Ghẻ phỏng là bị gì? Cách điều trị tại nhà và thuốc
Nội dung bài viết
Ghẻ phỏng là căn bệnh da liễu do vi khuẩn hình cầu gây ra. Loại vi khuẩn này rất dễ lây lan sang các vùng da lành nên nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể bị ghẻ toàn thân và đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn kết hợp với một số mẹo chữa ghẻ phỏng tại nhà dưới đây.
Ghẻ phỏng là bị gì?
Ghẻ phỏng là một bệnh lý viêm nhiễm nhẹ ngoài da gây ra bởi vi khuẩn hình cầu. Bệnh không nguy hiểm nhưng dễ lây lan và hay tái phát. Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh ghẻ phỏng nhất.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các vệt đỏ và mụn nước phồng rộp trên da tương như như bị phỏng. Chính vì vậy mà căn bệnh này mới có tên là ghẻ phỏng.
Cần lưu ý rằng, bệnh ghẻ phỏng không phải là ghẻ nước. Nếu như thủ phạm gây bệnh ghẻ phỏng là vi khuẩn hình cầu thì bệnh ghẻ nước lại do ký sinh trùng Sarcoptes scabie hominis ( mạt ngứa) gây ra. Đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt chính xác loại ghẻ bạn mắc phải dựa trên triệu chứng và tác nhân gây bệnh để có hướng điều trị cho đúng đắn.
Nguyên nhân gây ghẻ phỏng
Vi khuẩn hình cầu có khả năng truyền nhiễm, lây lan nhanh từ người này sang người khác. Chính vì vậy, nếu tiếp xúc da kề da trực tiếp hoặc dính phải dịch tiết từ mụn và dung chung đồ với người đang nhiễm bệnh thì bạn có khả năng bị lây rất cao. Chúng tấn công vào da và phát triển mạnh gây ra bệnh ghẻ phỏng.
Một số yếu tố khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình cầu tấn công vào da như:
- Vệ sinh da không sạch sẽ
- Để móng tay móng chân dài dính cày chét đất tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Da có vết trầy xước, tổn thương hở nhưng không được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nên bị nhiễm vi khuẩn hình cầu.
- Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc đông đúc
- Khí hậu ẩm ướt, nóng bức cũng giúp vi khuẩn hình cầu phát triển mạnh
- Chơi với thú cưng bị nhiễm mầm bệnh.
Triệu chứng nhận biết bệnh ghẻ phỏng
Bệnh ghẻ phỏng có các dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Trên vùng da bị vi khuẩn tấn công xuất hiện vệt đỏ có biểu hiện bị viêm
- Bề mặt da nổi mụn nước to, bên trong chứa nhiều dịch màu trắng đục
- Mụn nước có thể mọc đơn độc, có bờ rõ ràng. Đôi khi một số mụn nước mọc gần dính chùm lại với nhau tạo thành bọng nước lớn.
- Khi vỡ ra, mụn nước rỉ dịch và khô lại đóng vảy tiết màu vàng, cứng trên bề mặt da
- Do dịch tiết chứa nhiều vi khuẩn nên nếu để dính sang các vùng da lành sẽ tạo thành các vùng da bị ghẻ phỏng mới.
Cách điều trị bệnh ghẻ phỏng
Việc chẩn đoán bệnh ghẻ phỏng thường được thực hiện thông qua việc quan sát các đặc điểm bên ngoài vùng da bị tổn thương và triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch tiết ở nốt mụn để xác định thủ phạm gây bệnh. Từ đó mới lựa chọn cách điều trị phù hợp.
Các phương pháp trị ghẻ phỏng đang được áp dụng bao gồm:
1. Chữa ghẻ phỏng tại nhà
Các mẹo trị ghẻ phỏng tự nhiên thường được dân gian áp dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh tại nhà cho những trường hợp bị nhẹ.
Sử dụng nước muối
Vệ sinh da hoặc tắm rửa với nước muối chính là một trong những giải pháp tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn để đối phó với bệnh ghẻ phỏng tại nhà. Nước muối với đặc tính kháng khuẩn cực mạnh có khả năng làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh ghẻ và tiêu diệt chúng, đồng thời giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi mụn nước, làm nhanh lành tổn thương viêm.
Thường xuyên tắm rửa với nước muối cũng là cách đơn giản để người bệnh ngăn ngứa nhiễm trùng da, ngăn chặn không cho vi khuẩn có cơ hội tiếp tục tấn công sang các vùng da lành xung quanh.
Nếu chỉ vệ sinh da, bạn có thể mua nước muối sinh lý được bán sẵn ngoài các cửa hàng thuốc tây về sử dụng. Trường hợp bị ghẻ ngứa trên diện rộng, hãy pha muối với nước ấm để tắm. Hơi ấm của nước không chỉ giúp làm thư giãn thần kinh mà đưa các khoáng chất có trong muối thẩm thấu nhanh vào da, đồng thời kích thích lưu thông máu đến sữa chữa tái tạo vùng da bị ghẻ phỏng.
Các bước thực hiện:
- Xả nước ấm vào trong bồn tắm hoặc một cái chậu tắm có kích thước lớn. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp. Độ ấm của nước không được vượt quá thân nhiệt sẽ khiến da bị khô và làm cơ thể bị mất nước.
- Thêm vào bồn tắm 3 – 4 thìa muối biển
- Dùng tay quậy để muối tan ra và hòa đều vào mọi khu vực trong bồn tắm
- Làm sạch cơ thể qua một lần ở bên ngoài rồi ngâm mình vào trong bồn tắm.
- Mát xa cho toàn bộ cơ thể từ 5 – 10 phút. Tránh kỳ cọ mạnh ở khu vực bị ghẻ phỏng sẽ khiến mụn nước bị bể.
Bài thuốc trị ghẻ phỏng từ lá ba chạc
Cây ba chạc trong dân gian còn được gọi là cây chẻ cỏ. Thảo dược này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi hoặc trung du. Nó có tác dụng trị ghẻ phỏng, ghẻ ngứa, dị ứng da và một số vấn đề về sức khỏe. Bộ phận được sử dụng để chữa ghẻ phỏng là phần lá cây.
Để xoa dịu cơn ngứa và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh ghẻ phỏng, bạn có thể sử dụng là nấu nước tắm rửa, vệ sinh khu vực tổn thương hàng ngày. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:
- Chuẩn bị từ 20 – 40g lá cây ba chạc
- Đem lá rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
- Bỏ lá vào ấm, đổ thêm vào 2 lít nước đun sôi
- Vặn bếp nhỏ lại nấu liu riu thêm 10 phút nữa để hòa tan các hoạt chất có trong lá ba chạc.
- Gạn nước ra chậu, pha thêm một ít nước sạch vào cho đủ tắm
- Sử dụng nước nấu từ lá ba chạc tắm rửa mỗi ngày từ 1 – 2 lần để xoa dịu tình trạng kích ứng trên da, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng.
Mẹo trị ghẻ phỏng bằng lá mơ
Thêm một cách chữa ghẻ phỏng tại nhà dễ thực hiện cho bạn lựa chọn đó chính là dùng bài thuốc từ lá mơ. Lá mơ chứa nhiều Alcaloid có khả năng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm viêm loét, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Ngoài ra, nguồn vitamin và khoáng chất phong phú trong lá mơ còn thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương, giúp da có sức đề kháng tốt hơn.
Cách sử dụng:
- Dùng lá mơ tươi rửa sạch với nước muối. Tùy theo diện tích da bị ghẻ phỏng mà sử dụng lượng lá mơ cho phù hợp. Tốt nhất là dùng lá mơ lông.
- Thái nhỏ lá, bỏ vào cối sạch giá nát, vắt lấy nước cốt
- Khi sử dụng, vệ sinh da sạch sẽ rồi lấy một miếng bông gòn thấm nước cốt lá mơ thoa lên da
- Lưu lại từ 20 – 30 phút sau hãy lấy nước ấm rửa lại.
- Thực hiện 2 -3 lần trong ngày để các triệu chứng bệnh ghẻ phỏng nhanh thuyên giảm.
Dùng cây máu chó trị ghẻ phỏng
Cây máu chó thuộc họ Nhục đậu khấu. Sở dĩ loại cây này có tên gọi như vậy bởi khi chặt vào thân cây sẽ chảy ra chất nhựa có màu đỏ tương tự như máu chó. Cây mọc hoang ở các khu vực rừng núi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là miền Bắc.
Thành phần tinh dầu chiết xuất từ hạt cây máu chó là một vị thuốc có tác dụng trị ghẻ tốt. Khi đến mùa thu hoạch, người dân thường thu hái hạt óc chó về đem sấy khô, bỏ vỏ, giã nhuyễn phần nhân rồi trộn chung với muối đã rang khô theo tỷ lệ 100kg hạt: 10kg muối. Sau đó bỏ vào chõ đồ giống như nấu xôi và ép lấy dầu. Thành phẩm thu được là một loại dầu có màu đỏ sẵm, nhầy và có mùi hắc.
Cách sử dụng dầu hạt óc chó chữa bệnh ghẻ phỏng tại nhà:
- Tắm rửa sạch sẽ rồi thấm khô cơ thể
- Gãi cho khu vực bị ghẻ phỏng chảy máu , dùng bông gòn thấm khô dịch rỉ ra.
- Sau đó lấy lượng dầu hạt máu chó vừa đủ thoa một lớp mỏng lên khu vực tổn thương.
Trị ghẻ phỏng với bài thuốc từ lá đào
Lá đào được sử dụng làm thuốc trị ghẻ phỏng trong y học cổ truyền. Dược liệu này có tính bình giúp cầm máu, sát trùng, giảm ngứa và làm mau lành tổn thương ở vùng da bị ghẻ phỏng.
Để trị ghẻ phỏng, lá đào được sử dụng làm thuốc điều trị bên ngoài theo hình thức đắp hoặc nấu nước tắm.
- Cách 1: Lấy lượng lá đào tươi đủ dùng rửa sạch. Cẩn thận ngâm với nước muối pha loãng 15 – 20 phút để tiêu diệt sạch vi khuẩn và ký sinh trùng trên lá đào. Cuối cùng giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh 1 – 2 lần trong ngày.
- Cách 2: Hái 1 nắm lá đào nấu nước tắm dùng để tắm rửa hàng ngày. Sau khi tắm với nước lá đào bạn nên tráng lại cơ thể với nước sạch trước khi mặc quần áo vào.
Chườm lạnh giảm ngứa da
Ngứa là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ phỏng. Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể chườm lạnh. Hơi lạnh sẽ giúp cắt đứt cơn ngứa nhanh chóng, đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm trên bề mặt da nơi bị vi khuẩn ghẻ tấn công.
Các bước thực hiện:
- Sử dụng một cái khăn sạch nhúng vào nước đun sôi để nguội đến khi ướt hoàn toàn
- Vắt cho khăn ráo bớt nước rồi xếp gọn gàng vào trong một cái túi ni lông
- Bỏ vào ngăn đông tủ lạnh để làm mát trong 10 – 15 phút
- Sau đó chỉ việc lấy khăn ra chườm lên da
- Bạn có thể thay thế cách trên bằng cách dùng đá lạnh. Tuy nhiên cần chú ý không được lấy cục đá chườm trực tiếp lên da. Để không bị phỏng nhiệt, hãy bọc đá vào trong một miếng vải mỏng rồi mới chườm.
- Thực hiện theo cách tương tự vài lần trong ngày sẽ giúp tạm thời cắt đứt cơn ngứa.
Dùng gel nha đam
Gel nha đam chứa các hoạt chất có khả năng sát khuẩn mạnh nên có thể giúp hỗ trợ làm giảm các dấu hiệu ngoài da do bệnh ghẻ phỏng gây ra. Thảo dược này cũng cung cấp nhiều nước, vitamin E, C có tác dụng xoa dịu kích ứng, kích thích tái tạo các tế bào mới làm vùng da bị ghẻ phỏng nhanh lành.
Cách sử dụng:
- Dùng lá nha đam tươi gọt vỏ, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn thành một loại gel đặc sệt, hơi nhớt
- Làm sạch da rồi lấy gel nha đam thoa lên khu vực bị tổn thương
- Để từ 15 – 20 phút sau hãy rửa lại cho sạch
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần để da nhanh được tái tạo.
2. Thuốc điều trị ghẻ phỏng do bác sĩ kê đơn
Trường hợp bị ghẻ phỏng nặng, vùng da bị ảnh hưởng có diện tích rộng, việc áo dụng các mẹo trị bệnh tự nhiên sẽ không thể kiểm soát được bệnh. Bạn cần tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.
Tùy theo mức độ bệnh và các triệu chứng đang gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc bôi hoặc thuốc uống có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh ghẻ phỏng, giảm ngứa và chống viêm nhiễm trên bề mặt da.
Cụ thể, các loại thuốc tân dược thường được bác sĩ kê đơn cho người bị ghẻ phỏng bao gồm:
Thuốc bôi chứa Permethrin
Permethrin là hoạt chất thường được tìm thấy trong các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng. Chất này có khả năng ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, qua đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Nghiên cứu cho thấy hoạt chất Permethrin khá an toàn, có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ em trên 24 tháng tuổi và người lớn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị ghẻ phỏng chứa Permethrin được sử dụng với hàm lượng khác nhau. Phổ biến nhất là các thuốc sau:
- Elimite (5% Permethrin)
- Benzyl benzoate (25% Permethrin )
- Nix ( 1% Permethrin )
Thuốc D.E.P trị ghẻ phỏng
Thuốc D.E.P được bào chế dưới dạng dung dịch lỏng được chỉ định để trị ghẻ phỏng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Mỗi ngày, bạn có thể bôi thuốc 2 – 3 lần. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh trước khi bôi để thuốc có thể thấm nhanh qua da và phát huy hiệu quả tốt hơn. Không sử dụng thuốc bôi vào bộ phận sinh dục.
Thuốc Crotamiton
Crotamiton là một loại thuốc mỡ được sử dụng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời xoa dịu cơn ngứa ngáy và tình trạng kích ứng trên da.
Để trị ghẻ, bạn có thể thoa Crotamiton lên vùng da cần điều trị và để sau đó khoảng 24 tiếng mới tắm rửa lại cho sạch sẽ. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 10 tuổi, người già trên 65 tuổi, người đang cho con bú và phụ nữ mang thai.
Một số thuốc trị ghẻ phỏng khác
Bên cạnh các loại thuốc trên, một số nhóm thuốc khác cũng có thể được chỉ định cho người bị ghẻ phỏng như:
- Benzyl benzoat 33%
- Thuốc chứa lưu huỳnh
- Thuốc kháng histamin giảm ngứa
- Lindane Lotion
- Ivermectin…
Các thuốc trên mặc dù có tác dụng điều trị ghẻ phỏng tốt nhưng bạn không nên nôn nóng mà lạm dụng quá mức. Cần tuân thủ sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số trường hợp có thể bị kích ứng da, dị ứng hoặc gặp các tác dụng phụ bất thường sau khi dùng thuốc tây trị ghẻ phỏng. Trường hợp này, hãy tạm thời ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Bác sĩ có thể cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ từ việc sử dụng thuốc, nếu nguy cơ nhiều hơn lợi ích nhận được thì cần thay đổi loại thuốc điều trị khác cho an toàn hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị ghẻ phỏng
Ngoài việc tích cực điều trị bệnh, người bị ghẻ phỏng cũng cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và chăm sóc da đúng cách để tổn thương nhanh lành. Điều này cũng có thể giúp ích trong việc giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh ghẻ phỏng trong tương lai. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích liên quan đến vấn đề này:
– Trong sinh hoạt hàng ngày:
- Giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh cần được làm sạch thường xuyên để không bị nhiễm trùng.
- Sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ hoặc nước ấm để làm sạch da nhằm hạn chế những kích ứng cho vùng da bị bệnh.
- Không kỳ cọ mạnh hoặc dùng tay gãi ngứa. Những thói quen này có thể làm bể mụn nước, khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tổn tương dẫn đến nhiễm trùng.
- Tắm rửa, giặt giũ quần áo hàng ngày. Quần áo của người bệnh cần phơi ngoài nắng to cho thật khô để tiêu diệt sạch vi khuẩn. Ngay cả chăn màn, khăn tắm, vỏ gối của người bệnh cũng cần phải giặt giũ thường xuyên.
- Không ngủ chung, tiếp xúc da hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác khiến vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng lây lan nhanh chóng cho những người xung quanh.
- Tránh sử dụng các loại sữa tắm, xà bông hay nước rửa tay chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, hạn chế để thần kinh bị căng thẳng.
- Không để da tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn
– Chế độ ăn uống cho người bị ghẻ phỏng
- Kiêng ăn hải sản. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều protein lạ có thể kích thích hệ miễn dịch phản ứng quá mức và giải phóng nhiều histamin. Chất này có thể khiến vùng da bị ghẻ phỏng ngứa ngáy dữ dội hơn, đồng thời làm tình trạng viêm da tăng nặng.
- Tránh ăn các thực phẩm sinh mủ: Bao gồm đồ nếp, gia vị cay, thịt gà
- Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có gas. Chất ngọt có thể làm tăng phản ứng viêm trên da, làm tổn thương lâu lành.
- Uống nhiều nước để làm dịu kích ứng ở khu vực bị bệnh, giúp thanh lọc, đào thải độc tố tích tụ dưới da.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, các loại củ, rau lá xanh trong bữa ăn để tổn thương được nuôi dưỡng, tái tạo nhanh.
- Các thực phẩm có khả năng kháng viêm tự nhiên như tỏi, nghệ, cá béo, hạt lanh, hạt óc chó, súp lơ xanh… cũng rất cần thiết cho chế độ ăn của người bị bệnh ghẻ phỏng.
Bạn nên tìm hiểu thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!