Chữa ghẻ bằng nước muối – Thực hiện đúng rất hiệu quả
Nội dung bài viết
Nước muối có đặc tính sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì vậy, nhiều người tin rằng, giải pháp chữa ghẻ bằng nước muối sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan. Thực tế, cách này có thể giúp giảm ngứa ngáy, chống nhiễm trùng và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Tác dụng chữa bệnh ghẻ của nước muối
Muối là loại gia vị được dùng phổ biến trong ẩm thực, giúp làm tăng hương vị cho từng món ăn. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.
Trong đó, chữa bệnh ghẻ bằng nước muối là giải pháp cho đến nay vẫn được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, muối có vị mặn với nhiều công dụng hữu ích.
Nước muối có thể giúp sát trùng, làm tiêu viêm, giải độc, lương huyết và dẫn các thuốc khác vào kinh lạc. Với đặc tính giảm ngứa, sát trùng, tiêu viêm và giải độc, dùng nước muối có thể khắc phục được các triệu chứng mà bệnh ghẻ gây ra.
Hơn nữa, nước muối lại là nguyên liệu lành tính, an toàn và dễ sử dụng. Điều trị bệnh ghẻ bằng nước muối không tốn kém chi phí nên phù hợp với rất nhiều đối tượng.
Hướng dẫn cách dùng nước muối chữa bệnh ghẻ
Có nhiều cách sử dụng nước muối chữa bệnh ghẻ được lưu truyền trong dân gian. Dưới đây là 3 cách được áp dụng phổ biến cho đến tận ngày nay:
1. Vệ sinh vùng da bệnh với nước muối loãng
Đây được cho là cách đơn giản nhất, dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian. Dùng nước muối loãng vệ sinh vùng da bị ghẻ sẽ giúp sát trùng, làm giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hơn nữa nước muối khi thấm sâu vào da có thể ức chế hoạt động của cái ghẻ. Từ đó giúp ngăn ngừa tổn thương lan rộng và hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó cho 2 thìa cà phê muối vào
- Khuấy đều lên rồi đổ ra thau
- Thêm nước lã vào tới khi nước đạt độ ấm vừa phải
- Dùng nước muối loãng để ngâm rửa vùng da bị bệnh khoảng 5 – 10 phút
Sau khi ngâm rửa vùng da bệnh với nước muối loãng thì nên dùng nước sạch rửa lại. Bởi nước muối đọng lại trên da có thể gây khó chịu, bết rít và dễ làm tổn thương lan rộng hơn.
2. Tắm nước muối ấm
Bên cạnh cách dùng nước muối loãng để ngâm rửa thì bạn có thể áp dụng cách tắm nước muối ấm. Giải pháp này đặc biệt phù hợp khi triệu chứng bệnh ghẻ xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Tắm nước muối ấm có thể giúp đánh lừa các dây thần kinh cảm giác. Từ đó ức chế việc truyền tín hiệu ngứa từ vùng da tổn thương do ghẻ. Ngoài việc làm giảm ngứa thì tắm nước muối ấm còn giúp làm sạch da, sát khuẩn và chống nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 bồn tắm chứa nước có độ ấm vừa phải
- Thêm vào đó khoảng 4 – 5 thìa cà phê muối
- Khuấy cho tan hết rồi ngâm mình vào tắm khoảng 10 phút
- Nên dùng tay kỳ cọ nhẹ nhàng lên vùng da bị ghẻ trong khi tắm
3. Kết hợp muối với các thảo dược khác
Muối có tác dụng dẫn các thuốc khác vào kinh lạc tốt hơn. Vì vậy mà nguyên liệu này thường được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh ghẻ. Điều này sẽ giúp nâng cao tính hiệu nghiệm. Thông thường, để chữa bệnh ghẻ, muối sẽ được kết hợp với lá mướp hoặc lá trầu không.
– Dùng muối kết hợp với lá mướp:
Lá mướp là thảo dược tự nhiên quen thuộc có sẵn trong vườn nhà. Nhiều thành phần hoạt chất có trong lá mướp được ghi nhận là có công dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn và các loại ký sinh trùng. Lá mướp có thể dùng chung với muối để giúp hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ tốt hơn.
- Cần chuẩn bị 4 – 5 lá mướp tươi cùng 1 thìa cà phê muối hạt
- Lá mướp đem rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nhuyễn
- Cho muối hạt vào giã cùng
- Vệ sinh vùng da bệnh, lau khô rồi thoa hỗn hợp này lên
- Lưu lại trên da khoảng 30 phút rồi dùng nước sạch rửa lại
– Kết hợp muối với lá trầu không:
Ngoài kết hợp với lá mướp thì bạn cũng có thể tham khảo cách kết hợp với lá trầu không. Đây là thảo dược tự nhiên được biết đến với đặc tính sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Hơn nữa các thành phần catalase và superoxide effutase trong lá trầu còn có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da do bệnh ghẻ.
- Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không và 1 thìa cà phê muối biển
- Lá trầu cần được rửa sạch, để ráo và vò sơ qua
- Đun sôi 2 lít nước, cho lá trầu vào đun thêm 3 – 5 phút
- Đổ ra thau, thêm muối vào khuấy tan và chờ cho nước ấm
- Sử dụng để ngâm rửa vùng da bị ghẻ
- Nên tận dụng phần bã trầu để nhẹ nhàng xoa lên bề mặt vùng da tổn thương
Chữa bệnh ghẻ bằng nước muối có hiệu quả không?
Như đã đề cập, nước muối có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn rất tốt. Đặc biệt là có thể làm giảm hoạt động của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ. Tuy nhiên mẹo chữa bệnh ghẻ bằng nước muối chỉ là giải pháp có tác dụng hỗ trợ.
Áp dụng đúng cách sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm và chống nhiễm trùng. Ngoài ra, giải pháp này không thể đáp ứng hoàn toàn với diễn tiến của bệnh. Vì vậy, người bệnh tránh tình trạng lạm dụng hay đặt kỳ vọng quá nhiều vào mẹo tự nhiên này. Tốt nhất vẫn cần điều trị bằng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi dùng nước muối chữa bệnh ghẻ
Nước muối là nguyên liệu lành tính và ít gây tác dụng phụ khi sử dụng. Nhưng khi dùng muối để trị bệnh ghẻ thì bạn vẫn nên cẩn trọng để nhận được kết quả tốt và tránh gặp các tình huống rủi ro.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
- Chữa ghẻ bằng nước muối chỉ là giải pháp hỗ trợ. Vì vậy bạn nên áp dụng song song với việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời thực hiện việc chăm sóc da đúng cách.
- Tuyệt đối không áp dụng các mẹo chữa từ nước muối lên vùng da bị lở loét, chảy máu hay có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu nhận thấy da có những biểu hiện này thì bạn nên tìm đến bác sĩ ngay để được giúp đỡ.
- Ngoài việc điều trị ghẻ bằng nước muối thì bạn nên chú ý đến các vấn đề chăm sóc và dự phòng. Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ quần áo, giày dép, chăn màn và phơi ở nơi có nắng rọi trực tiếp.
- Không dùng chung đồ cá nhân và tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh khi bạn đang mắc bệnh. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây lan của bệnh hiệu quả.
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách chữa bệnh ghẻ bằng muối. Đây chỉ là giải pháp hỗ trợ không thể tác dụng toàn diện đến diễn tiến của bệnh. Vì vậy người bệnh cần tránh lạm dụng hay dùng mẹo này để thay thế cho việc dùng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!