bệnh đó là phải chủ động với triệu chứng cũng như diễn biến bệnh của mình. Không nên chủ quan, không lạm dụng hay uống thuốc theo cảm tính. Hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh dứt điểm.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!