Ghẻ Chàm Hóa: Cách Điều Trị Và Thông Tin Cần Biết

Ghẻ chàm hóa là một dạng bệnh ghẻ tiến triển do không sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Lúc này, việc kiểm soát triệu chứng và diễn tiến của bệnh thường gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của làn da.

ghẻ chàm hóa
Ghẻ chàm hóa – giai đoạn diễn tiến nặng khi không kiểm soát tốt bệnh ghẻ

Ghẻ chàm hóa là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Ghẻ chàm hóa là thuật ngữ y tế đề cập tới một dạng tiến triển của bệnh ghẻ – bệnh lý da liễu phổ biến do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis (cái ghẻ) gây ra. Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi đối tượng khi có yếu tố thuận lợi.

Khi đã xâm nhập vào da, nếu có các điều kiện thuận lợi thì cái ghẻ sẽ sinh sôi rất nhanh. Chúng đào hang, làm tổ và đẻ trứng ngay lớp sừng dưới da. Dưới đây là vòng đời của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis:

  • Giai đoạn trứng, thường có kích thước rất nhỏ, khoảng từ 0.1 – 0.15mm
  • Khoảng 3 – 4 ngày thì trứng sẽ nở và ấu trùng xuất hiện, đào xuống bề mặt da
  • Khoảng 3 – 4 ngày tiếp theo, con ghẻ thường lột xác nhiều lần để trường thành
  • Cái ghẻ trưởng thành giao phối và lại tiếp tục đào hang bên dưới da để đẻ trứng mới

Bệnh ghẻ nếu không sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn chàm hóa. Lúc này, những cơn ngứa thường xảy ra ở mức độ dữ dội hơn và tổn thương trên da cũng sẽ nặng nề hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Như đã đề cập, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ chàm hóa chính là do không sớm điều trị và kiểm soát tốt bệnh ghẻ. Thêm vào đó có thể là do cái ghẻ sinh sôi quá nhanh khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này:

  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý ngoài da khác khiến cho hàng rào bảo vệ da tự nhiên bị suy giảm
  • Người sống trong môi trường ẩm ướt, chật chội, không đảm bảo vệ sinh
  • Người đang mắc các bệnh khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu cũng khiến cho bệnh ghẻ dễ tiến triển nặng
  • Những người không chú ý đến việc chăm sóc và dự phòng khi điều trị bệnh ghẻ, để bệnh tái phát nhiều lần

2. Các triệu chứng đặc trưng

Cũng giống như bệnh ghẻ, ghẻ chàm hóa thường gây ra các triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, biểu hiện của triệu chứng thường ở mức độ nặng nề hơn. Ngoài ra, tổn thương trên da còn có các biểu hiện khá giống với bệnh chàm.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Mụn nước vỡ ra khiến da bị chảy dịch và đóng vảy
  • Bề mặt tổn thương trên da thường xù xì, sần sùi và nổi cộm lên
  • Tổn thương có thể bị lichen hóa
  • Những cơn ngứa thường kích hoạt ở mức độ dữ dội, dai dẳng và kéo dài
  • Cơn ngứa có thể kích hoạt phản ứng cào, gãi khiến tổn thương da càng thêm nặng nề
dấu hiệu ghẻ chàm hóa
Cơn ngứa do bệnh ghẻ chàm hóa gây ra thường dữ dội và kéo dài

Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng nặng nề hơn khi thời tiết nóng ẩm hay da bị ẩm ướt, đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, tổn thương trên da thường có xu hướng lan rộng nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Ghẻ chàm hóa có nguy hiểm không?

So với bệnh ghẻ ở giai đoạn sớm thì ghẻ chàm hóa được nhận định là nghiêm trọng hơn. Bên cạnh khả năng lây lan nhanh thì nó còn tiềm ẩn nhiều vấn đề biến chứng nếu không được kiểm soát tốt.

Dưới đây là một số biến chứng của bệnh ghẻ chàm hóa:

  • Nhiễm trùng da: Đây được cho là biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Do tổn thương trên da trở nên nặng nề nên tạo điều kiện cho các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm men hoạt động mạnh mẽ. Nhiễm trùng có thể ăn sâu và lan rộng khiến việc khắc phục gặp nhiều cản trở.
  • Chàm hóa da: Khi bệnh ghẻ chuyển sang giai đoạn chàm hóa thì đây là biến chứng không thể tránh khỏi. Nó khiến cho da bị dày lên, sẫm màu làm mất thẩm mỹ. Ngoài ra còn khiến cho triệu chứng ngứa ngáy càng nặng nề thêm.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ chàm hóa

Đối với bệnh ghẻ chàm hóa, việc điều trị cũng được đánh giá là khó khăn hơn so với giai đoạn bệnh còn mới xuất hiện. Bởi lúc này, tổn thương đã lan tỏa trên diện rộng. Hơn nữa còn kích hoạt ở mức độ nặng nề. Nếu không cẩn trọng khi điều trị thì người bệnh còn rất dễ bị sẹo xấu xí trên da sau đó.

Tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách:

1. Chẩn đoán

Các chuyên gia cho biết, ghẻ chàm hóa là bệnh ngoài da cần được chẩn đoán sớm. Bác sĩ có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng ngoài ra để xác định bệnh. Ngoài ra, một số giải pháp xét nghiệm khác như trích da hay soi dưới kính hiển vi có thể sẽ được thực hiện. Điều này sẽ giúp phát hiện ra dấu vết hang ghẻ cũng như các ấu trùng ghẻ.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Mặc dù bệnh ghẻ đã chuyển sang giai đoạn chàm hóa nhưng việc sử dụng thuốc vẫn sẽ đáp ứng tốt. Tuy nhiên, liều lượng và tần suất sử dụng có thể sẽ được điều chỉnh tăng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ở giai đoạn chàm hóa của bệnh thì việc kết hợp giữa thuốc sử dụng ngoài da và thuốc uống được cho là cần thiết. Sự kết hợp này có thể mang đến hiệu quả tốt, tránh các biến chứng không may phát sinh.

điều trị ghẻ chàm hóa
Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc bôi ngoài da để điều trị ghẻ chàm hóa

– Thuốc bôi trị ghẻ chàm hóa có thể là:

  • Thuốc D.E.P: Có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa và hỗ trợ ức chế hoạt động của cái ghẻ. Thường được dùng với tần suất 2 – 3 lần mỗi ngày bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da bị ghẻ.
  • Benzyl Benzoate 33%: Loại thuốc bôi này có khả năng thấm sâu vào da. Từ đó có thể tiêu diệt được cả cái ghẻ cùng với trứng của chúng. Sau khi thoa thuốc nên để yên 3 ngày rồi mới tắm. Không dùng Benzyl Benzoate 33% cho da mặt và da đầu.
  • Kem Permethrin 5%: Có thể đáp ứng với ký sinh trùng ghẻ. Nhưng cần thoa thuốc và giữ nguyên 8 – 14 giờ rồi mới tắm lại. Thường được dùng trong liên tục 1 tuần.
  • Lindane 1%: Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng có thể gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Sau khi thoa thuốc cần để yên khoảng 8 tiếng thì dùng nước ấm rửa lại.
  • Kem Eurax: Ngoài tiêu diệt ghẻ thì kem bôi này còn giúp làm giảm ngứa ngáy. Bác sĩ thường chỉ định dùng 2 – 3 lần/ ngày. Khi da đang có tổn thương hở thì tuyệt đối không thoa thuốc.
  • Crotamiton hàm lượng 10%: Được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 – 2 ngày.

– Các loại thuốc uống trị ghẻ chàm hóa bao gồm:

  • Ivermectin: Thuốc này được sử dụng với liều duy nhất 200mcg/ kg trọng lượng cơ thể với bệnh ghẻ thông thường. Còn ở giai đoạn chàm hóa thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thêm liều nữa sau khoảng từ 7 – 10 ngày dùng liều đầu tiên.
  • Thuốc kháng histamin: Do bệnh ghẻ chàm hóa thường gây ra triệu chứng ngứa dữ dội nên dùng thuốc kháng histamin đường uống là cần thiết. Các thuốc thế hệ 2 thường sẽ được dùng phổ biến hơn do ít gây tác dụng phụ.
  • Viên uống bổ sung các loại vitamin B1, C: Mặc dù không tác động trực tiếp đến căn nguyên của bệnh như các loại viên uống này có thể giúp nâng cao đề kháng. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình hàn gắn tổn thương trên da.

Hướng dẫn chăm sóc da khi bị ghẻ chàm hóa

Để có quá trình điều trị bệnh ghẻ chàm hóa tốt nhất thì ngoài dùng thuốc, người bệnh cần chú ý quan tâm đến vấn đề chăm sóc da. Có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên như muối biển hay các thảo mộc để vệ sinh vùng da bị ghẻ.

1. Hướng dẫn vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh da kém được cho là một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh ghẻ tiến triển và dẫn đến chàm hóa. Vì vậy để có quá trình điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh ra.

Thường xuyên làm sạch vùng da bệnh là việc nên làm mỗi ngày. Tuy nhiên cần chú ý vệ sinh nhẹ nhàng. Tuyệt đối không kỳ cọ quá mạnh khi da đang bị nổi mụn nước hay có dấu hiệu viêm nhiễm.

chữa ghẻ chàm hóa
Người bệnh cần chú ý vệ sinh vùng da bệnh đúng cách

Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da có chứa chất tẩy mạnh. Một số loại sữa tắm, nước rửa tay có tính kháng khuẩn nhẹ được cho là hữu ích. Nếu lo sợ tình trạng kích ứng thì bạn nên gặp bác sĩ Da liễu để được tư vấn về các dòng sản phẩm vệ sinh da phù hợp.

2. Sử dụng nước muối ấm

Dùng nước muối ấm để vệ sinh và chăm sóc vùng da bị ghẻ chàm hóa là cách hữu hiệu mà người bệnh có thể tham khảo. Nước muối ấm có khả năng sát trùng, làm giảm ngứa và kháng khuẩn rất mạnh mẽ.

Nhiệt độ ấm từ nước muối có thể đánh lừa các dây thần kinh cảm giác. Nhờ đó mà ức chế được việc truyền tín hiệu ngứa từ vùng da bị ghẻ chàm hóa. Điều này sẽ giúp cắt nhanh cơn ngừa và tránh tình trạng cào gãi lên tổn thương da.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lít nước có độ ấm vừa phải
  • Thêm vào 1 vài thìa cà phê muối biển
  • Khuấy cho tan hết rồi dùng để vệ sinh vùng da bị ghẻ
  • Ngoài ra, nếu tổn thương da lan rộng thì bạn có thể áp dụng cách tắm nước muối ấm

3. Ngâm rửa vùng da bị ghẻ với nước sắc lá trầu không

Đây cũng là một giải pháp đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà. Cách này được đánh giá là có thể thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương da do bệnh ghẻ.

Lá trầu từ lâu đã được ghi nhận là có khả năng sát trùng, kháng viêm và chống khuẩn mạnh mẽ. Hơn nữa, tinh dầu Eugenol dồi dào trong lá trầu còn có khả năng ức chế và tiêu diệt Sarcoptes scabiei hominis. Còn các thành phần catalase và superoxide effutase lại giúp tăng sinh collagen. Nhờ đó mà giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương da và ngăn ngừa sẹo sau điều trị.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm khoảng 7 – 10 lá trầu không tươi đem rửa sạch rồi vò sơ qua
  • Đun sôi 1.5 lít nước, cho lá trầu vào đun thêm 3 – 5 phút trên lửa nhỏ
  • Tắt bếp rồi đỏ ra thau và pha thêm nước lã vào cho ấm
  • Dùng nước sắc lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị ghẻ chàm hóa khoảng 10 – 15 phút

4. Tắm bột yến mạch

Khi bệnh ghẻ đã chuyển sang giai đoạn chàm hóa thì việc tắm bột yến mạch được cho là giải pháp rất hữu ích. Hàm lượng saponin dồi dào trong nguyên liệu này có tác dụng làm sạch da một cách dịu nhẹ. Đặc biệt là không gây kích ứng như một số loại xà phòng thông thường.

Ngoài ra, chất kẽm dồi dào trong bột yến mạch còn phát huy khả năng diệt khuẩn và sát trùng. Còn avenanthramides lại có tác dụng hỗ trợ làm giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy chữa lành tổn thương da.

chăm sóc vùng da bệnh ghẻ
Có thể áp dụng cách tắm bột yến mạch để làm sạch da và giảm ngứa ngáy

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nước tắm có nhiệt độ ấm vừa phải
  • Thêm bào khoảng từ 2 – 3 thìa cà phê bột yến mạch rồi khuấy đều lên
  • Sử dụng nước này để tắm, chú ý dùng tay kỳ cọ nhẹ nhàng lên các vùng da bị ghẻ chàm hóa
  • Cuối cùng, dùng nước sạch tắm lại để loại bỏ hết lượng bột yến mạch còn dính trên da

Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ghẻ chàm hóa

Bệnh ghẻ chàm hóa gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong đời sống thường ngày. Hơn nữa còn dễ dàng phát sinh biến chứng nghiêm trọng nếu không kiểm soát tốt. Vì vậy, bạn cần chú ý đến công tác phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Dưới đây là các giải pháp:

  • Khi phát hiện ra các triệu chứng ghẻ, hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách và kịp thời.
  • Nên dùng thuốc và các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da hợp lý theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc hay điều chỉnh liều lượng bởi có thể khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không cào, gãi lên tổn thương da. Phản ứng này sẽ khiến cho tổn thương sâu, lan rộng, dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ chàm hóa.
  • Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để làn da nhanh chóng được tái tạo và khỏe mạnh hơn.
  • Nên ưu tiên mặc trang phục rộng thoáng, thoải mái, tránh mặc đồ quá dày, bí bách và dễ gây cọ xát vào da.
  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường hay nguồn nước ô nhiễm.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, giày dép, chăn màn, ga trải giường… và phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp. Điều này có thể giúp tiêu diệt mầm bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh ghẻ.

Bệnh ghẻ khi đã diễn tiến sang giai đoạn chàm hóa thì triệu chứng thường kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. Hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo hướng dẫn từ bác sĩ để nhanh chóng kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *