Ghẻ xốn là gì? Có nguy hiểm và cần trị không?
Nội dung bài viết
Ghẻ xốn là bệnh lý có khả năng lây lan rất mạnh, các triệu chứng do bệnh gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh ghẻ xốn là gì, có nguy hiểm và cần điều trị không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Bệnh ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết
Ghẻ xốn là bệnh lý do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra (hay còn được gọi là ghẻ cái), bệnh phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân hè. Ghẻ cái có kích thước chỉ từ 0.3 – 0.5cm, chúng hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm nên rất khó phát hiện ra. Sau khi xâm nhập vào da, ghẻ cái sẽ đào hầm ngay bên dưới lớp biểu bì vào ban đêm, còn vào ban ngày chúng sẽ nằm yên trong hang để đẻ trứng, chu kỳ này diễn ra liên tục từ 4 – 6 ngày với số lượng trứng đẻ được mỗi ngày là từ 2 – 3 cái.
Sau khi đẻ hết số trứng chúng sẽ chết đi, nhưng trứng ghẻ sẽ nhanh chóng phát triển thành ghẻ trưởng thành chỉ từ 3 – 4 ngày. Chính vì thế, bệnh thường rất khó kiểm soát và dễ phát triển lan rộng. Nếu bệnh hình thành ở những địa phương kém phát triển, có điều kiện vệ sinh không đảm bảo thì nguy cơ phát triển thành dịch rất cao.
Ghẻ xốn là bệnh khả năng lây nhiễm rất cao thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp, ngủ chung giường, dùng chung vật dụng cá nhân hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Bạn có thể nhận biết bệnh ghẻ xốn thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Xuất hiện các nốt mụn nước có kích thước nhỏ trên da, thường gặp nhất là ở tay chân, bụng, đùi, mặt,… Nếu bệnh phát triển ở trẻ nhỏ sẽ gây tổn thương đến lòng bàn tay chân và sau mông.
- Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu, cơn ngứa sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn khi thời tiết nóng bức hoặc vào ban đêm.
- Sau vài ngày, trên da người bệnh sẽ bắt đầu có dấu hiệu chốc lở, mọc mụn mủ hoặc mụn nhọt.
- Nếu người bệnh cào gãi nhiều sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên cộm và đỏ hơn. Việc cào gãi quá mạnh gây tổn thương đến da sẽ để lại các vết sẹo thẫm màu, đồng thời tổn thương cũng nhanh chóng lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ xốn
Sau khi giao hợp thành công con ghẻ đực sẽ chết đi, còn ghẻ cái sẽ tìm cách xâm nhập vào cơ thể người để đào hang đẻ trứng và chúng cũng tự động chết đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ xốn là sự xâm nhập của ký sinh trùng ghẻ cái trên lớp biểu bì da. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Lây nhiễm từ người bệnh: Ghẻ xốn là bệnh lý có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Nếu bạn có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp thông qua các vật dụng cá nhân hàng ngày của người bệnh thì đều có khả năng bị lây nhiễm ghẻ cái.
- Môi trường sống và ý thức vệ sinh: Ghẻ cái thường sinh trường phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết lạnh và ẩm thấp. Lúc này, nếu người bệnh có thói quen lười vệ sinh cá nhân sẽ tạo điều kiện cho ghẻ cái sinh sôi phát triển và gây bệnh.
- Quan hệ tình dục: Ghẻ xốn cũng là số ít bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, nếu bạn có quan hệ với người bị ghẻ xốn thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Bệnh ghẻ xốn có nguy hiểm không?
Ghẻ xốn là bệnh lý gây tổn thương đến lớp biểu bì và hình thành nên các vết thương hở ngay trên bề mặt da. Nếu người bệnh không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách, thường xuyên sử dụng tay cào gãi lên da sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn lan rộng. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm như xuất hiện mụn mủ trên da, viêm da hóa do ghẻ, thậm chí là viêm cầu thận cấp.
Bên cạnh đó, việc lớp biểu bì da bị tổn thương còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti các mối quan hệ và hoạt động giao tiếp hàng ngày, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công việc. Triệu chứng ngứa ngáy còn gây ra nhiều bất tiện trong đời sống, khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu và dễ cáu gắt.
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn
Ngay khi nghi ngờ bản thân bị bệnh ghẻ xốn người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Việc phát hiện bệnh ngay từ sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và nâng cao khả năng điều trị dứt điểm.
Nguyên tắc điều trị
Ghẻ xốn là bệnh lý do ký sinh trùng gây ra, vì thế quá trình điều trị bệnh sẽ tuân thủ theo một số nguyên tắc riêng mới có thể mang lại hiệu quả triệt để. Cụ thể là:
- Sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn đầu, tiến hành điều trị trong đúng khoảng thời gian quy định để mang lại hiệu quả triệt để.
- Ghẻ cái là bệnh lý có khả năng lây lan rất cao, chính vì thế việc điều trị sẽ tiến hành cùng lúc đối với tất cả các thành viên trong gia đình.
- Thực hiện bôi thuốc điều trị ngay tại vùng da bị bệnh 3 lần/ngày, để tránh bị mất ngủ do ngứa ngáy thì người bệnh cần phải bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Trong suốt quá trình điều trị tuyệt đối không được dùng tay cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, tránh để vết loét lan rộng và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bên cạnh việc thực hiện điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi, người bệnh sẽ được kê đơn thêm một số loại thuốc điều trị toàn thân như kháng sinh, vitamin B, vitamin C,….
Hướng dẫn điều trị
Sau khi xác định được chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ dựa vào các nguyên tắc ở trên để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đa số các trường hợp sẽ được kê đơn điều trị thuốc Tây y bằng đường uống và bôi, đồng thời bạn có thể kết hợp điều trị với các mẹo lưu truyền trong dân gian giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh ghẻ xốn là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt, tuy nhiên thành phần dược tính trong thuốc có chứa một số độc tính gây hại cho sức khỏe. Chính vì thế, trong quá trình điều trị bệnh bạn cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Thông thường, đa số các trường hợp bị bệnh ghẻ xốn sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị bằng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc D.E.P (dietyl phtalat): Thuốc có tác dụng tiêu diệt ghẻ cái rất nhanh chóng và chứa ít độc tính, vì thế đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ xốn phổ biến nhất. Bạn chỉ cần sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên da từ 2 – 3 lần/ngày.
- Thuốc Lindane: Đây là thuốc điều trị bệnh dưới dạng xịt, dùng để xịt lên toàn thân sau khi tắm. Tuy nhiên, loại thuốc này có chứa độc tố nên tuyệt đối không dùng để điều trị bệnh cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Thuốc Pyréthrinoide dạng xịt: Được sử dụng để xịt toàn thân sau khi đã tắm xong, chú ý đặt thuốc cách xa da khi xịt từ 20 – 30 phút. Không xịt thuốc vào mắt, niêm mạc và các vết thương hở. Thuốc được sử dụng 2 lần/ngày và mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
- Thuốc Benzoat de benzyl: Thuốc được dùng để bôi trực tiếp lên da từ 2 – 3 lần/ngày và chỉ được tắm sau 12 – 24 giờ bôi thuốc. Không được sử dụng loại thuốc điều trị bệnh này thoa lên mặt, niêm mạc và vùng da có vết thương hở.
Trẻ em và phụ nữ có thai là những đối tượng rất nhạy cảm, chính vì thế việc sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh ghẻ cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh ghẻ xốn không gây ra tác dụng phụ có thể dùng cho những đối tượng này là:
- Thuốc bôi Eurax (crotamintan) 10%: Thuốc được sử dụng dưới dạng bôi nhằm mục đích giảm ngứa và tiêu diệt tác nhân gây ra bệnh. Đây là loại thuốc rất an toàn, có thể sử dụng để điều trị bệnh ghẻ cái tại bộ phận sinh dục.
- Thuốc Spregal: Đây là thuốc điều trị bệnh được sử dụng dưới dạng phun sương toàn thân nhưng phải tránh phần mặt. Thuốc được dùng 1 lần/ngày và việc tắm rửa phải được thực hiện sau 12 giờ phun thuốc. Tuy nhiên, loại thuốc điều trị bệnh này cần phải hạn chế sử dụng cho những đối tượng bị hen.
- Kháng sinh cephalexine dạng gói bột: Thuốc được dùng bằng đường uống và thời gian sử dụng kéo dài liên tục 7 – 10 ngày. Loại thuốc này được kê đơn điều trị cho trẻ em bị ghẻ xốn có nguy cơ bội nhiễm. Liều lượng sử dụng thích hợp là 50mg/kg thể trạng, thuốc được chia thành 3 phần sử dụng hết trong ngày.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh ghẻ xốn thường có độ an toàn rất cao và ít tốn kém, vì thế đây là phương pháp điều trị bệnh được rất nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh được áp dụng phổ biến là:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị 120 gram vỏ cây nhãn khô thái lát, 60 gram lá trầu không và 20 gram phèn chua. Đem tất cả đi rửa sạch bụi bẩn, sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với 400ml.
- Đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp và chắt lấy nước, bỏ bã. Đổ lượng nước thu được vào trong lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản dùng dần.
- Sử dụng nước này bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi sáng và tối để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị 50 gram vỏ trắng cây xoan khô thái lát và 50 gram quả bồ kết bỏ hạt. Đem hai dược liệu trên đi sao vàng trên chảo nóng, sau đó tán thành bột mịn.
- Cho thêm vào hỗn hợp bột ở trên khoảng 100ml dầu vừng, sau đó dùng thìa trộn đều lên để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Cho hỗn hợp trên vào hủ thủy tinh, đậy kín nắp lại để bảo quản sử dụng trong thời gian dài.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, sau đó dùng hỗn hợp thuốc điều chế được bôi lên da. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
Bài thuốc số 3:
- Ở bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 30 gram rau sam, 20 gram lá xoan và 10 gram lá đào. Đem tất cả các dược liệu trên đi rửa sạch bụi bẩn, sau đó vớt ra để cho ráo nước.
- Dược liệu đem đi giã nhuyễn, sau đó cho vào lọ thủy tinh cùng với 3 chén rượu trắng. Đậy kín nắp lọ, ngâm sau khoảng 1 đêm là bạn có thể lấy ra dùng để điều trị bệnh.
- Sử dụng rượu này để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh từ 3 – 4 lần/ngày, áp dụng liên tục khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy bệnh dần chuyển biến tốt.
Bài thuốc số 4:
- Lấy khoảng 20 gram lá chè cỏ đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám xung quanh.
- Sau đó cho dược liệu vào nồi đun sôi cùng với lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước này để xông và tắm rửa mỗi ngày, áp dụng đều đặn cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
Các bài thuốc dân gian ở trên chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn chứ không thể mang lại hiệu quả điều trị triệt để. Đồng thời, hiệu quả của các bài thuốc này mang lại hiệu quả rất chậm, khi áp dụng bạn cần phải kiên trì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ xốn lây lan
Nếu có một thành viên trong gia đình bị bệnh ghẻ xốn, bạn cần phải tuân thủ theo các theo các nguyên tắc sau đây để tránh bị lây nhiễm bệnh:
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân, tuyệt đối không ngủ chung giường với người bệnh. Thực hiện tiệt trùng quần áo, chăn màn, ga giường,.. bằng cách ủ chúng cùng với thuốc diệt cái ghẻ trong túi nhựa khoảng 48 tiếng. Sau đó đem đi giặt sạch và hong khô dưới nắng to. Không dùng các vật dụng này từ 7 – 10 ngày để cái ghẻ bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Bệnh ghẻ xốn có triệu chứng tương tự với các bệnh lý da liễu khác như mẫn ngứa, dị ứng, chàm,… Vì thế, bạn cần phải thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý kê đơn điều trị, điều này sẽ không mang lại hiệu quả và khiến bệnh nhanh chóng lan rộng.
Trên đây là các thông tin về bệnh ghẻ xốn được chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng khó điều trị, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh lan rộng phát triển thành dịch.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!