Thuốc DEP Trị Ghẻ Ngứa – Cách Dùng, Giá Bán Và Lưu Ý
Nội dung bài viết
Thuốc DEP trị ghẻ ngứa được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và dạng nước. Thuốc thường được dùng trong điều trị viêm da do vết đốt côn trùng và bệnh ghẻ. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để chống phát sinh vết đốt do côn trùng, vắt, muỗi và phòng ngừa biến chứng do bệnh ghẻ gây ra. Mặc dù mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị nhưng thuốc có thể làm phát sinh tác dụng phụ nên cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin cơ bản về thuốc DEP trị ghẻ ngứa
- Nhóm thuốc: Thuốc dùng trong điều trị bệnh da liễu
- Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da, thuốc nước
- Quy tắc đóng gói: Hộp 20 lọ x 10 gram
1. Thuốc DEP là thuốc gì?
Thuốc DEP là thuốc bôi ngoài da điều trị bệnh ghẻ, ức chế hoạt động của cái ghẻ và nhiều loại ký sinh trùng khác trên da. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm ngứa, chống vết đốt do côn trùng, vắt, muỗi và phòng ngừa biến chứng do bệnh ghẻ gây ra.
Vì được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc DEP nhanh chóng thấm vào da sau khi bôi. Điều này giúp bệnh ghẻ, viêm da và nhiều triệu chứng khó chịu do các bệnh ngoài da gây ra sớm được khắc phục.
2. Thành phần
Trong thành phần của 10 gram thuốc DEP dạng mỡ chứa 9,5 gram hoạt chất Diethyl phtalat. Đối với dung dịch, thuốc chứa 17ml hoạt chất Diethyl phtalat.
3. Công dụng của thuốc DEP
Thuốc DEP được sử dụng để khắc phục những bệnh lý ngoài da xảy ra do côn trùng hoặc ký sinh trùng. Cụ thể:
- Điều trị ghẻ ngứa, phòng ngừa cái ghẻ phát triển và phát sinh biến chứng
- Giảm ngứa
- Chữa viêm da, tổn thương da do côn trùng đốt hoặc do ký sinh trùng
- Phòng tránh muỗi, vắt, côn trùng cắn…
4. Chỉ định
Nhờ những tác dụng nêu trên, thuốc DEP được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị ghẻ nước, ghẻ phỏng, ghẻ xốn, ghẻ ngứa…
- Dự phòng điều trị ở những trường hợp bị côn trùng đốt
- Phòng ngừa tổn thương da do muỗi, đỉa, vắt hoặc nhiều loại côn trùng khác.
5. Chống chỉ định
Thuốc DEP chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Quá mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc
- Người cao tuổi
- Vùng da cần điều trị có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
6. Liều dùng thuốc DEP
Dựa vào từng loại bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe, liều dùng thuốc DEP ở mỗi người không giống nhau. Cụ thể:
Đối với người lớn
Liều dùng thuốc DEP trị ghẻ ngứa
- Liều khuyến cáo: Dùng thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày.
- Thời gian dùng thuốc: Sử dụng thuốc liên tục từ 5 – 7 ngày hoặc sử dụng thuốc đến khi hết ngứa, bệnh ghẻ thuyên giảm.
Liều dùng thuốc DEP dự phòng viêm nhiễm do côn trùng
- Liều khuyến cáo: Dùng thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày.
- Thời gian dùng thuốc: Sử dụng thuốc liên tục từ 5 – 7 ngày.
Đối với trẻ em
Liều dùng thuốc DEP ở trẻ nhỏ cần dựa vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý
Liều dùng thuốc có thể thay đổi dựa vào phản ứng da, khả năng đáp ứng của cơ thể và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
7. Cách sử dụng thuốc DEP
Thuốc DEP trị ghẻ được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi ngoài ra. Thuốc thường thẩm thấu nhanh và phát huy tác dụng tốt sau vài ngày điều trị. Để bệnh nhanh chóng được khắc phục, bạn cần bôi thuốc đúng cách, cụ thể:
- Sử dụng nước muối hoặc nước sạch để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ cùng những khu vực có da bị ngứa hoặc bị viêm do côn trùng
- Dùng khăn bông thấm nước trên da, đợi thêm 10 phút để da khô hẳn
- Sử dụng thuốc với một lượng vừa đủ để bôi lên vùng da bệnh, dùng tay thoa đều thuốc, tránh để thuốc tập trung nhiều tại một khu vực
- Đợi đến khi thuốc khô tự nhiên trên da thì mặc quần áo. Tránh để vùng da bôi thuốc tiếp xúc với nước, bụi bẩn, tránh tắm sau khi bôi thuốc từ 5 – 8 tiếng
- Lần bôi thuốc thứ hai cách lần bôi thuốc đầu tiên từ 6 – 8 tiếng. Nhà sản xuất khuyến cáo thuốc DEP nên được bôi vào ban đêm trước khi đi ngủ để hạn chế làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, thuốc phát huy tối đa tác dụng
- Lưu ý tránh để thuốc dây vào mắt, không bôi thuốc lên bộ phận sinh dục, vết thương hở hoặc niêm mạc.
8. Bảo quản
Nên bảo quản thuốc DEP trị ghẻ ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm thấp. Ngoài ra thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và mỡ bôi ngoài nên dễ bị hỏng và nhiễm khuẩn. Vì thế người bệnh cần đậy kín nắp sau khi sử dụng thuốc.
9. Giá bán tham khảo
Thuốc DEP trị ghẻ đang được bán với giá 10.000 VNĐ/ hộp 1 chai 17ml (dạng thuốc nước), 6.000 VNĐ/ hộp 1 lọ 10 gram (thuốc mỡ bôi ngoài).
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc DEP điều trị ghẻ
Một số điều cần lưu ý trước khi mang thuốc DEP vào quá trình điều trị bệnh ghẻ:
1. Khuyến cáo khi dùng
- Thuốc DEP dùng trong điều trị bệnh ghẻ cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng thuốc bừa bãi để phòng ngừa phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
- Tuyệt đối không thoa thuốc lên vùng niêm mạc. Nhanh chóng sử dụng nước sạch vệ sinh vị trí này nếu vô tình để thuốc dính vào.
- Sau khi bôi thuốc lên vùng da bệnh, bạn cần quan sát cơ thể và những phản ứng lên quan trong vòng 24 giờ. Hãy chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường.
- Chưa có thông tin chi tiết về việc thuốc DEP có an toàn khi sử dụng cho trẻ em hay không. Vì thế bạn cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng loại thuốc này để kiểm soát những nguy cơ có thể phát sinh trong thời gian chữa trị.
- Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh trước khi sử dụng thuốc để tránh gây nhiễm trùng.
- Bôi thuốc với liều lượng vừa đủ để tránh gây kích ứng da.
- Cần tránh sử dụng đồng thời thuốc DEP cùng với các loại thuốc điều trị khác, đặc biệt là kháng sinh dạng thuốc bôi.
2. Tác dụng phụ
Thành phần hoạt tính trong thuốc DEP tương đối cao, có khả năng tác động mạnh mẽ và tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên điều này khiến thuốc dễ gây ra tình trạng kích ứng da, đặc biệt là những người lần đầu sử dụng thuốc và những người có làn da nhạy cảm.
Thông thường sau khi thuốc thấm sâu vào da hoặc ngưng sử dụng thuốc, tình trạng kích ứng da sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, can thiệp điều trị và cho bạn sử dụng một loại thuốc trị ghẻ thích hợp hơn.
3. Tương tác thuốc
Hiện tại vẫn chưa có danh sách cụ thể về các loại thuốc điều trị có khả năng tương tác với thuốc DEP. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần tránh sử dụng đồng thời thuốc kháng sinh (đặc biệt là kháng sinh dạng kem bôi) cùng với thuốc DEP. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc, làm mất tác dụng chữa trị của các loại thuốc, phát sinh phản ứng nặng và khiến bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để phòng ngừa bạn cần tránh tự ý sử dụng phối hợp thuốc DEP cùng các loại thuốc điều trị khác và nên thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang dùng.
4. Quá liều và cách xử lý
Các triệu chứng nghiêm trọng có thể phát sinh khi bạn bôi thuốc DEP với lượng lớn trong một lần sử dụng. Cụ thể:
- Kích ứng da thể nặng
- Phản ứng dị ứng.
Nếu nhận thấy những triệu chứng nêu trên phát sinh, bạn cần nhanh chóng rửa sạch vùng da bôi thuốc với nước để giảm nhẹ triệu chứng. Đồng thời đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và can thiệp điều trị để phòng ngừa phản ứng dị ứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Bài viết là thông tin cơ bản về thuốc DEP trị ghẻ ngứa, liều lượng, cách dùng, giá bán và những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn. Nhìn chung thuốc DEP có thể phát huy tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh ghẻ và những vấn đề liên quan đến côn trùng, ký sinh trùng. Tuy nhiên thuốc cần được sử dụng đúng liều, đúng cách và đúng chỉ định, tránh dùng thuốc bừa bãi để tránh làm phát sinh những vấn đề không mong muốn.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!