Ghẻ nước có tự khỏi không? Mất bao lâu?

Bệnh ghẻ nước có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người. Đây là căn bệnh “cứng đầu”, có khả năng lây lan diện rộng trên da và lây nhiễm từ người này sang người khác. Ghẻ nước khó tự khỏi, cần được người bệnh chủ động điều trị. 

Ghẻ nước có tự khỏi không? 

Ghẻ nước là bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có khả năng truyền nhiễm cao, cần được điều trị nhanh chóng. Trường hợp ghẻ ngứa tiến triển nặng không được khắc phục có thể gây lở loét ngoài da, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng khó điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ghẻ nước có tự khỏi không? 
Bệnh ghẻ nước khó tự khỏi, cần được can thiệp điều trị

Ghẻ nước do ký sinh trùng trên da gây nên, chính vì thế rất khó tự khỏi nếu không tác động tiêu diệt chúng. Ký sinh trùng có thể sinh sản và phát triển với số lượng không kiểm soát khi gặp môi trường thuận lợi. Nếu không điều trị sớm chúng sẽ dần lan ra các vùng da xung quanh hoặc lây lan sang người khác.

Người bệnh có thể nhận biết ghẻ nước qua các dấu hiệu dễ quan sát bằng mắt thường như da da nổi nhiều mụn nước, rảnh ghẻ xuất hiện trên da kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

Nhiều trường hợp nhầm lẫn ghẻ nước với các bệnh lý khác về da dẫn đến việc điều trị không đúng cách khiến bệnh không cải thiện mà trở nên nghiêm trọng. Do đó, khi thấy trên người xuất hiện nhiều mụn nước, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Thông thường, qua thăm khám người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị tại chỗ, tiêu diệt ký sinh trùng gây viêm nhiễm như: Thuốc mỡ DEP, Benzyl Benzoat 33%, Lindane 1%, kem Permethrin 5%,…thuốc kháng histamin, chống viêm, bội nhiễm. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn.

Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược, người bệnh cũng có thể chọn một số cách chữa theo mẹo dân gian như sử dụng nước muối, lá trầu không, lá đào, nha đam…để kháng viêm và tiêu diệt ký sinh trùng. Các phương pháp tự nhiên luôn mang lại cảm giác an toàn nhưng thời gian phát huy tác dụng sẽ chậm hơn thuốc tây. 

Người bị ghẻ nước nên kiên trì điều trị và có biện pháp chăm sóc da để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm diện rộng. Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc vùng bị ghẻ nước để tránh lây nhiễm chéo cho người xung quanh.

Trị ghẻ nước mất bao lâu thì hết?

Ghẻ nước có thể điều trị khỏi nhưng khó dứt điểm hoàn toàn, khả năng tái phát rất cao. Nhiều người sử dụng thuốc bôi một thời gian bệnh tiếp tục xuất hiện nhiều lần không khỏi, có khi kéo dài 4 – 5 năm. Đây là những trường hợp nhờn thuốc cần được thăm khám để có biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Trị ghẻ nước mất bao lâu thì hết?
Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh ghẻ nước rất nhanh khỏi

Mặt khác, những người có tình trạng ghẻ nước nhẹ, phát hiện sớm có thể khỏi bệnh nhanh chóng chỉ sau 2 tuần hoặc lâu hơn một chút. Nhưng nhìn chung, bằng các tác động can thiệp, bệnh nhân có thể khiến các vết ghẻ nước khô và hồi phục khá nhanh. 

Tuy nhiên, sau khi đã điều trị khỏi, bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng tránh tái nhiễm. Vì ký sinh trùng vẫn có cơ hội phát triển, quay lại tấn công nếu bạn không vệ sinh cơ thể sạch sẽ hay tiếp xúc với môi trường bất lợi cho da.

Lưu ý trong điều trị và phòng ngừa ghẻ nước tái phát

Như trên đã đề cập, bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu có nguy cơ truyền nhiễm cao. Bên cạnh đó, người bệnh nếu không nhanh chóng thăm khám và điều trị dễ dẫn đến nhiễm trùng da, gây biến chứng nguy hiểm khó chữa.

Vì thế, sau khi thăm khám người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong quá trình trị bệnh, tuyệt đối không gãi hay chà xát làm cho các mụn nước vỡ ra. Điều này sẽ khiến ký sinh trùng có điều kiện lây lan trên diện rộng, tạo vết thương hở dẫn đến viêm nhiễm sâu, nhiễm trùng da trầm trọng.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện khi thấy triệu chứng ghẻ nước không cải thiện, ngày càng tiến triển nặng và có hiện tượng nhờn thuốc. Đặc biệt, nên nhanh chóng thăm khám nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần, mỗi lần cấp độ viêm nhiễm càng cao.
  • Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược khi chưa có chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng sai thuốc, sai bệnh có thể khiến viêm nhiễm nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc bôi da nên thực hiện trên diện rộng để đảm bảo tiêu diệt các ký sinh trùng trên da, bôi vào ban đêm trước khi đi ngủ để thuốc phát huy tốt nhất tác dụng.

    Lưu ý trong điều trị và phòng ngừa ghẻ nước tái phát
    Trong quá trình điều trị không gãi ngứa khiến ghẻ nước vỡ gây lây nhiễm diện rộng

Bên cạnh đó, sau khi điều trị khỏi ghẻ nước khả năng bệnh quay lại là rất cao. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động phòng tránh tái nhiễm bằng cách biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hạn chế ngâm nước lâu. Đặc biệt chú ý bảo vệ cơ thể khi mùa mưa đến, đây thường là thời điểm thuận lợi để ghẻ nước tái nhiễm.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi, giặt phơi nơi có ánh sáng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên sợi vải. 
  • Sử dụng giày, dép thông thoáng, nên vệ sinh chúng thường xuyên, tránh đi giày ướt. Môi trường ẩm sẽ tạo điều kiện cho ghẻ nước phát triển và lây lan.
  • Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác vì dễ dẫn đến lây nhiễm.
  • Nếu trong gia đình có người nhiễm bệnh nên hạn chế tiếp xúc với cơ thể người bệnh để ghẻ ngứa không lây nhiễm chéo.
  • Giường, chăn màn,…nên được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo vi khuẩn, ký sinh trùng không có cơ hội bám vào da gây viêm nhiễm.

Ghẻ nước không thể tự khỏi nếu người bệnh không có biện pháp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Đồng thời, nó rất dễ lây lan diện rộng trên da cơ thể và truyền nhiễm sang người khác. Chính vì thế, ngay khi có những triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện trong thời gian ngăn. Ủ bệnh làm cho viêm nhiễm kéo dài dễ gây biến chứng khó chữa.

Có thể bạn quan tâm:

4.1/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *