Tràn dịch khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người có chấn thương hay mắc bệnh lý ở đầu gối. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tình trạng sưng phù, đau nhức kéo dài gây khó khăn cho việc đi lại của nguồi bệnh. Để điều trị tràn dịch khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định thuốc, chọc hút dịch hay tiến hành phẫu thuật để sửa chữa tổn thương trong khớp.

Bệnh tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý xảy ra khi lượng dịch trong khớp gối có biểu hiện tăng cao bất thường và tràn ra khỏi ổ khớp. Bình thường, chất này được tiết ra nhằm mục đích bôi trơn ổ khớp, giảm thiểu lực ma sát giữa các đầu xương khi cử động, giúp khớp gối vận động trơn tru, đồng thời nuôi dưỡng và ngăn ngừa tổn thương cho lớp sụn.

Tràn dịch khớp gối là gì
Tràn dịch khớp gối là hiện tượng đầu gối bị sưng phù, đau nhức do lượng dịch trong khớp tiết ra quá nhiều

Mặc dù vậy, lượng khớp gối quá nhiều lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường ở xảy ra ở khớp. Nó có thể khiến đầu gối bị sưng phù, đau nhức và ảnh hưởng đến việc đi lại. Đây là bệnh lý cần được điều trị sớm để bảo tồn khả năng vận động cho người bệnh và tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Khớp gối bị chấn thương: Các chấn thương ở đầu gối như nứt sụn, rách dây chằng, trật khớp, gãy xương bánh chè… xảy ra khi bị tai nạn, té ngã có thể khiến dịch khớp gối được sản xuất nhiều hơn và tràn ra khỏi ổ khớp.
  • Do khớp bị nhiễm khuẩn: Khớp gối bị nhiễm khuẩn lao hay các loại virus, nấm cũng có thể gây tràn dịch khớp gối.
  • Di truyền: Một cá nhân có nguy cơ tràn dịch khớp gối cao hơn nếu trong gia đình họ từng có người thân mắc bệnh.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa làm gia tăng áp lực lên khớp gối. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây tràn dịch khớp mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề xương khớp khác.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý: Một số vấn đề y tế xảy ra ở khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp hay bệnh gút… có thể tạo điều kiện thuận lợi cho khớp gối bị tràn dịch.

Dấu hiệu tràn dịch khớp gối

Các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối chủ yếu biểu hiện ra bên ngoài khớp bị tổn thương. Người bệnh có thể bắt gặp một trong các triệu chứng dưới đây:

  • Khớp gối sưng phù:

Tình trạng này xảy ra do có hiện tương tăng tiết dịch trong khớp gối. Lượng dịch trong ổ khớp quá nhiều khiến cho đầu gối có biểu hiện sưng to, phù nề. Nếu chú ý quan sát và so sánh hai bên đầu gối thì người bệnh có thể dễ dàng nhận ra được biểu hiện bất thường này.

dấu hiệu tràn dịch khớp gối
Khi bị tràn dịch khớp gối, đầu gối bị ảnh hưởng có biểu hiện sưng to hơn so với bên còn lại
  • Đau nhức khớp gối:

Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tràn dịch khớp gối. Đi kèm với hiện tượng sưng phù khớp, khu vực đầu gối bị tổn thương còn xuất hiện các cơn đau nhức dai dẳng. Các hoạt động tại khớp gối có thể khiến cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Hạn chế phạm vi chuyển động của khớp gối:

Khớp gối bị đau và sưng to sẽ gây cản trở rất lớn đến khả năng hoạt động của bên đầu gối bị bệnh. Lúc này, các hoạt động đi lại, co duỗi khớp gối trở nên khó khăn. Phạm vi chuyển động của khớp gối cũng bị hạn chế rất nhiều

Các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên tới các chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán xác định chính xác bệnh và điều trị sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của tràn dịch khớp gối

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra một số tác hại có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của như đời sống của người bệnh. Những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng ở đầu gối sẽ khiến cho việc vận động, đi lại của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.

Cơn đau từ khớp gối bị tràn dịch có thể lan rộng lên đùi, háng hoặc xuống dưới bàn chân khiến cho người bệnh không thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Đặc biệt, vào buổi sáng, cảm giác đau đầu gối có thể tăng lên kèm theo hiện tượng tê cứng cơ khiến khớp gối không thể cử động được ngay, phải nghỉ ngơi, xoa bóp một lúc tình trạng này mới thuyên giảm.

Bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Sự giới hạn trong phạm vi vận động của khớp gối sẽ khiến cho người bệnh không thể thực hiện tốt được các công việc hàng ngày. Điều này có thể gây ức chế tâm lý, khiến cho người bệnh bực bội, dễ nổi nóng.

Trường hợp bị tràn dịch khớp gối nặng thậm chí còn có thể gây biến chứng biến bại liệt. Lúc này, khớp gối bị bệnh có biểu hiện viêm nhiễm, lớp sụn khớp cũng như xương dưới sụn bị hủy hoại khiến cho đầu gối bị biến dạng. Nghiêm trọng hơn còn khiến người bệnh bị bại liệt, không còn khả năng đi lại.

Cách chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối

Một số phương pháp cận lâm sàng có thể giúp phát hiện sớm bệnh tràn dịch khớp gối, mức độ bệnh cùng nguyên nhân gây tràn dịch. Bên cạnh việc ghi nhận các triệu chứng có liên quan cùng tiền sử mắc bệnh, bác sĩ có thể áp dụng những kỹ thuật sau để chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh trên phim chụp X-quang cho phép bác sĩ có thể xác định được các tổn thương có thể là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối như: Gãy xương, u xương, khớp gối bị trật, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối…
chẩn đoán tràn dịch khớp gối
Hình ảnh trên phim chụp X-quang có thể cho thấy mức độ tràn dịch cùng những tổn thương trong khớp gối
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI không chỉ giúp đánh giá được mức độ tràn dịch tại khớp mà còn giúp phát hiện ra các bất thường trong dây chằng hay lớp sụn chêm ở khớp gối.
  • Xét nghiệm công thức máu: Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện ra các bất thường trong khớp, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh gút hay bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây cũng chính là những nguyên nhân phổ biến gây tràn dịch khớp gối.
  • Kiểm tra dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút lấy mẫu dịch trong khớp gối đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của máu, vi khuẩn hay các tinh thể muối urat gây nên bệnh gút.

Cách điều trị tràn dịch khớp gối

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy theo mức độ tràn dịch khớp gối, tổn thương trong khớp cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau để điều trị cho người bệnh:

1. Chữa tràn dịch khớp gối bằng thuốc tây

Bị tràn dịch khớp gối uống thuốc gì? Đây là thắc mắc được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp bị tràn dịch khớp gối nhẹ. Được sử dụng phổ biến nhất là các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hay Ibuprofen có thể giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu ở khớp gối bị tổn thương. Mặc dù vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng khi cơn đau quá nghiêm trọng. Tránh lạm dụng quá mức bởi các loại thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày và nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
  • Thuốc Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp hỗ trợ giảm hiện tượng đau nhức, sưng viêm ở khớp gối. Thuốc được bào chế dưới dạng uống hay thuốc tiêm trực tiếp vào trong ổ khớp.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được chỉ định cho các đối tượng bị tràn dịch khớp gối có biểu hiện nhiễm khuẩn tại khớp.

2. Chọc hút dịch

Một số trường hợp bị tràn dịch khớp gối có thể được bác sĩ chỉ định chọc hút dịch. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, nó không được thực hiện trên bệnh nhân mắc chứng ưa chảy máu, người có tổn thương bên ngoài vùng da bao bọc quanh khớp gối hoặc tổn thương ngay tại vị trí chọc hút dịch, các đối tượng đang sử dụng thuốc chống đông máu.

cách điều trị tràn dịch khớp gối
Chọc hút dịch là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp gối

Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để chọc vào ổ khớp và hút bớt lượng dịch dư thừa ra ngoài. Sau khi hút dịch, bệnh nhân có thể bị đau trong 1 – 2 ngày. Người bệnh cũng có thể phải đối diện với một số rủi ro như:

  • Nhiễm trùng khớp được điều trị
  • Tổn thương mạch máu, hệ thống gân cơ và dây thần kinh tại khớp do bị kim chọc trún
  • Dị ứng với thuốc gây mê được sử dụng trước khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối
  •  Đau khớp kéo dài
  • Sốt
  • Vết chọc dịch có dấu hiệu chảy máu hoặc rò rỉ dịch mủ

Trong quá trình chọc hút dịch, một số bệnh nhân có thể được bác sĩ tiêm corticoid trực tiếp vào trong khớp gối để cải thiện tình trạng viêm đau do bệnh gây ra.

Để giảm thiểu nguy cơ gặp các tác dụng phụ ngoài ý muốn, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín điều trị. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề thực hiện và các dụng cụ y tế cần được tiệt trùng trước khi sử dụng để không gây nhiễm khuẩn cho khớp.

3. Phẫu thuật chữa tràn dịch khớp gối

Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có liên quan đến chấn thương hay các bệnh lý nghiêm trọng ở khớp gối. Các phương pháp phẫu thuật được lựa chọn bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi:

Phẫu thuật nội soi là phương pháp có mức độ an toàn cao, ít gây chảy máu và giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết dịch dư thừa, đồng thời sửa chữa những tổn thương ở lớp sụn, dây chằng hay các bộ phận khác trong khớp gối.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân không phải nằm viện quá lâu. Thời gian bình phục cũng nhanh hơn so với phương pháp mổ hở thông thường.

  • Thay khớp gối nhân tạo

Trường hợp bị tràn dịch khớp gối nặng gây hủy hoại khớp nghiêm trọng, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo có thể được lựa chọn. Phương pháp này tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như chảy máu nhiều sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, trật khớp, tắc mạch chân hoặc viêm mủ khớp gối.

Sau điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều và tập vật lý trị liệu một thời gian để có thể phục hồi chức năng vận động bình thường của đầu gối.

4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà

Các phương pháp tự nhiên mặc dù không giúp điều trị khỏi bệnh tràn dịch khớp gối nhưng cũng góp phần tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan. Dưới đây là một số mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà đang được dân gian áp dụng:

  • Hạn chế vận động khớp gối: Khi khớp gối đang bị tràn dịch, người bệnh nên hạn chế đi lại hoặc thực hiện các cử động tại khớp. Điều này có thể giúp giảm thiểu được áp lực lên khớp gối, chống sưng đau khớp và tạo điều kiện cho tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.
  • Chườm lạnh: Sử dụng một bọc đá lạnh chườm trực tiếp lên đầu gối 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút. Đây là giải pháp đơn giản giúp người bệnh tạm thời xoa dịu cơn đau, cải thiện tình trạng sưng viêm tại khớp và giảm hiện tượng chảy máu.
cách trị tràn dịch khớp gối tại nhà
Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng đau khi bị tràn dịch khớp gối
  • Kê cao chân khi ngủ: Sử dụng một cái gối kê cao chân hơn tim trong lúc ngủ có tác dụng chống ứ trệ máu tại đầu gối, giảm sưng, đồng thời giúp người bệnh bớt cảm giác đau nhức, khó chịu và ngủ ngon giấc hơn.
  • Áp dụng bài thuốc từ rễ đinh lăng: Thảo dược này có tác dụng giảm đau nhức và các triệu chứng khó chịu do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra. Mỗi ngày, người bệnh hãy lấy 50 gram rễ đinh lăng đem sắc kỹ với 1 lít nước uống 2 – 3 lần trong ngày khi còn ấm. Duy trì dùng bài thuốc này một thời gian để thấy được hiệu quả.
  • Thuốc đắp từ lá ngải cứu: Với tác dụng giảm đau, chống viêm, kích thích lưu thông máu tự nhiên, lá ngải cứu được dân gian tin dùng làm thuốc chữa tràn dịch khớp gối. Bệnh nhân có thể dùng loại lá này đem giã nát và sao nóng cùng với một ít giấm ăn, đem đắp bên ngoài khớp bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để thấy dễ chịu hơn.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị tràn dịch khớp gối

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị tràn dịch khớp gối cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cho phù hợp để sớm đẩy lùi bệnh. Liên quan đến vấn đề này, bệnh nhân cần chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong thực đơn và ăn uống đầy đủ để tổn thương trong khớp gối nhanh được táo tạo
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, các loại hạt, dầu gan cá tuyết… Nhóm thực phẩm này có đặc tính kháng viêm tự nhiên nên giúp giảm sưng đau khớp gối.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều glucosamine và chondroitin. Đây là những chất cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp, giúp xương khớp chắc khỏe và vận động trơn tru hơn.
  • Kiêng ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, gia vị cay, thức ăn nhanh, các thực phẩm chứa nhiều omega 6 hoặc axit oxalic. Tránh lạm dụng bia rượu, cà phê
  • Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì
  • Không đi lại nhiều, vận động mạnh trong thời gian đang bị tràn dịch khớp gối
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng co cứng khớp, teo cơ, góp phần đẩy nhanh tiến trình phục hồi bệnh.

Thông tin hữu ích cho bạn

5/5 - (1 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *