Dấu hiệu ghẻ phỏng ở trẻ em và cách điều trị
Nội dung bài viết
Ghẻ phỏng ở trẻ em là một dạng nhiễm trùng nhẹ nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, ghẻ phỏng có tính lây lan nhanh chóng, do đó cha mẹ cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp.
Ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh gì?
Ghẻ là bệnh lý ngoài da được hình thành do sự phát triển quá mức của cái ghẻ, hay một loại vẻ được gọi là Sarcoptes scabiei.
Tuy nhiên, khác với với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ gây ra, ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu. Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ em và có khả năng lây lan trên cùng một các thể bệnh hoặc lây sang người khác.
Ghẻ phỏng ở trẻ em thường phổ biến vào mùa nóng và khí hậu ẩm ướt. Trong điều kiện này, vi khuẩn hình cầu dễ dàng phát triển và xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước, tổn thương trên da. Bên cạnh đó, trẻ hoặc người chăm sóc tiếp xúc với bệnh nhân ghẻ phỏng cũng có thể nhiễm khuẩn và dẫn đến các triệu chứng ghẻ phỏng.
1. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Ghẻ phỏng là bệnh lý phổ biến, có khả năng lây nhiễm cao. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Móng tay bẩn, tiếp xúc với đất, cát, bùn,… là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn từ móng tay có thể xâm nhập vào các vết trầy xước, xây xát nhẹ trên da hoặc thông qua các vết thương hở để đi vào cơ thể.
- Ghẻ phỏng có thể lây lan từ các môi trường đông đúc như nhà trẻ hoặc trường học.
- Việc sử dụng chung đồ chơi và các vật dụng cá nhân ở trẻ em cũng có thể tạo điều kiện để bệnh ghẻ phỏng lây lan.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Tương tự như bệnh ghẻ ngứa do cái ghẻ gây ra, bệnh ghẻ phỏng có thể dẫn đến một số triệu chứng và dấu hiệu như:
- Nổi mề đay mẩn đỏ trên da, các nốt mẩn này có thể hình thành mụn nước hoặc vết phồng rộp tương tự như triệu chứng phỏng da.
- Sau khi vỡ, các mụn nước sẽ hình thành các mảng da có màu vàng và rất ngứa. Nếu dùng tay để gãi lớp da này có thể bong tróc, chảy dịch và dẫn đến lây lan bệnh ghẻ.
- Trong một số trường hợp, các nốt ghẻ phỏng ở trẻ em có thể tụ mủ hoặc chứa nhiều chất dịch. Chất dịch này có thể vỡ ra, lan sang vùng da khác và dẫn đến các dấu hiệu ghẻ phỏng mới.
Theo các chuyên gia, ghẻ phỏng ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, không nghiêm trọng và có thể cải thiện dễ dàng. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng phương pháp hoặc trì hoãn điều trị, ghẻ phỏng có thể dẫn đến sẹo thâm và tăng nguy cơ tái phát. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu ghẻ hoặc ghẻ phỏng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị như:
1. Các biện pháp tự nhiên
Đối với các trường hợp ghẻ không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà và không cần dùng thuốc. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
- Tinh dầu trà xanh: Theo các nghiên cứu tình dầu trà xanh có thể điều trị bệnh ghẻ phỏng, giảm ngứa, phát ban và hỗ trợ làm lành các vết thương.
- Nha đam: Gel nha đam được sử dụng để làm giảm kích ứng da và giảm cảm giác bỏng rát. Do đó, cha mẹ có thể thoa gel nha đam lên khu vực ghẻ phỏng để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nha đam có thể gây dị ứng, vì vậy trước khi áp dụng trên diện rộng, cha mẹ nên thử nghiệm dị ứng trên một vùng da nhỏ.
- Tinh dầu đinh hương: Các hoạt chất trong tình dầu đinh hương có thể cải thiện các triệu chứng ghẻ phỏng và ngăn ngừa tình trạng lây lan. Pha loãng tinh 4 – 5 giọt tinh dầu đinh hương vào một chậu nước, dùng nước này để vệ sinh khu vực da bệnh của bé.
- Lá mơ: Các hoạt chất có trong lá mơ có thể hỗ trợ làm lành các vết thương, chống viêm và cải thiện các triệu chứng ghẻ phỏng hiệu quả. Sử dụng 3 – 4 lá mơ lông, rửa sạch, giã nát, vắt lấy. Dùng tăm bông thấm lấy nước lá mơ lông và thoa vào vùng da bệnh ghẻ phỏng, để khô tự nhiên để cải thiện bệnh ghẻ phỏng.
- Nghệ: Nghệ là dược liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm thường được sử dụng để làm giảm viêm, sưng, ngứa ở bệnh ghẻ phỏng và các bệnh lý ngoài da khác. Sử dụng một củ nghệ tươi, giã nát, trộn với nước cốt chanh, thoa lên khu vực bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em.
Các biện pháp cải thiện bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp này chưa được kiểm chứng lâm sang về độ an toàn cũng như các rủi ro liên quan. Do đó, trước khi áp dụng biện pháp, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
2. Điều trị y tế
Ghẻ phỏng ở trẻ em thường được điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc mỡ DEP thường có dạng loãng, không màu không mùi, được sử dụng để điều trị các triệu chứng ghẻ, ghẻ phỏng, ghẻ xốn và một số bệnh nhiễm trùng da khác cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc được sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày và thường được khuyến cáo sử dụng vào ban đêm để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, không thoa thuốc vào các khu vực nhạy cảm như bộ phận sinh dục, vùng miệng hoặc khu vực mắt.
- Kem Eurax 10% với hoạt chất chính là crotamintan có tác dụng chống ngứa và cải thiện các triệu chứng bệnh ghẻ. Thuốc được chỉ định sử dụng vào buổi tối để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Benzyl benzoat 33% dưới dạng dầu thoa hoặc thuốc xịt, được chỉ định sử dụng 2 lần mỗi ngày vào khu vực ghẻ phỏng để cải thiện các triệu chứng. Không bôi dầu vào mắt, khóe miệng hoặc bộ phận sinh dục, bên cạnh đó mỗi lần thoa thuốc phải cách nhau ít nhất 15 phút.
Trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc cần lưu ý một số vấn đề như:
- Vệ sinh da sạch sẽ trước khi thoa thuốc
- Chỉ thoa thuốc lên vùng da bệnh ghẻ, không thoa lên các vùng da lân cận
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng, không tự ý ngưng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã khỏi hẳn
- Không tự ý sử dụng thuốc nếu không nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của người có chuyên môn
Phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Để phòng ngừa nhiễm bệnh và ngăn ngừa lây lan bệnh ghẻ phòng, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:
- Thường xuyên giặt quần áo, chăn giường và vệ sinh các đồ dùng cá nhân, đồ chơi của trẻ bằng nước nóng và xà phòng kháng khuẩn.
- Phơi quần áo và đồ dùng dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Rửa tay trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ các loại khuẩn và mầm bệnh.
- Cắt ngắn móng tay và móng chân để hạn chế môi trường sống của vi khuẩn.
- Vệ sinh môi trường sống, hút bụi thường xuyên để hạn chế kích ứng da và tái phát bệnh ghẻ.
- Nếu trẻ có bệnh tai mũi họng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Nếu trẻ đi mẫu giáo hoặc nhà trẻ, cha mẹ cần thông báo với giáo viên để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.
Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em là một dạng nhiễm trùng da nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc bôi và nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu ghẻ phỏng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!