Các thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai và lưu ý

Buồn nôn, ợ chua hoặc đau bụng,… không chỉ là dấu hiệu của thai nghén mà còn là triệu chứng nhận biết đau dạ dày ở mẹ bầu. Thông thường, để giảm nhanh tình trạng khó chịu này, thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai được xem là lựa chọn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thai phụ nên lưu ý những điểm gì để tránh tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai có nên dùng thuốc điều trị đau dạ dày không?

Đau dạ dày khi mang thai là gì?

Theo các chuyên gia khoa hệ tiêu hóa, đau dạ dày khi mang thai thường có những biểu hiện tương tự với triệu chứng thai nghén. Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi phát triển làm thay đổi kích thước tử cung gây chèn ép lên dạ dày. Tình trạng này xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa dẫn đến triệu chứng buồn nôn, đầy bụng,…

Ngoài nguyên nhân này, đau dạ dày trong thời gian mang thai cũng có thể là do nhiều tác nhân khác nhau gây nên như stress, căng thẳng hoặc thói quen ăn uống không điều độ,… Cho dù là yếu tố nào gây bệnh, triệu chứng bệnh một khi xuất hiện thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, để giảm nhanh các phản ứng bất thường, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra và thực hiện biện pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường không được khuyến khích sử dụng ở phụ nữ mang thai. Thông thường, để kiểm soát chứng đau dạ dày, thai phụ có thể sử dụng các biện pháp thay thế tự nhiên an toàn tại nhà như uống nghệ và mật ong, trà gừng hoặc trà hoa cúc,…

4 năm chịu đựng HP dạ dày khiến tôi vô cùng mệt mỏi, có những lúc còn bị xuất huyết tiêu hóa. Nhưng nhờ kiên trì dùng thuốc, tôi đã thoải mái hơn rất nhiều, ăn được, ngủ được sau 2 tháng >>> XEM NGAY

Tuy nhiên, trong một số trường hợp triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên và các mẹo tự nhiên không mang lại tác dụng chữa trị. Lúc này, thuốc chính là lựa chọn bắt buộc để khắc phục tình trạng khó chịu ở mẹ bầu.

Thế nhưng, để giảm những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, mẹ bầu không nên tự ý mua và dùng thuốc. Chị em tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc chữa đau dạ dày nằm trong danh mục thuốc kê đơn dành cho phụ nữ mang thai theo đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi các loại thuốc này đã được kiểm nghiệm và chứng minh tương đối an toàn đối với thai phụ.

Một số loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai thường được bác sĩ kê đơn như:

1. Thuốc giảm đau

Theo các chuyên gia tiêu hóa, đau dạ dày trong thời kỳ mang thai có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thai phụ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc giảm đau dưới bất kỳ hình thức nào trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Thuốc đau dạ dày cho mẹ bầu
Thuốc giảm đau giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, nhưng thai phụ không nên tự ý mua và sử dụng khi không được kê đơn.

Các loại thuốc giảm đau có thể dùng ở phụ nữ đau dạ dày khi mang thai như:

  • Paracetamol: Là một trong những thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi, nhất là trong thời kỳ mang thai. Mặc dù vẫn chưa được nghiên cứu kiểm chứng dùng Paracetamol trong giai đoạn thai kỳ, nhưng theo một số kiểm nghiệm thực tế, thuốc này dùng điều trị ở liều lượng phù hợp không gây ảnh hưởng đến bào thai hoặc làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Ibuprofen: Nhóm thuốc giảm đau này thường sử dụng ở những thai phụ đau dạ dày ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trên thực tế, ở những phụ nữ mang thai uống thuốc Ibuprofen chưa thấy có nguy cơ làm tăng dị tật bẩm sinh hoặc xuất hiện tình trạng sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đối với thai nhi, mẹ bầu nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro có thể xảy ra trước khi dùng.

2. Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid HCl tiết ra trong dạ dày, đồng thời giúp tạo lớp màng đệm dạ dày, ngăn ngừa tình trạng co thắt hoặc kích ứng xảy ra ở dạ dày. Thông thường, các chuyên gia y tế sẽ kê đơn thuốc bao gồm một số loại thuốc kháng acid như Tums, Mylanta, Rolaids, Maalox, Prevacid và Pepcid,… để cải thiện triệu chứng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để lựa chọn thuốc chữa trị phù hợp với từng đối tượng, bác sĩ cần cân nhắc giữa rủi ro tiềm ẩn và lợi ích đạt được để giảm thiểu tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Một số tác dụng phụ thường gặp ở mẹ bầu khi sử dụng thuốc kháng acid như:

  • Táo bón
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thay đổi huyết áp
  • Phù chân

3. Thuốc chống buồn nôn hoặc nôn

Domperidon là một trong những loại thuốc chống nôn hoặc buồn nôn phổ biến. Mặc dù thuốc này không gây ảnh hưởng đến bào thai, nhưng dược chất chứa trong thuốc có thể gây tác động đến nhịp tâm thất của thai phụ. Điều này nếu phát sinh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, phụ nữ khi mang thai không nên sử dụng Domperidon để điều trị chứng buồn nôn hoặc nôn do đau dạ dày gây nên.

thuốc đau dạ dày cho phụ nữ khi mang thai
Thuốc chống buồn nôn không được khuyến khích ở phụ nữ mang thai. Để giảm cảm giác khó chịu này, chị em có thể uống trà gừng

 

Ảnh hưởng của thuốc đau dạ dày đối với thai phụ

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai đôi khi cần thiết về mặt y tế. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyên mẹ bầu nên tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào không được kê đơn trong 3 tháng đầu. Bởi trên thực tế sẽ có một số loại thuốc an toàn trong thai kỳ, nhưng một số khác thì không. Nếu thai phụ sử dụng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Chẳng hạn, việc sử dụng thuốc không nằm trong danh mục cho phép với liều lượng không chính xác, dược chất chứa trong thuốc có thể đi vào bào thai làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ sau này. Nghiêm trọng hơn, dùng sai thuốc có thể gây suy hô hấp hoặc xuất hiện triệu chứng tiền sản giật, tăng khả năng sẩy thai hoặc thai nhi chết lưu.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ mà tác dụng phụ do sử dụng thuốc sai liều ở mỗi thai phụ thường khác nhau. Cụ thể như:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hình thành của các cơ quan như tim, tay, chân hoặc thần kinh trung ương,… Ở giai đoạn này, nếu thai phụ sử dụng thuốc, các thành phần trong thuốc có thể gây cản trở quá trình phát triển này dẫn đến tình trạng dị tật hoặc xuất hiện quái thai.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: Khi bước vào chu kỳ tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi bắt đầu trưởng thành và hoàn thiện dần về hình thể. Khác với giai đoạn đầu, ở những tháng giữa thai kỳ, thai nhi ổn định hơn và ít nhạy cảm với thuốc. Vì vậy, đây được xem là thời điểm mẹ bầu có thể dùng thuốc điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các cơ quan như như bộ phận sinh dục hoặc phổi ở giai đoạn này vẫn chưa hoàn thiện. Nếu bà bầu dùng thuốc sai cách hoặc sai liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận này.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối: Sự thay đổi của thai nhi ở chu kỳ tam cá nguyệt thứ ba tương đối rõ ràng. Ở giai đoạn này, thai nhi lớn dần và chiếm gần hết tử cung. Các bộ phận cơ quan của bé đã hình thành đầy đủ, nhưng cũng có một số bộ phận chưa hoàn thiện như gan hoặc thận. Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này có thể gây hại thai nhi hoặc mẹ khi sinh nở.

Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm này, sử dụng sai thuốc và không đúng liều lượng còn gây nên những phản ứng phụ điển hình ở mẹ bầu như:

  • Triệu chứng dị ứng: Ngứa hoặc khô da
  • Hoa mắt, mắt nhìn mờ
  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc ù tai
  • Đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy
  • Mất cảm giác, tay chân thiếu linh hoạt
thuốc dạ dày cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ khi mang thai nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ cho cả thai nhi và mẹ.

Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

Để ngăn chặn sự xuất hiện của triệu chứng đau dạ dày trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng của biện pháp sau đây:

  • Tránh sử dụng một số thực phẩm: Nếu bị đau dạ dày khi mang thai, chị em nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm làm nặng thêm chứng rối loạn tiêu hóa như sô cô la, thực phẩm giàu chất béo, đồ uống chứa caffein, nước ép cam, thức ăn hoặc đồ uống chứa bạc hà,…
  • Tránh uống rượu, bia: Rượu, bia giúp mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng sử dụng loại đồ uống chứa cồn này trong thời kỳ mang thai có thể gây hại đối với thai nhi. Đặc biệt, đối với mẹ bầu bị đau dạ dày, kiêng sử dụng rượu, bia là điều cần thiết. Bởi các hoạt chất chứa trong đồ uống này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bào thai mà còn khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng.
  • Bỏ thuốc lá: Theo một số nghiên cứu, chất độc chứa trong khói thuốc lá có gây hại cho phổi và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Chưa kể đến việc hút thuốc lá khi bị viêm đau dạ dày ở thời kỳ mang thai có thể gây biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ khi mang thai giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để xác định thuốc có an toàn dùng trong mang thai hay không, mẹ bầu nên kiểm tra từng loại thuốc trước khi sử dụng. Tốt nhất, chị em nên tham khảo và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tậm: 10 Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà tốt nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *