Tràn dịch khớp là gì? Nguyên nhân và thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Tràn dịch khớp là sự tích tụ bất thường các chất lỏng bên trong hoặc xung quanh các khớp, thường liên quan đến nhiễm trùng, chấn thương và bệnh viêm khớp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp xương nào trên cơ thể, nhưng thường ảnh hưởng đến khớp đầu gối.
Tràn dịch khớp là gì?
Tràn dịch khớp, phổ biến là tràn dịch khớp gối, là tình trạng tích tụ các chất lỏng bất thường bên trong hoặc xung quanh khớp. Tình trạng này thường được gây ra bởi nhiễm trùng, chấn thương hoặc viêm khớp. Ngoài gây sưng, tràn dịch khớp có thể dẫn đến đau đớn và cứng khớp.
Đầu gối thường là khớp thường bị ảnh hưởng nhất bởi tràn dịch khớp, mặc dù tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khớp mắt cá chân, khuỷu tay, vai và hông.
Các triệu chứng và dấu hiệu tràn dịch khớp
Mặc dù các triệu chứng tràn dịch khớp đều giống nhau do dù nguyên nhân cơ bản là gì, tuy nhiên các đặc điểm và mức độ của các triệu chứng có thể không giống nhau.
Cụ thể, các triệu chứng tràn dịch khớp cơ bản bao gồm:
- Sưng: Tình trạng sưng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và gây viêm nặng ở khớp bị ảnh hưởng.
- Đau đớn: Cơn đau có thể nhẹ, từ âm ỉ đến đau nhói hoặc đau đến không thể cử động khớp.
- Cứng khớp: Tình trạng này có thể dẫn đến hạn chế phạm vi chuyển động của khớp hoặc khiến khớp bất động hoàn toàn.
- Đỏ và nóng rát: Tình trạng này thường liên quan đến tình trạng viêm cục bộ ở khớp.
Các triệu chứng tràn dịch khớp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản:
- Tràn dịch khớp do chấn thương có thể kèm theo tình trạng bầm tím và chảy máu bên trong khoang khớp.
- Nhiễm trùng khớp thường biểu hiện với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, khó chịu và suy nhược cơ thể.
- Tràn dịch khớp liên quan đến viêm khớp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất cơ tiến triển, thường được gọi là ức chế cơ khớp.
Trong một số trường hợp tình trạng tràn dịch khớp có thể dẫn đến một nốt chứa đầu các chất lỏng, được gọi là nang Baker hoặc u nang hoạt dịch bên trong khoang khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do lượng dịch khớp lớn mà cơ thể không thể tái hấp thụ. U nang baker nhỏ có thể không gây ra các triệu chứng nhận biết, tuy nhiên các nốt u nang lớn có thể nhận biết khi sờ và gây đau khi cử động.
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp
Tràn dịch khớp được phân thành hai loại chính là do nhiễm trùng và vô trùng (không nhiễm trùng). Các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc truyền nhiễm được gọi chung là viêm khớp nhiễm trùng. Nguyên nhân vô trùng thường là do chấn thương hoặc viêm khớp gây ra.
1. Viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm trùng, hay còn gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp truyền nhiễm, thường là do vi khuẩn gây ra. Khi bị nhiễm trùng, các triệu chứng khởi phát thường nhanh chóng và dữ dội. Trong các trường hợp nhiễm trùng khớp, tràn dịch khớp thường cực kỳ đau đớn, đặc biệt là khi cử động hoặc di chuyển.
Nhiễm trùng khớp có thể là do nhiễm trùng toàn thân, di chuyển theo đường máu và gây ảnh hưởng đến khớp. Ngoài ra, vi khuẩn có thể được được vào khớp do các vết thương hở, trầy xước hoặc các thủ thuật y tế. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm trùng bao gồm:
- Người cao tuổi
- Bệnh tiểu đường
- Nhiễm HIV
- Sử dụng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch
- Thay khớp
- Phẫu thuật khớp gần đây
- Viêm khớp
Các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng có thể bao gồm nhiễm nấm, virus, vi khuẩn và ký sinh trùng thường liên quan đến hệ thống miễn dịch bị tổn thương, chẳng hạn như ở người nhiễm HIV giai đoạn nặng, những người ghép tạng hoặc những người đang hóa trị ung thư.
2. Tổn thương khớp
Các chấn thương ở khớp, phổ biến là chấn thương thể thao là một trong những nguyên nhân có thể gây tràn dịch khớp, đặc biệt là ở khớp gối. Bên cạnh đó, tai nạn xe hơi, té ngã nghiêm trọng hoặc tác lực tác động khác cũng có thể gây tràn dịch khớp.
Chấn thương có thể liên quan đến xương, các mô liên kết (chẳng hạn như gân, dây chằng) hoặc sụn khớp (sụn chêm). Các triệu chứng phổ biến của chấn thương bao gồm gây đau, sưng, cứng, khó mở rộng hoặc xoay khớp.
Ngoài ra, chấn thương tác động lực, tràn dịch khớp có thể liên quan đến các chấn thương căng thẳng lặp lại nhiều lần ở khớp. Điều này thường xảy ra sau khi người bệnh thực hiện một chuyển động nhiều lần, thường liên quan đến tính chất nghề nghiệp hoặc các hoạt động thể thao. Tràn dịch khớp thường có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp lớn hơn, chẳng hạn như đầu gối, vai, khuỷu tay hoặc mắt cá chân.
Ngoài ra, việc chấn thương do căng thẳng lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch (là tình trạng viêm túi chứa đầy các chất lỏng đệm khớp) và viêm bao gân (viêm bao gân nơi các cơ bám vào xương).
3. Viêm khớp
Tràn dịch khớp là một đặc điểm chung của bệnh viêm khớp liên quan đến tình trạng viêm mãn tính hoặc viêm khớp cấp tính. Viêm thường được biểu hiện thông qua sự phù nề và sự giãn nở các mạch máu dưới sự ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch.
Viêm khớp có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài và dẫn đến tích tụ nhiều chất lỏng mà có thể khó có thể hấp thụ. Có hơn 200 loại viêm khớp khác nhau, tuy nhiên về cơ bản viêm khớp được chia thành hai loại:
- Viêm xương khớp, còn được gọi là thoái hóa khớp hay viêm khớp hao mòn, xảy ra khi cơ thể lão hóa tự nhiên.
- Viêm khớp tự miễn: Tình trạng này thường bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout, viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên hoặc viêm khớp vẩy nến. Các loại viêm khớp này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp vào các mô khớp.
- Đối với tình trạng viêm xương khớp, tràn dịch khớp thường dẫn đến các tổn thương lan rộng. Với bệnh viêm khớp tự miễn, tràn dịch khớp có thể kết hợp với tình trạng viêm mãn tính, dẫn đến các đợt bùng phát cấp tính.
Chẩn đoán tràn dịch khớp như thế nào?
Việc chẩn đoán tràn dịch khớp cơ thể bao gồm khám sức khỏe, xét nghiệm hình ảnh và đánh giá chất lượng dịch khớp trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể xem xét các tiền sử bệnh lý, sức khỏe hiện tại và các triệu chứng liên quan đến hỗ trợ chẩn đoán.
1. Kiểm tra thể chất
Khám sức khỏe, trong đó bác sĩ có thể sờ nắn và thao tác đến các khớp bị ảnh hưởng để xác định các nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, như sau:
- Đối với bệnh viêm khớp, mô bôi trơn giữ các khớp, được gọi là hoạt dịch, sẽ trở nên nhờn hơn nếu người bệnh bị tràn dịch khớp và điều này có thể cảm nhận bằng tay. Ngoài ra, ngoại trừ bệnh gout, tình trạng tràn dịch khớp thường gây sưng một cách từ từ theo thời gian.
- Nhiễm trùng khớp có xu hướng phát triển nhanh chóng, gây đau nhức, tấy đỏ ở khớp bị tổn thương.
- Sưng cấp tính kèm theo không có khả năng chịu trong lượng có thể là dấu hiệu rách dây chằng, gãy đầu gối hoặc các tổn thương gây tràn dịch khớp khác.
2. Chẩn đoán hình ảnh
Sau quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh để xác định các nguyên nhân chính xác gây tràn dịch. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:
- Siêu âm khớp, sử dụng các sóng âm thành để tạo ra hình ảnh bên trong xương và các mô liên kết. Siêu âm có thể được sử dụng để xác nhận bệnh viện khớp, viêm gân hoặc các rối loạn liên quan đến dây chằng. Siêu âm là xét nghiệm không xâm lấn và thuận lợi cho mọi khớp, tuy nhiên siêu âm thường ít có hiệu quả khi hình dung các mô mềm.
- Chụp X – quang và chụp cắt lớp vi tính, là xét nghiệm hình ảnh khiến người bệnh tiếp xúc với bức xạ ion hóa, phù hợp để chẩn đoán và xác định các đặc điểm của xương bị gãy hoặc bệnh viêm khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để hình dụng cấu trúc bên trong các mô mềm, sụn, khớp mà các xét nghiệm khác không thể. Tuy nhiên chụp MRI thường tốn kém chi phí và đôi khi các thể cần sử dụng các chất cản quang tiêm tĩnh mạch để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Phân tích chất dịch khớp
Trong quá trình chẩn đoán tình trạng tràn dịch khớp, bác sĩ có thể hút chất lỏng từ khoang khớp, được gọi là chất lỏng hoạt dịch, để hỗ trợ giảm áp lực và giảm đau. Thủ tục này cũng có thể được sử dụng để lấy một mẫu chất lỏng để kiểm tra và đánh giá trong phòng thí nghiệm.
Dịch khớp thường trong và có một độ nhớt nhất định tương tự như lòng trắng trứng. Bất cứ sự thay đổi nào về hình dạng, kết cấu, thành phần đều có thể là dấu hiệu của các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tràn dịch khớp.
Một số thay đổi về dịch khớp và nguyên nhân liên quan như sau:
- Dịch đục có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp, xảy ra do sự gia tăng viêm của các tế bào bạch cầu (thường là trên 10.000 / mm3).
- Dịch khớp màu vàng thường là dấu hiệu bệnh gout. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi cũng có thể phát hiện các tinh thể axit uric hình kiêm bên trong dịch khớp.
- Dịch màu vàng xanh thường là dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là khi số lượng bạch cầu trên 20.000 trên mỗi milimet khối. Dấu vết của mủ cũng có thể được tìm thấy trong dịch khớp.
- Dịch khớp có chứa máu hoặc có màu hồng có thể là dấu hiệu chấn thương khớp.
- Dịch trong thường là tình trạng viêm khớp hoặc tràn dịch khớp không liên quan đến bất cứ tình trạng viêm nào.
Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiến hành nuôi cấy dịch khớp để phát triển và phân lập vi khuẩn hoặc nấm. Điều này có thể hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị tình trạng tràn dịch khớp.
Điều trị tràn dịch khớp như thế nào?
Dù liên quan đến bất cứ nguyên nhân cơ bản nào, cách điều trị cơ bản của tình trạng tràn dịch khớp bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, hạn chế cử động và sử dụng thuốc chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:
1. Chăm sóc tại nhà
Có rất nhiều biện pháp xử lý và chăm sóc tình trạng tràn dịch khớp tại nhà. Mục đích thường bao gồm hạn chế các tổn thương và cải thiện các cơn đau khớp. Cụ thể các biện pháp điều trị có thể bao gồm:
- Nghỉ ngơi khi đầu gối đang đau, sưng và tránh các hoạt động có thể gây lực tác động mạch. Nếu tràn dịch khớp là tình trạng mãn tính, người bệnh nên cân nhắc tránh các môn thể thao vất vả hoặc thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần tại các khớp.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc chống viêm khi cần thiết.
- Chườm đá vào khớp đau trong 15 – 20 phút mỗi sau 2 – 4 lần và tốt nhất người bệnh nên nâng cao khớp bị tổn thương cao hơn tim.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh để cân bằng cơ thể, tránh căng thẳng không cần thiết tại các khớp.
- Tập thể dục thường xuyên để xây dựng và hỗ trợ các cơ xung quanh các khớp. Thử các bài tập tác động thấp không gây căng thẳng, chẳng hạn như bơi lội.
2. Điều trị y tế
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp chọc hút dịch khớp để tránh tình trạng sưng tấy. Sau đó bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào khớp để giảm tình trạng viêm và đau, đặc biệt là khi có các chấn thương nặng hoặc tổn thương khớp.
Nhiễm trùng khớp thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống phổ rộng trong 14 ngày như ciprofloxacin. Các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như liên quan đến các bệnh hệ thống hoặc hoặc kháng methicillin Staphylococcus aureus (MRSA), bác sĩ có thể đề nghị các loại kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong 4 tuần liên tục.
Bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các dạng viêm khớp tự miễn dịch khác có thể được điều trị bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như methotrexate và Humira (adalimumab), nhằm mục đích làm dịu phản ứng miễn dịch bất thường.
Trong các chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc cần điều trị các khớp bất động do viêm khớp, bác sĩ có thể để nghị phẫu thuật tạo hình khớp. Trong các trường hợp nặng, người bệnh có thể cần thay khớp.
Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp
Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguy cơ gây tràn dịch khớp, nhưng người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp giảm nguy cơ như:
- Giảm cân, nếu thừa cân béo phì, điều này có thể giảm căng thẳng cho hông và các chi dưới.
- Lập kế hoạch tập thể dục ít tác động nên đang bị đau đầu gối, hông hoặc mắt cá chân. Bên cạnh đó, tranh cử tạ hoặc ngồi xổm sâu.
- Tập luyện tăng sức đề kháng ở cơ bắp và xung quanh khớp. Điều này có thể bao gồm các động tác kéo dài khớp hoặc thực hiện các bài tập căn bản cho vai và cổ tay.
- Thực hiện các động tác duỗi đầu gối nhẹ nhàng trước khi tập thể dục hoặc trong suốt cả ngày nếu cần ngồi làm việc trong thời gian dài.
- Sử dụng giá đỡ đầu gối đàn hồi và nẹp khuỷu tay khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc hoặc lao động chân tay.
- Không vượt qua giới hạn thể chất của bản thân, đặc biệt là khi lão hóa.
- Tránh căng thẳng khi thực hiện một việc gì đó, chẳng hạn như lấy đồ vật trên cao.
Thời gian điều trị tình trạng tràn dịch khớp phụ thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Tràn dịch khớp do chấn thương nhẹ hoặc nhiễm trùng có thể được điều trị trong vài tuần. Các chấn thương nghiêm trọng hoặc tổn thương khớp đầu gối có thể cần điều trị lâu dài, bao gồm phẫu thuật hoặc thay khớp đầu gối. Phẫu thuật có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để khỏi hoàn toàn.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm đánh giá, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cao. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!