5+ thuốc trị mụn cóc tốt nhất hiện nay và lưu ý
Nội dung bài viết
Các loại thuốc trị mụn cóc thường nhằm mục đích bạt sừng, hỗ trợ bong vảy da, loại bỏ u nhú và hạn chế sự lây lan của virus gây mụn cóc. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của mụn cóc, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Thông tin cần biết mụn cóc?
Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm là tình trạng tăng trưởng da nhỏ, sần sùi, mềm, có màu trắng, đỏ, hồng, nâu nhạt hoặc cùng màu với màu da. Mụn cóc có thể xuất hiện dưới dạng độc lập hoặc liên kết nhiều mụn cóc tạo thành một đám tổn thương da.
Thông thường, mụn cóc không gây đau đớn, khó chịu hoặc bất cứu dấu hiệu nào khác. Tuy nhiên mụn cóc ở chân có thể gây đau khi đi, đứng hoặc gây áp lực lên nốt mụn cóc. Đôi khi người bệnh có thể hình thành các chấm nhỏ li ti xung quanh nốt mụn cóc. Điều này là do các mao mạch nhỏ dưới da bị vỡ, dẫn đến huyết khối dưới da.
Nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV) là nguyên nhân dẫn đến mụn cóc. Các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc
- Đi chân đất ở nơi công cộng như hồ bơi, phòng tập thể dục hoặc phòng thay đồ
- Quan hệ tình dục với người bị mụn cóc
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn lau, khăn tắm, quần áo, dao cạo.
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV hoặc người ghép tạng
- Có các rối loạn khác về da như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến
Hầu hết các loại mụn cóc có thể tự khỏi trong vòng vài tháng hoặc vài năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên mụn cóc có tính lây lan nhanh, do đó người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa và hạn chế lây nhiễm phù hợp.
5+ thuốc trị mụn cóc tốt nhất hiện nay
Virus gây mụn cóc (HPV) không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều phương pháp và thuốc trị mụn cóc có thể giúp bạc sừng, đốt cháy mụn cóc, loại bỏ các tổn thương da chết và ngăn ngừa sự lây lan của HPV. Cụ thể, người bị mụn cóc thể tham khảo một số loại thuốc phổ biến như:
1. Thuốc có chứa Acid salicylic
Acid salicylic là một lipophilic axit mono hydroxybenzoic là một hoạt chất được sử dụng để bạt sừng, loại bỏ lớp ngoài của da, sát khuẩn nhẹ và hỗ trợ làm mềm da.
Acid salicylic được sử dụng tại chỗ để điều trị nhiều rối loạn da như:
- Mụn cóc thông thường ở tay, chân và các bộ phận cơ thể khác (trừ bộ phận sinh dục và các vùng da nhạy cảm)
- Viêm da tiết bã
- Vẩy nến
- Mụn trứng cá
Acid salicylic được chỉ định với nồng độ thấp hoặc nồng độ cao dưới dạng miếng dán, gel, kem, thuốc mỡ hoặc dạng đậm đặc đóng chai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn cóc, bác sĩ có thể chỉ định nồng độ phù hợp.
Cách sử dụng và liều dùng Acid salicylic điều trị mụn cóc:
- Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi một lượng vừa đủ lên vùng mụn cóc, xoa nhẹ trong 1 – 3 phút, áp dụng 1 – 3 lần mỗi ngày.
- Dạng thuốc dán: Vệ sinh khu vực mụn cóc và ngâm nốt mụn với nước ấm khoảng 5 phút, sau đó lau khô. Dán thuốc dán Acid salicylic che kín nốt mụn cóc, để yên trong 48 giờ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý: Không sử dụng các sản phẩm chứa Acid salicylic trên 10% đối trực tiếp lên da, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, các nốt mụn cóc bị viêm, nhiễm khuẩn, kích ứng, mụn cóc ở mặt, mũi, mí mắt, bộ phận sinh dục không được sử dụng Acid salicylic để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Thường gặp: Châm chích nhẹ, có cảm giác bị thiêu đốt, nóng rát nhẹ
- Ít gặp: Kích ứng da từ nhẹ đến trung bình, lở loét hoặc ăn mòn da (thường phổ biến trong trường hợp quá liều hoặc sử dụng Acid salicylic có nồng độ cao)
2. Thuốc trị mụn cóc Inozium
Imiquimod là một loại thuốc sử dụng theo toa với hai thành phần chính là Betamethasone Dipropionate và salicylic acid.
Hiện tại Imiquimod được sản xuất dưới dạng kem bôi sử dụng ngoài da. Thuốc hoạt động như một chất điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch để điều trị mụn cóc sinh dục, bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng mãn tính hoặc các dạng viêm da thần kinh.
Cách dùng và liều lượng sử dụng phù hợp:
- Vệ sinh vùng da mụn cóc sạch sẽ, để da khô tự nhiên
- Thoa một lớp thuốc mỡ lên nốt mụn cóc và khu vực xung quanh
- Thoa thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Phản ứng viêm da cục bộ như nổi mụn nước, có cảm giác nóng rát
- Da có dấu hiệu đỏ, khô, ngứa, bong tróc da, bong vảy hoặc tiết dịch
- Lở loét, sưng tấy
- Dẫn đến các dấu hiệu toàn thân như sốt, đau đầu, mệt mỏi
Lưu ý: Người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu và người ghép tạng không nên sử dụng Imiquimod để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Thuốc Cantharidin điều trị mụn cóc
Cantharidin là một chất béo không màu, không mùi thuộc nhóm terpenoid, thường được tiết ra bởi bọ cánh cứng. Theo các nghiên cứu khoa học, Cantharidin là một đốt, có chứa độ tính nhẹ thường được sử dụng để điều trị mụn cóc và ngăn ngừa mụn cóc tăng trưởng.
Các hoạt chất có trong Cantharidin có thể gây phồng rộp vùng da xung quanh mụn cóc và mụn cóc sẽ rụng sau khi các vết phồng rộp lành. Về cơ bản, thuốc chỉ hoạt động trên bề mặt da, không ảnh hưởng đến lớp biểu bì, do đó không để lại sẹo.
Cantharidin có chất độc nhẹ và có thể gây kích ứng da. Do đó, thuốc chỉ được sử dụng tại chỗ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Cách sử dụng thuốc trị mụn cóc Cantharidin như sau:
- Sử dụng đá bọt hoặc đá nhám để làm bong lớp vảy bên trên của mụn cóc.
- Thoa thuốc vào chính xác nốt mụn cóc, hạn chế gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
- Dùng gạc y tế hoặc băng cá nhân để che nốt mụn cóc trong 4 – 6 giờ, sau đó rửa lại với nước ấm và xà phòng.
- Trong một vài ngày sau khi thoa thuốc, da xung quanh mụn cóc sẽ khô lại, tổn thương và bong ra kèm theo mụn cóc.
Thông thường, điều trị mụn cóc với Cantharidin cần khoảng 4 – 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, các loại mụn cóc do virus kháng thuốc có thể cần nhiều thời gian hơn để điều trị.
Tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm gây khó chịu và đau đớn nhẹ. Đối với mụn cóc dưới lòng bàn chân, sử dụng Cantharidin có thể gây viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng nếu không có biện pháp giữ vệ sinh phù hợp.
Bên cạnh đó, không sử dụng Cantharidin cho các trường hợp sau:
- Nốt ruồi, vết bớt, tổn thương da không được chẩn đoán
- Mụn cóc ở niêm mạc miệng, mí mặt, mũi, xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn
Thận trọng: Cantharidin nên được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc các vấn đề về tuần hoàn khá. Đôi khi thuốc có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hoặc dẫn đến các biến chứng không mong muốn.
4. Thuốc điều trị mụn cóc Gel Dvelinil
Gel Dvelinil là một thương hiệu thuốc trị mụn cóc xuất xứ từ Nga. Thuốc được sản xuất dưới dạng gel trong suốt với 3 thành phần chính là nước cất, Natri Hydroxit và Kali hydroxit. Tác dụng chính của Gel Dvelinil là điều trị mụn cóc, sẹo lồi, mụn thịt và các nốt ruồi có kích thước lớn.
Gel Dvelinil hoạt động bằng cách loại bỏ các tế bào da chết, tăng cường phát triển các tế bào da mới. Thuốc chỉ hoạt động lên các vùng da tổn thương, không gây ảnh hưởng đến các vùng da lân cận và không gây sẹo.
Cách sử dụng thuốc trị mụn cóc Gel Dvelinil:
- Vệ sinh khu vực mụn cóc sạch sẽ, để da khô tự nhiên.
- Thoa một lượng gel vừa đủ lên nốt mụn cóc mỗi ngày một lần. Khi thoa thuốc cần tránh gây ảnh hưởng đến vùng da lân cận.
- Sau 2 – 3 ngày vùng da bên mụn cóc có thể bắt đầu bong ra, sau 3 – 5 ngày mụn cóc sẽ được làm sạch. Tuy nhiên, đối với các nốt mụn cóc có kích thước lớn, quá trình điều trị có thể cần nhiều thời gian hơn.
Gel Dvelinil được xem là thuốc lành tính, an toàn và hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với người có làn da nhạy cảm, thuốc có thể gây kích ứng, ngứa da hoặc gây đỏ nhẹ.
5. Thuốc trị mụn cóc Acid Trichloracetic 80%
Acid Trichloracetic 80% là thuốc trị mụn cóc được sản xuất bởi Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Thuốc được chỉ định để cải thiện các loại mụn cóc và một số bệnh lý rối loạn da khác.
Cách sử dụng Acid Trichloracetic 80% điều trị mụn cóc đơn giản như sau:
- Vệ sinh khu vực mụn cóc
- Sử dụng tăm bông để thoa một lượng thuốc vừa đủ lên nốt mụn cóc
- Liều lượng sử dụng 1 – 2 lần mỗi ngày
Theo các chuyên gia, việc sử dụng Acid trichloracetic 80% cần nhận được sự chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Khi sử dụng quá liều, thuốc có thể gây bỏng da, tổn thương vùng da xung quanh, dẫn đến hoại tử nghiêm trọng nốt mụn cóc và dẫn đến sẹo da vĩnh viễn.
6. Thuốc Podophylin 25% trị mụn cóc
Podophylin 25% là thuốc trị mụn cóc được sản xuất tại Thái Lan. Thuốc có nguồn gốc từ nhựa cây Podophyllum resin có thể hỗ trợ bạt sừng, ăn mòn và tẩy da.
Nhựa Podophyllum resin được sử dụng để điều trị các bệnh lý rối loạn da như mụn cóc, mụn cóc sinh dục, các loại mụn thịt và hỗ trợ tiêu diệt HPV gây mụn cóc.
Cách sử dụng Podophylin 25% điều trị mụn cóc như sau:
- Vệ sinh vùng da mụn cóc với nước sạch và xà phòng, để da khô tự nhiên.
- Lắc kỹ dung dịch trước khi sử dụng.
- Sử dụng tăm bông để chấm dung dịch thuốc thoa lên các nốt mụn cóc, để yên trong 3 – 4 giờ sau đó rửa sạch với nước.
- Đối với các nốt mụn cóc lớn hoặc mụn cóc ở các vùng da dày, người bệnh có thể bôi thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
- Sử dụng thuốc 2 – 3 lần mỗi tuần trong 1 – 2 tuần để loại bỏ nốt mụn cóc.
Thận trọng khi sử dụng nhựa Podophyllum resin:
- Không sử dụng thuốc ở các nốt mụn cóc sinh dục, khu vực xung quanh hậu môn, miệng hoặc khu vực có lông mọc ngược
- Không bôi lên các vùng da bị tổn thương, chảy máu hoặc mới được sinh thiết
- Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, người đang sử dụng Steroid, người suy giảm tuần hoàn máu, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em
Tác dụng phụ:
- Thường gặp: Ngứa, đỏ, nóng rát nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Ít gặp: Gây ảo giác, giảm lượng tiểu cầu, buồn ngủ
7. Thuốc Duofilm điều trị mụn cóc
Duofilm là thuốc trị mụn cóc kết hợp giữa acid salicylic và acid lactic. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, bạt sừng, phá hủy các mô mụn cóc và hỗ trợ tiêu diệt virus gây mụn cóc.
Cách sử dụng thuốc trị mụn cóc Duofilm:
- Ngâm mụn cóc vào nước ấm khoảng 5 – 10 phút để làm mềm da, sau đó dùng đá bọt để loại bỏ các tế bào da chết bên trên mụn cóc.
- Thoa một lớp thuốc mỏng lên trên mụn cóc, đợi đến khi thuốc khô thì thoa thêm một lần nữa.
- Đối với mụn cóc ở chân, người bệnh cần dùng băng gạc để che chắn mụn cóc trong 24 giờ.
Tác dụng phụ phổ biến:
- Nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban, khô da, kết vảy, lở loét hoặc ăn mòn da
- Chóng mặt, đau đầu, thở nhanh (thường phổ biến trong trường hợp sử dụng kéo dài)
Thận trọng khi sử dụng:
- Không sử dụng thuốc ở các khu vực nhạy cảm như mắt, miệng, khu vực sinh dục và vùng da hở
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn cóc
Trước khi sử dụng thuốc điều trị mụn cóc, người dùng nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
Bên cạnh đó, để hạn chế các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Chỉ áp dụng thuốc lên nốt mụn cóc, tránh gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Không sử dụng thuốc quá liều để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
- Rửa tay sao khi thoa thuốc hoặc sau khi chạm vào mụn cóc. Điều này có thể hạn chế lây lan mụn cóc đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Không gãi, cắt hoặc cố gắng loại bỏ mụn cóc tại nhà. Điều này có thể gây tổn thương da, nhiễm trùng và gây sẹo vĩnh viễn.
- Không áp dụng thuốc lên các vùng da nhạy cảm như mắt, niêm mạc mũi, cổ họng, bộ phận sinh dục, hậu môn.
- Giữ vệ sinh cơ thể, tắm mỗi ngày, thay đổi phong cách sinh hoạt hoạt và chế độ ăn uống để hỗ trợ phòng ngừa mụn cóc.
Có nhiều loại thuốc trị mụn cóc với mục đích bạt sừng, loại bỏ các tế bào da chết và giúp mụn cóc rụng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!