Nổi mụn cóc khi mang thai – Cách trị an toàn cho mẹ bầu

Nổi mụn cóc khi mang thai, đặc biệt là mụn cóc ở bộ phận sinh dục có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định đối với người mẹ và cả thai nhi. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cơ bản để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Nổi mụn cóc khi mang thai
Tìm hiểu thông tin nổi mụn cóc khi mang thai để có biện pháp xử lý phù hợp

Nổi mụn cóc khi mang thai có nguy hiểm không?

Mụn cóc là các tổn thương da nhỏ, thô, cứng có màu đỏ, hồng, nâu nhạt hoặc có màu tương tự với da. Ngoài ra, hầu hết các loại mụn cóc không dẫn đến các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác, kể cả đau, rát hoặc kích ứng da. Tuy nhiên, mụn cóc ở một số vị trí đặc biệt như ở lòng bàn chân hoặc mụn cóc sinh dục có thể gây đau đớn và khó chịu nhẹ.

Mụn cóc xảy ra khi cơ thể nhiễm một loại papillomavirus ở người (HPV). Các yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn cóc bao gồm tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc, bệnh chàm, hệ thống miễn dịch suy yếu, có các vết thương hở trên da và thay đổi hormone khi mang thai.

Đối với phụ nữ có tiền sử mụn cóc hoặc nhiễm HPV, mang thai có thể khiến mụn cóc tái phát hoặc phát triển nhanh chóng hơn. Việc thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra. Bên cạnh đó, cơ thể một người phụ nữ mang thai thường tạo ra nhiều chất dịch cơ thể, tiết nhiều mồ hôi và tăng sản xuất dịch âm đạo. Điều này tạo ra một môi trường ấm áp, ẩm ướt và phù hợp để phát triển mụn cóc, đặc biệt là mụn cóc sinh dục.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Theo các chuyên gia, tình trạng nổi mụn cóc khi mang thai hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các nốt mụn cóc có kích thước lớn hoặc phát triển ở khu vực sinh dục có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn. Cụ thể, một số tác động của mụn cóc sinh dục đối với phụ nữ mang thai như sau:

Bà bầu bị mụn cóc ở chân
Hầu hết các trường hợp nổi mụn cóc khi mang thai không gây nguy hiểm đến mẹ và bé

Mụn cóc sinh dục có thể phát triển với kích thước lớn, gây khó khăn khi đi tiểu và tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên tình trạng này thường rất hiếm khi xảy ra.

Mụn cóc trên thành âm đạo có thể ức chế sự kéo dài của các mô âm đạo trong quá trình sinh. Điều này có thể dẫn đến một số khó chịu khi sinh, đôi khi một số phụ nữ có thể được đề nghị sinh mổ.

Mụn cóc có kích thước lớn trên âm hộ hoặc bên trong âm đạo có thể dẫn đến chảy máu nhiều và kéo dài trong khi sinh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người mẹ và tăng nguy cơ dẫn đến một số rủi ro hậu sản khác.

Trong các trường hợp hiếm khi xảy ra, một số trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm mụn cóc sinh dục ở cổ họng và miệng trong vài tuần sau khi chào đời, tỷ lệ lây nhiễm khoảng 11%. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giúp đường thở của bé không bị tắc nghẽn.

Ngoài ra, phụ nữ nổi mụn cóc khi mang thai, đặc biệt là mụn cóc sinh dục có thể được yêu cầu theo dõi kích thước, sự phát triển của virus và sự nhân lên của mụn cóc để có biện pháp xử lý phù hợp. Trong trường hợp nghi ngờ ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra Pap để tầm soát nguy cơ.

Cách trị mụn cóc khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

Hầu hết phụ nữ nổi mụn cóc khi mang thai không cần điều trị. Tình trạng này thường không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như hiếm khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, nếu mụn cóc gây khó chịu hoặc có kích thước lớn, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các biện pháp điều trị an toàn tại nhà.

Các biện pháp xử lý tình trạng nổi mụn cóc khi mang thai phổ biến bao gồm:

1. Giấm táo điều trị mụn cóc ở phụ nữ có thai

Giấm táo có thể hỗ trợ khắc phục hầu hết các loại mụn cóc, đặc biệt là mụn cóc phẳng. Cụ thể giấm táo rất giàu axit axetic có thể tiêu diệt một số loại virus gây ra mụn cóc. Loại axit này hoạt động tương tự như axit salicylic trong việc phá hủy mụn cóc và khiến mụn cóc tự rụng sau một thời gian.

Ngoài ra, giấm táo cũng được cho là có thể kích hoạt khả năng chống lại virus gây mụn cóc của hệ thống miễn dịch.

Có bầu bị nổi mụn thịt ở có
Giấm táo có thể hỗ trợ điều trị hầu hết các loại mụn cóc, đặc biệt là mụn cóc phẳng

Để cải thiện mụn cóc với giấm táo, mẹ bầu có thể tham khảo các bước như sau:

  • Pha loãng giấm táo với nước sạch, tỷ lệ 2:1. Có thể thêm một lượng dầu dừa hoặc dầu ô liu để hỗ trợ bảo vệ và làm mềm da.
  • Ngâm một miếng bông gòn vào hỗn hợp giấm táo và đặt lên nốt mụn cóc, băng lại bằng băng cá nhân và để qua đêm.
  • Lặp lại các thao tác mỗi đêm cho đến khi nốt mụn cóc tự rụng.

2. Chữa mụn cóc an toàn với tỏi

Chữa mụn cóc bằng tỏi là một phương pháp phổ biến, mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn đối phụ nữ mang thai. Theo một số đánh giá, các hoạt chất có trong tỏi có thể hỗ trợ chống lại virus gây mụn cóc và loại bỏ mụn cóc trong 7 – 10 ngày.

Bên cạnh đó, tỏi cũng được sử dụng như một phương pháp tự nhiên để điều trị nhiều rối loạn da, bệnh tim, ung thư và cải thiện tình trạng căng thẳng. Tỏi cũng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như tiểu đường hoặc viêm đường tiết niệu.

Mẹ bầu có thể trộn ép một tép tỏi để lấy tinh dầu hoặc trộn 5 giọt tinh dầu tỏi với 1 thìa cà phê dầu ô liu, thoa hỗn hợp lên mụn cóc. Sử dụng băng cá nhân hoặc gạc y tế để che mụn cóc trong 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện các thao tác hai lần mỗi ngày trong một tuần để mụn cóc rụng một cách tự nhiên.

3. Nha đam điều trị mụn cóc cho bà bầu

Nha đam có nhiều công dụng đối với da và thường được được sử dụng để điều trị mụn cóc hoặc mụn trứng cá. Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có chứa 75 thành phần hoạt tính, bao gồm vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin, axit béo, đường và một số hoạt chất khác.

Bà bầu mọc mụn cơm ở cổ
Nha đam chứa các chất dinh dưỡng và vitamin hỗ trợ chống viêm, làm sạch da và điều trị mụn cóc hiệu quả 

Các chất dinh dưỡng trong nha đam có thể hỗ trợ chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ giảm đau, làm sạch da và sát trùng. Bên cạnh đó, nha đam có chứa hợp chất acid salicylic có thể tiêu diệt virus và loại bỏ mụn cóc một cách tự nhiên.

Để điều trị mụn cóc với nha đam, phụ nữ mang thai thực hiện theo các bước sau:

  • Sử dụng một lá nha đam tươi, cắt phần vỏ màu xanh để lấy phần gel trắng bên trong.
  • Sử dụng gel nha đam chà xát lên mụn cóc 5 – 10 phút. Để có kết quả tốt hơn, mẹ bầu có thể thoa gel nha đam lên da và băng lại trong 1 giờ.
  • Thực hiện các thao tác mỗi ngày một lần cho đến khi mụn cóc khỏi hẳn.

4. Lá tía tô điều trị mụn cóc

Lá tía tô là một loại thảo dược có mùi hương đặc trưng với các chất chống oxy hóa mạnh, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus và hỗ trợ sát trùng hiệu quả.

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu lá tía tô có chứa khoảng 71% phenol, là một chất khử trùng tự nhiên. Ngoài ra, hoạt chất Limonene và Perilla Aldehyde có trong tía tô có thể ức chế sự phát triển của HPV và ngăn ngừa mụn cóc lây lan.

Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hai hoạt chất chống nấm là thymol và carvacrol. Thành phần này được cho là có thể chống nhiễm trùng mụn cóc, đặc biệt là mụn cóc dưới lòng bàn chân.

Để loại bỏ mụn cóc với lá tía tô, mẹ bầu có thể dùng 200 gram lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy phần nước cốt. Thoa phần nước cốt này lên nốt mụn cóc, massage trong 5 – 10 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ loại bỏ mụn cóc tử bên trong.

5. Tinh dầu chanh điều trị mụn cóc

Tinh dầu chanh được chiết xuất từ các tuyến nhỏ trên vỏ chanh, với một hương thơm dễ chịu có thể hỗ trợ thanh lọc cơ thể và khử mùi. Bên cạnh đó, tinh dầu chanh cũng có nhiều lợi ích y tế nhờ vào tính chất sát trùng, kháng virus và chống nấm.

Đốt mụn cóc khi mang thai
Tinh dầu chanh chứa nhiều vitamin hỗ trợ tiêu diệt virus gây mụn cóc

Đối với mụn cóc, tinh dầu chanh có thể hỗ trợ chống nhiễm trùng và hỗ trợ lại bỏ virus gây mụn cóc một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tinh dầu chanh cũng được cho là có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các rối loạn da như mụn cóc tại chỗ.

Mẹ bầu có thể 3 giọt tinh dầu chanh và 1 thìa cà phê dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu jojoba và thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc để điều trị. Thực hiện biện pháp 3 lần mỗi ngày trong vài tuần liên tục để giúp mụn cóc tự rụng.

Điều trị y tế đối với mụn cóc trong thai kỳ

Thông thường các biện pháp điều trị y tế không được chỉ định trong thai kỳ để tránh các rủi ro không mong muốn. Mụn cóc không gây nguy hiểm cho thai nhi và không tăng nguy cơ sảy thai do đó có thể không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu mụn cóc lớn, đặc biệt là mụn cóc sinh dục, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị như:

  • Axit salicylic: Axit salicylic tại chỗ có thể được sử dụng để loại bỏ các nốt mụn cóc lớn hoặc có nguy cơ trở nên nghiêm trọng. Mặc dù Axit salicylic được cho là an toàn đối với phụ nữ có thai, tuy nhiên chỉ sử dụng liệu pháp trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Phương pháp này có thể được sử dụng trong thai kỳ nhằm mục đích đóng băng mụn cóc với nitơ lỏng. Điều này dẫn đến một vết phồng rộp da quanh mụn cóc và mụn cóc sẽ tự rụng sau khi vết phồng rộp lành.
  • Phẫu thuật loại bỏ mụn cóc: Bác sĩ có thể đề nghị đột điện hoặc phẫu thuật laser để điều trị mụn cóc khi mang thai. Liệu pháp này thường không gây nguy hiểm, hiệu quả cao nhưng có thể để lại sẹo.

Biện pháp phòng ngừa nổi mụn cóc khi mang thai

Mụn cóc là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm phụ nữ mang thai. Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng mẹ bầu nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

bà bầu bị mụn cóc có sao không
Không chạm vào mụn cóc để ngăn ngừa lây lan

Để phòng ngừa mụn cóc, phụ nữ mang thai có thể lưu ý một số vấn để như:

  • Tránh tiếp xúc với các khu vực ẩm ướt thường xuyên, đặc biệt là không đi chân trần ở nơi công cộng, như hồ bơi, để phòng ngừa mụn cóc ở chân.
  • Không tiếp xúc gần với người bị mụn cóc và không chạm vào các nốt mụn cóc.
  • Không gãi hoặc làm trầy xước mụn cóc để hạn chế nguy cơ lây lan sang các bộ phận cơ thể khác.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và khu vực bị mụn cóc, rửa tay sau mỗi lần chạm vào mụn cóc.
  • Tránh cạo lông hoặc tác động đến mụn cóc. Điều này có thể giúp virus lây lan và dẫn đến mụn cóc ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Nếu bị mụn cóc sinh dục, mẹ bầu cần tránh quan hệ tình dục, kể cả quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn.
  • Không tự ý nặn, cắt hoặc loại bỏ mụn cóc tại nhà.
  • Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Nổi mụn cóc khi mang thai thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên tình trạng này rất dễ lây lan, do đó mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị an toàn tại nhà.

5/5 - (2 bình chọn)

Cách trị mụn bằng thảo dược thiên nhiên được VTV2 giới thiệu đã giúp hàng nghìn người dứt điểm tình trạng mụn chỉ từ 30 ngày. Cam kết hoàn tiền 100% nếu không khỏi!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *