Thảo dược trị mụn – Có nên tin loại gia truyền?

Dùng thảo dược trị mụn là một phương pháp phổ biến và được cho là mang lại hiệu quả cao. Vậy phương pháp này có tốt không, có mang lại tác dụng phụ hoặc rủi ro nào không? Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp trị mụn và chăm sóc hiệu quả.

thảo dược trị mụn
Sử dụng thảo dược trị mụn là một phương pháp phổ biến và hiệu quả tốt

Thảo dược trị mụn có hiệu quả không?

Mụn trứng cá hình thành khi lỗ chân lông và vi khuẩn bị tắc nghẽn. Đây là tình trạng phổ biến và có thể được cải thiện bằng một số phương pháp tại nhà, bao gồm sử dụng thảo dược trị mụn.

Các biện pháp điều trị mụn bằng thảo dược có xu hướng ít tác dụng phụ hơn các phương pháp điều trị hiện đại. Một số loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khử trùng. Những đặc tính này có thể giúp giảm vi khuẩn gây mụn và viêm nhiễm, đồng thời chữa lành vết thâm.

Mặc dù không có bằng chứng hoặc các nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên các phương pháp điều trị mụn bằng thảo dược thường không dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó được nhiều người tin tưởng là áp dụng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng thảo dược trị mụn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn loại thảo dược phù hợp. Ngoài ra, khi chọn sản phẩm thảo dược trị mụn, người dùng cần cân nhắc nguồn gốc và xuất xứ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Các loại thảo dược trị mụn hiệu quả

Các phương pháp điều trị mụn tại nhà phổ biến nhất là sử dụng thảo dược trị mụn và các chiết xuất tự nhiên. Trong đó nhiều loại thảo dược trị mụn được sử dụng trong y học cổ truyền qua hàng trăm năm và có tác dụng tương đối tốt.

Cụ thể, một số loại thảo dược trị mụn thường được sử dụng bao gồm:

1. Lá Neem Ấn Độ

Lá Neem là một loại thảo mộc trị mụn phổ biến. Theo một số nghiên cứu, dầu lá Neem có chứa các hợp chất có thể mang lại một số tác dụng như:

  • Kháng khuẩn
  • Chống nấm
  • Hỗ trợ sát trùng
  • Chống oxy hóa
  • Chống viêm
lá neem trị mụn
Dầu lá Neem có thể hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm và điều trị hiệu quả

Lá Neem được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng da như mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Theo một số nghiên cứu, lá Neem có chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, chống lại vi sinh vật và có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, như Staphylococcus.

Mặc dù dầu lá Neem có mùi khó chịu, nhưng thảo dược này chứa nhiều axit béo và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng dưỡng da, điều trị tình trạng khô da, kích thích sản xuất collagen, chữa lành các vết thương và hỗ trợ giảm sẹo do mụn.

Dầu lá Neem hữu cơ, ép lạnh có màu hơi vàng, đục và có mùi khó chịu như mùi mù tạt, mùi tỏi hoặc mùi lưu huỳnh. Trước khi sử dụng dầu Neem, bạn nên thoa thử một lượng nhỏ lên cánh tay, để trong 24 giờ để kiểm tra các dấu hiệu dị ứng.

Dầu Neem nguyên chất cực kỳ mạnh, do đó để điều trị mụn người bệnh nên pha loãng dầu để tránh các phản ứng không mong muốn. Cách sử dụng như sau:

  • Chấm nhẹ dầu Neem lên khu vực mụn bằng bông gòn và để tối đa trong 20 phút
  • Rửa sạch dầu bằng nước ấm
  • Sử dụng hàng ngày cho đến đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn

Bên cạnh đó, bạn có thể trộn dầu Neem với các loại dầu vận chuyển khác nhau để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các kích ứng không mong muốn.

2. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là một loại thảo dược trị mụn phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối cao. Trong một số nghiên cứu, dầu tràm trà có thể hỗ trợ khử trùng, chống viêm và làm giảm tổn thương do mụn trứng cá hiệu quả.

Trong một hỗn hợp chứa 5% tinh dầu tràm trà có hiệu quả tương tự như 5% benzoyl peroxide. Cả hai hoạt chất này đều có thể làm giảm tổn thương do mụn viêm và không viêm. Mặc dù tinh dầu tràm trà mất nhiều thời gian hơn để điều trị mụn, tuy nhiên loại thảo dược này ít tác dụng phụ như khô, ngứa, rát, kích ứng hơn khi so với benzoyl peroxide.

Để điều trị mụn với tinh dầu tràm trà, bạn có thể tham khảo các bước như:

  • Pha 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà với 12 giọt dầu vận chuyển như dầu jojoba hoặc dầu ô liu.
  • Trước khi thoa dầu tràm trà lên da mặt, bạn nên thoa một lượng nhỏ lên khuỷu tay để kiểm tra các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng hoặc bỏng rát da.
  • Trước khi thoa dầu, bạn nên rửa sạch mặt bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn và để da khô tự nhiên.
  • Dùng bông gòn thoa lên tinh dầu  và chấm lên nốt mụn, để khô da và thoa kem dưỡng ẩm để tránh gây khô da.
  • Thực hiện các biện pháp vào buổi sáng và buổi tối để tăng hiệu quả điều trị.

Theo các chuyên gia, tinh dầu tràm trà an toàn để sử dụng trên da, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý các vấn đề dị ứng. Ngoài ra, không được ăn hoặc uống tinh dầu tràm trà để tránh các phản ứng nghiêm trọng.

3. Bạc hà trị mụn

Bạc hà có là một loại thảo dược trị mụn có mùi thơm và mang lại hiệu quả tương đối cao. Chiết xuất tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ, cải thiện các triệu chứng dị ứng, làm mát và làm dịu da hiệu quả.

bạc hà trị mụn
Bạc hà là thảo mộc có mùi thơm và có tác dụng kháng sinh, điều trị mụn hiệu quả

Bạc hà có tính kháng khuẩn nhẹ. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho biết tinh dầu bạc hà có thể loại bỏ một số loại vi khuẩn và nấm, như vi khuẩn Staphylococcus aureus gây mụn trứng cá.

Để điều trị mụn, tốt nhất bạn nên làm sạch vùng da mụn, sau đó thoa 2 giọt tinh dầu bạc trực tiếp lên da sau đó để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau. Dầu bạc hà được cho là an toàn khi sử dụng lên da và hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà rất mạnh, do đó cần được pha loãng để tránh gây kích ứng da.

4. Cần tây trị mụn

Cần tây hay còn gọi là mùi tây, là một loại thảo dược trị mụn phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Nước ép cần tây được cho là có thể cung cấp vitamin C và chlorophyl cho da, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng và khỏe mạnh.

Mặc dù không có nghiên cứu về tác dụng của nước ép cần tây khi điều trị mụn, tuy nhiên biện pháp trị mụn này được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Cụ thể, theo một số nghiên cứu, cần tây chứa các hoạt chất có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus gây mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ép cần tây giàu vitamin, khoáng chất và các chất oxy hóa, có thể hỗ trợ chống viêm và tăng cường các hormone ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Để điều trị mụn với nước ép cần tây, bạn chỉ cần ép 3 – 4 cọng cần tây tươi, lọc bỏ phần bã và dùng uống. Để cải thiện hương vị, bạn có thể cho thêm gừng, táo xanh hoặc nước chanh.

5. Húng quế trị mụn

Húng quế là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Trung Phi, có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng như một loại dược liệu và thảo dược trị mụn.

mai thảo mộc trị mụn
Húng quế được sử dụng như một loại thảo dược trị mụn hiệu quả

Theo một số nghiên cứu, húng quế có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của Propionibacterium acnes và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, húng quế có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trên da, hỗ trợ làm sạch da, hạn chế tình trạng tắc nghẽn các lỗ chân lông, loại bỏ các tế bào chế và các tạp chất khác.

Húng quế có thể điều trị mụn bằng cách thêm vào chế độ ăn uống hoặc ép nước dùng uống.

6. Kinh giới cay trị mụn

Kinh giới cay là một trong những loại thảo dược trị mụn hiệu quả và phổ biến. Cụ thể, tinh dầu kinh giới cay chứa một số hợp chất kháng khuẩn mạnh, có thể chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá và điều trị mụn hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho biết, tinh dầu kinh giới cay có thể ngăn ngừa sự phát triển của P. acnes, vi khuẩn gây mụn và nhiễm trùng da. Một nghiên cứu khác cho biết, tinh dầu kinh giới cay hoạt động như một chất kháng khuẩn mạnh, tác dụng tốt và thường không gây kích ứng da.

Lá kinh giới cay có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống để tăng cường chất dinh dưỡng và điều trị mụn từ bệnh trong. Ngoài ra, tinh dầu kinh giới có thể thoa trực tiếp lên các nốt mụn để cải thiện mụn.

7. Trà xanh trị mụn

Trà xanh là một loại thảo dược trị mụn và tăng cường sức khỏe phổ biến. Cụ thể trà xanh chứa các hoạt chất catechin, polyphenol, có đặc tính chống oxy hóa , chống viêm và loại bỏ một số vi khuẩn gây ra mụn. Đặc biệt, trà xanh có chứa epigallocatechin gallate (EGCG), một polyphenol có thể chống lại mụn trứng cá và ngăn ngừa da nhờn hiệu quả.

thảo mộc trị mụn
Tính chất trà xanh có thể loại bỏ một số vi khuẩn gây ra mụn hiệu quả

Ngoài đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, EGCG trong trà xanh có thể làm giảm mức độ lipid, kháng androgen, tăng hiệu quả làm sạch dầu nhờn trên da. Androgen là hormone mà cơ thể sản xuất tự nhiên, có thể kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn, khiến da nhờn và dẫn đến mụn.

Để trị mụn bằng trà xanh, bạn có thể ngâm một vài lá trà xanh và nước ấm, sau đó trộn lá trà xanh với mật ong hoặc gel lô hội, thoa đều hỗn hợp lên mặt, để yên trong 10 – 20 phút. Ngoài ra, uống trà xanh mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị mụn từ bên trong hiệu quả.

Các loại thảo dược trị mụn có thể mang lại hiệu quả tương đối cao và ít khi dẫn đến các tác dụng phụ. Tuy nhiên điều quan trọng là người dùng cần chọn loại thảo dược uy tín, chất lượng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thảo dược trị mụn gia truyền có an toàn không?

Các loại thảo dược trị mụn thường lành tính, an toàn và ít khi dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có thể dẫn đến kích ứng và dị ứng da, do đó người dùng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Hiện tại có nhiều loại loại thảo dược trị mụn gia truyền hoặc thuốc bắc trị mụn được bày bán trên mạng Internet và các trang bán hàng điện tử. Theo thông tin từ nhà sản xuất, các loại sản phẩm này có thể mang lại hiệu quả trị mụn một cách nhanh chóng, hiệu quả và điều trị dứt điểm mụn chỉ trong 1 – 2 tuần. Thành phần chủ yếu của các loại sản phẩm này thường là thảo dược tự nhiên và các loại dược liệu y học cổ truyền. Bên cạnh đó, sản phẩm thường được thông tin là không chứa các chất bảo quản, hóa chất gây tổn thương da. Tuy nhiên, đây là các thông tin từ nhà sản xuất, không dựa trên cơ sở khoa học hoặc bất cứ nghiên cứu cụ thể nào. Hiệu quả điều trị mụn của các loại thảo dược gia truyền thường phụ thuộc vào cơ địa của người dùng. Do đó, rất khó để xác định hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc bắc hoặc thảo dược gia truyền trị mụn.

thảo dược trị mụn gia truyền
Sử dụng thảo dược trị mụn gia truyền có nguồn gốc không rõ ràng có thể gây tổn thương da

Ngoài ra, việc sử dụng thảo dược trị mụn gia truyền không rõ nguồn gốc có thể gây nhiều phản ứng phụ và tổn thương da nghiêm trọng. Cụ thể, một số người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Nổi mẩn đỏ, mề đay, sưng tấy da sau khi sử dụng thuốc bắc gia truyền
  • Da đỏ ửng, bong tróc, sần sùi, khô, căng và chảy nước, dịch
  • Phát triển các bệnh lý ngoài da, khó điều trị dứt điểm như viêm da tiếp xúc, viêm da tiếp xúc kích ứng

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị, một số nhà sản xuất thảo dược gia truyền trị mụn có thể gia thêm thành phần corticoid. Với thành phần này, tình trạng mụn có thể giảm mụn hiệu quả và nhanh chóng, chỉ trong 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, theo các chuyên gia corticoid chỉ có hiệu quả ức chế hệ thống miễn dịch, điều trị mụn tạm thời. Điều này có nghĩa là mụn có thể tái phát sau khi ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid.

Bên cạnh đó, trong trường hợp sử dụng lâu dài, người bệnh có thể gặp tình trạng nghiện corticoid hay nhiễm độc corticoid. Tình trạng này có thể khiến mụn trở nên nghiêm trọng, khó điều trị dứt điểm, khiến da mỏng, yếu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác, bao gồm ung thư da.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên sử dụng các loại thảo dược trị mụn gia truyền không rõ nguồn gốc và thành phần. Trước khi sử dụng bất cứ loại sản phẩm hoặc thuốc điều trị, người dùng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thảo dược trị mụn có thể mang lại hiệu quả tương đối tốt, nếu người dùng sử dụng sản phẩm có chất lượng và xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu khuyến cáo người dùng nên kiểm tra tình trạng dị ứng trước sử dụng để tránh các phản ứng phụ. Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm thảo dược trị mụn gia truyền không rõ nguồn gốc. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *