Tràn dịch khớp gối ở trẻ em và thông tin cần biết

Không chỉ người lớn mới bị tràn dịch khớp gối mà bệnh lý này còn có nguy cơ xuất hiện ở trẻ em. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp thì còn làm gián đoạn việc phát triển xương khớp của trẻ về sau.

tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Không chỉ người trưởng thành mà trẻ em cũng là đối tượng có thể bị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em là gì?

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý xảy ra khi lượng dịch trong khớp gối tăng cao bất thường và bị tràn ra khỏi ổ khớp. Tình trạng này có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, trong đó có trẻ nhỏ.

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng khớp gối của trẻ nhỏ bị tổn thương. Điều này khiến cho phần sụn khớp bị bào mòn, tạo điều kiện cho dịch khớp thoát ra ngoài. Các triệu chứng của bệnh có thể khiến chức năng vận động của trẻ bị hạn chế.

Dưới đây là một số triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải:

  • Đầu gối của trẻ có dấu hiệu bị sưng và nóng lên
  • Cơn đau kích hoạt kèm theo tình trạng tê mỏi gối
  • Khả năng vận động bị hạn chế
  • Trẻ thường ít chạy nhảy, hoạt động như bình thường

Trường hợp tình trạng tràn dịch khớp gối xuất hiện có liên quan đến nhiễm khuẩn thì trẻ rất dễ bị sốt. Hiện tượng nóng sốt sẽ càng nặng nề hơn vào ban đêm.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện nêu trên thì bạn cần hết sức chú ý. Tốt nhất nên chủ động đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Nắm rõ nguyên nhân chính là cách tốt để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tràn dịch khớp gối. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ở con trẻ nhưng các bậc cha mẹ vẫn còn chủ quan, xem nhẹ.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến trẻ bị tràn dịch khớp gối:

1. Chấn thương

Trẻ em là nhóm đối tượng rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, nô đùa và không cẩn thận. Chính vì vậy, việc bị trượt ngã hay gặp phải các va chạm khi vận động sẽ rất khó tránh khỏi. Hơn nữa, hệ thống xương khớp của trẻ vẫn còn yếu nên có nguy cơ cao bị tổn thương.

nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối ở trẻ
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em có thể là một trong những hệ quả của di chứng chấn thương

Ngoài ra, các chấn thương mà trẻ gặp phải do tai nạn giao thông như gãy xương, trật khớp, đứng dây chằng cũng sẽ khiến cho khớp gối tổn thương nặng. Chấn thương mặc dù có thể đã được chữa lành nhưng vẫn rất dễ để lại di chứng. Đây được cho là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị tràn dịch khớp gối. Đặc biệt là khi hoạt động mạnh.

2. Tình trạng viêm nhiễm

Trẻ em có hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy sẽ rất dễ bị các tác nhân từ bên ngoài tấn công. Trong đó, nhiễm vi khuẩn, virus là các tình trạng mà rất nhiều trẻ gặp phải.

Tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Trong đó chúng có thể di chuyển theo đường máu và ảnh hưởng tới khớp gối.

Các phản ứng viêm phát triển thường khiến cho khớp gối của trẻ bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hủy hoại sụn khớp và bao hoạt dịch. Từ đó khiến cho dịch khớp bị tràn ra ngoài, làm phát sinh các triệu chứng.

3. Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp

Nhiều bệnh lý xương khớp có thể ảnh hưởng đến tất cả các khớp, bao gồm cả khớp gối. Đây cũng chính là yếu tố nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ nhỏ.

Dưới đây là một số bệnh về xương khớp cần chú ý:

  • U khớp gối
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn

4. Trẻ bị thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Đây cũng được ghi nhận là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe xương khớp. Đặc biệt là khớp gối – nơi phải chịu nhiều áp lực khi trẻ vận động.

trẻ bị tràn dịch khớp gối
Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy cơ cao xuất hiện ở những trẻ bị thừa cân, béo phì

Với những trẻ bị béo phì, khi di chuyển, sức nặng đè nén lên khớp gối thường nhiều hơn. Điều này có thể khiến cho các đầu xương liên tục ma sát vào nhau. Từ đó khiến sụn khớp bị bào mòn, tăng nguy cơ tràn dịch khớp ra bên ngoài.

Tràn dịch khớp gối ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng tràn dịch khớp gối ở trẻ em được đánh giá là nghiêm trọng hơn ở những người trưởng thành. Bởi bệnh thường diễn tiến nhanh và dễ gây ra các biến chứng.

Khi bệnh còn trong giai đoạn tiến triển thì trẻ rất dễ gặp phải các cơn đau dữ dội. Điều này không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn làm giảm khả năng vận động của khớp. Ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Hơn nữa, bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời thì trẻ đôi khi còn đứng trước nguy cơ bị mất chức năng vận động khớp. Trong nhiều trường hợp còn dẫn đến bại liệt hay ảnh hưởng đến sự phát triển của khớp xương về sau.

Các giải pháp điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Như đã đề cập, tràn dịch khớp gối ở trẻ em là bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân, mức độ bệnh và có giải pháp điều trị phù hợp.

1. Chẩn đoán trước khi điều trị

Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán lâm sàng. Một số câu hỏi có thể được đặt ra, bao gồm:

  • Con bạn gặp phải triệu chứng từ khi nào?
  • Các triệu chứng có xuất hiện thường xuyên không?
  • Biểu hiện cụ thể của các triệu chứng ra sao?
  • Tiền sử bệnh lý và tiền sử chấn thương của trẻ?
điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Sớm đưa trẻ đi thăm khám khi trẻ gặp phải các triệu chứng tràn dịch khớp gối

Các triệu chứng tràn dịch khớp gối có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề xương khớp khác. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Ví dụ như:

  • Phân tích dịch khớp
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang
  • Siêu âm khớp
  • Chụp cộng hưởng từ

Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính thức. Đồng thời đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Những điều này sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho trẻ.

2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là giải pháp thường được bác sĩ chỉ định với bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em. Mục đích của dùng thuốc Tây là giúp khắc phục các triệu chứng. Đồng thời kiểm soát diễn tiến của bệnh tốt hơn. Từ đó tạo điều kiện, giúp tổn thương có thời gian để được chữa lành.

Một số nhóm thuốc được dùng kê toa có thể bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giảm đau
  • Corticosteroid
  • Kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Thuốc chống thấp khớp
điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Dùng thuốc có thể giúp khắc phục triệu chứng, khiến trẻ dễ chịu hơn

Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như hiện trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ chọn thuốc và điều chỉnh liều dùng phù hợp. Người lớn cần theo dõi sát sao quá trình điều trị bằng thuốc ở trẻ. Tuyệt đối không để trẻ dùng quá liều. Nếu có các bất thường phát sinh cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để có sự điều chỉnh và xử lý kịp thời.

3. Áp dụng các mẹo hỗ trợ

Bên cạnh việc dùng thuốc có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng tràn dịch khớp gối ở trẻ em bằng một số giải pháp tại nhà. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Massage:

Việc xoa bóp, massage trực tiếp lên vùng khớp gối bị tổn thương sẽ rất hữu ích. Tác động với lực vừa phải có tác dụng làm giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu. Từ đó khiến trẻ cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng lực tay quá mạnh khi massage. Bởi có thể gây tổn thương cho mô mềm hoặc vùng da ngoài đầu gối.

Tác dụng nhiệt:

Ngoài massage thì bạn cũng có thể áp dụng các tác dụng nhiệt để làm giảm các triệu chứng sưng viêm. Trường hợp đầu gối của trẻ bị sưng nhiều thì nên áp dụng chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh giúp hạn chế cấp máu và làm tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác. Từ đó sẽ làm giảm đau và giảm sưng tốt hơn.

Trong một số trường hợp, bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra tình trạng tụ máu tại đầu gối. Lúc này thay vì chườm lạnh thì bạn nên áp dụng cách chườm nóng cho trẻ. Nhiệt độ nóng giúp phá tan huyết ứ, đồng thời hạn chế tình trạng cứng khớp. Từ đó có thể giúp nâng cao chức năng vận động cho khớp.

Ngoài ra, bạn cần nhắc nhở trẻ tránh vận động nhiều, nên nghỉ ngơi khi khớp còn sưng đau. Việc trẻ chạy nhảy hay vận động mạnh có thể khiến triệu chứng trở nên nặng nề. Hơn nữa còn làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh.

4. Can thiệp ngoại khoa

Trong một số trường hợp, các giải pháp điều trị bảo tồn có thể không đáp ứng tốt với bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em. Lúc này, chức năng vận động của khớp bị đe dọa, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể sẽ cân nhắc giải pháp can thiệp ngoại khoa.

Rút dịch khớp hoặc nội soi khớp là 2 giải pháp can thiệp ngoại khoa thường được dùng phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em. Thực hiện phẫu thuật cho trẻ có thể sẽ gặp phải các vấn đề rủi ro. Vì vậy giải pháp này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thật sự cần thiết.

Biện pháp ngăn ngừa tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Để bảo vệ tốt cho sức khỏe của trẻ thì các biện pháp phòng bệnh luôn được khuyến cáo. Riêng đối với bệnh tràn dịch khớp gối, một số giải pháp dưới đây sẽ giúp ích:

  • Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cho trẻ. Nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Điều này giúp nâng cao đề kháng, chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe xương khớp. Tránh tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị muối đường, thức ăn sẵn…
  • Nên hướng dẫn trẻ vận động phù hợp với độ tuổi. Đồng thời rèn luyện và chơi những môn thể thao phù hợp với thể trạng cũng là rất hữu ích. Tránh để trẻ vận động quá mạnh hay rèn luyện thể dục thể thao với cường độ cao.
  • Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học. Hướng dẫn trẻ học tập, vận động và nghỉ ngơi đúng tư thế.
  • Cần kiểm soát cân nặng cho sẻ ở mức phù hợp. Trường hợp trẻ bị thừa cân, béo phì nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ. Thực hiện lời khuyên về chế độ ăn uống và tập luyện là cách tốt nhất để giúp trẻ giảm cân an toàn.
  • Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ cũng được cho là rất cần thiết. Điều này giúp sớm phát hiện nếu trẻ gặp phải các vấn đề bất thường.

Mong rằng những thông tin về bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em trên đây sẽ giúp bạn chủ động hơn với việc phát hiện và điều trị bệnh cho bé. Nếu bé có biểu hiện của bệnh thì nên thăm khám ngay. Đồng thời chú ý nghiêm túc điều trị và chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *