10+ Thuốc Chữa Viêm Đại Tràng Tốt Nhất 2022 Và Cách Dùng

Thuốc chữa viêm đại tràng giúp điều trị và giảm nhanh triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các yếu tố cá nhân khác mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chữa trị phù hợp với từng đối tượng bệnh khác nhau. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

thuốc chữa viêm đại tràng
Thuốc chữa viêm đại tràng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa. Tùy thuộc vào mức độ bệnh tình của từng đối tượng bệnh mà bác sĩ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp

10+ thuốc chữa viêm đại tràng phổ biến hiện nay

Thuốc chữa viêm đại tràng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện nhanh chóng một số triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm cả về thành phần và công nghệ sản xuất. Chưa kể đến, tác dụng điều trị cũng như cách sử dụng ở từng loại là không giống nhau. Vì vậy, bệnh nhân viêm đại tràng cần tìm hiểu và nắm rõ cách dùng thuốc như thế nào là hợp lý, giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh lâu dài và giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

Dưới đây là các loại thuốc chính được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh viêm loét đại tràng, bệnh nhân có thể tham khảo.

1. Lialda

Lialda hay còn gọi là mesalamine. Thuốc thuộc nhóm aminosalicylate, có tác dụng làm giảm tình trạng tổn thương, viêm sưng và tiêu chảy ở đại tràng. Vì vậy, thuốc thường được chỉ định sử dụng điều trị bệnh viêm loét đại tràng ở người lớn, những đối tượng bệnh có mức độ viêm đau từ nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, Lialda còn được dùng với mục đích cải thiện bệnh Crohn và ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét đại tràng tái phát.

+ Cách sử dụng và liều lượng

Thuốc Lialda được sản xuất dưới dạng viên uống. Do đó, người bệnh có thể dùng thuốc này bằng cách uống kèm chung hoặc không kèm với thức ăn theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình uống thuốc, bệnh nhân nên nuốt trọn viên thay vì nhai, nghiền nhỏ hoặc làm gãy viên thuốc. Cách làm này sẽ giúp thuốc được phóng thích đúng vào trong đại tràng, tăng khả năng điều trị bệnh.

Thông thường, để thuốc Lialda phát huy tác dụng điều trị bệnh tối đa, người bệnh nên uống thuốc 3 lần mỗi ngày theo lời khuyên từ bác sĩ. Liều lượng dùng thuốc Lialda ở mỗi người thường không giống nhau. Điều này còn dựa trên tình trạng bệnh lý, cân nặng cũng như khả năng đáp ứng thuốc của mỗi bệnh nhân. Cụ thể, đối với người lớn và trẻ em trưởng thành liều dùng thuốc sẽ khác trẻ em dưới 12 tuổi.

+ Tác dụng phụ của thuốc Lialda

Khi sử dụng thuốc Lialda chữa bệnh viêm đại tràng, bệnh nhân nên lưu ý những tác dụng phụ thường gặp sau đây:

  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đầy bụng, đầy hơi, khí quá nhiều
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Viêm và đau ở họng, xoang
  • Xuất hiện một số triệu chứng giống như cảm cúm
  • Đau lưng
  • Nổi phát ban

Ngoài các triệu chứng không nguy hiểm, bệnh nhân nên ngừng ngay việc sử dụng thuốc Lialda điều trị viêm đại tràng, đồng thời nhanh chóng gọi bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện sau khi dùng thuốc sau đây:

  • Đau dạ dày hoặc tiêu chảy ra máu
  • Nổi mẩn ở da kèm theo triệu chứng sốt cao và nhức đầu
  • Ho ra máu
  • Nôn mửa kèm bã nhầy có màu như bã cà phê
  • Một số triệu chứng về thận như không đi hoặc đi tiểu ít, khó tiểu, tiểu buốt hoặc đau khi tiểu, cơ thể mệt mỏi, khó thở, bàn chân hoặc mắt cá chân sưng,…
  • Triệu chứng liên quan đến gan như chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, da dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, vàng da hoặc mắt, phân có màu đất sét,…

2. Azathioprine

Azathioprine là thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch, thường được kê sử dụng với một số loại thuốc khác nhằm ngăn chặn sự đào thải của cơ thể của những người cấy ghép thận. Thuốc này hoạt động theo cơ chế làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn, giúp cơ thể chấp nhận cơ quan mới.

Ngoài ra, thuốc Azathioprine còn được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và viêm đau ở đại tràng. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng cho nhiều mục đích khác nhau không được liệt kê trong bảng hướng dẫn sử dụng thuốc.

+ Cách sử dụng và liều dùng

Azathioprine được điều chế dưới dạng viên nén đường uống và thuốc tiêm. Đối với thuốc dùng đường uống, bệnh nhân nên uống 1 – 2 lần theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên uống thuốc Azathioprine kèm chúng với thức ăn nhằm giảm những ảnh hưởng khó chịu ở dạ dày.

Liều lượng sử dụng thuốc Azathioprine ở mỗi người còn phụ thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của thuốc. Bệnh nhân không nên tăng liều hoặc sử dụng thuốc thường xuyên khi không được bác sĩ đồng ý. Bởi cách sử dụng thuốc sẽ quyết định triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện nhanh hơn hay ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý: Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh không được cải thiện sau khoảng 3 tháng sử dụng Azathioprine. Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên uống hoặc cầm nắm, bẻ viên thuốc này. Nguyên nhân là vì thuốc có thể được hấp thụ qua da gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thuốc điều trị viêm đại tràng tốt nhất
Azathioprine là một trong những loại thuốc chữa viêm đại tràng tốt nhất được dùng phổ biến hiện nay

+ Tác dụng phụ của thuốc Azathioprine

Thuốc Azathioprine nếu không sử dụng đúng cách, thuốc có thể gây nhiễm trùng não nghiêm trọng. Đặc biệt, việc dùng thuốc quá liều cũng có thể dẫn đến tàn tật hoặc tử vong. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc Azathioprine, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Một số tác dụng thường gặp khi sử dụng thuốc Azathioprine chữa bệnh viêm đại tràng:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày
  • Bổi phát ban trên da
  • Rụng tóc

Bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc Azathioprine, đồng thời gọi bác sĩ ngay lập tức nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng của ung thư hạch sau đây:

  • Sưng hạch
  • Đau nhức cơ thể
  • Thường xuyên đổ mồ hôi đêm
  • Sốt cao
  • Cơ thể mệt mỏi, có cảm giác không khỏe
  • Giảm cân không lý do
  • Có cảm giác no ngay cả khi chỉ ăn một lượng rất nhỏ thức ăn
  • Da nhợt nhạt dễ bầm tím, chảy máu hoặc nổi mẩn
  • Xuất hiện cơn đau ở dạ dày trên, cơn đau có thể lan rộng đến vai

Ngoài các triệu chứng này, bệnh nhân cũng nên gọi bác sĩ ngay khi gặp các biểu hiện sau đây:

  • Đay họng, ho
  • Đau hoặc cảm giác rát buốt khi đi tiểu
  • Tiêu chảy hoặc buồn nôn nghiêm trọng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như lạnh, yếu cơ hoặc sốt

Da dễ bầm tím, chảy máu bất thường

  • Nhịp tim nhanh, khó thở
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Tay chân lạnh

3. Sulfasalazine

Sulfasalazine là thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm loét đại tràng như đau hoặc chảy máu ở đại tràng. Bên cạnh đó, Sulfasalazine còn được dùng với mục đích làm thuyên giảm các đợt bùng phát của bệnh.

Ngoài điều trị viêm đại tràng, Sulfasalazine còn giúp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em và người lớn. Hơn nữa, thuốc còn được sử dụng ở những mục đích khác theo chỉ định của bác sĩ.

+ Cách sử dụng và liều lương

Trước khi sử dụng thuốc Sulfasalazine điều trị viêm đau đại tràng, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên nhãn thuốc hoặc tờ hướng dẫn dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, người bệnh nên uống thuốc chính xác theo đề nghị của chuyên viên chăm sóc sức khỏe.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ ở dạ dày, bệnh nhân nên uống Sulfasalazine sau bữa ăn. Khi uống, không nên nhai, nghiền nát hoặc phá vỡ thuốc. Đặc biệt, để thuốc họa động tốt và không gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, bệnh nhân nên uống nhiều nước trong quá trình sử dụng thuốc Sulfasalazine chữa bệnh viêm đại tràng.

+ Tác dụng phụ của thuốc Sulfasalazine

Thuốc Sulfasalazine có thể gây các tác dụng phụ thường gặp như:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau dạ dày kèm biểu hiện chán ăn
  • Thường xuyên đau đầu
  • Phát ban
  • Gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng ở nam giới

Thuốc Sulfasalazine có thể gây phản ứng dị ứng ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm với thành phần có trong thuốc. Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến ngay bệnh viện thăm khám khi gặp các biểu hiện như:

  • Sưng ở môi, lưỡi và miệng
  • Nổi phát ban ở da
  • Khó thở

Ngoài các phản ứng này, bệnh nhân cũng nên tìm kiếm điều trị từ y tế ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng nhiễm trùng nguy hiểm sau:

  • Đau họng
  • Ớn lạnh và sốt cao
  • Nướu bị đỏ hoặc sưng, viêm loét miệng
  • Da nhợt nhạt, rất dễ bị bầm tím hoặc có dấu hiệu chảy máu bất thường
  • Thở khò khè hoặc khó thở, khó chịu ở ngực hoặc giảm cân nhanh chóng,…

Mặt khác, người bệnh cũng nên gọi bác sĩ nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường sau dùng thuốc Sulfasalazine như:

  • Phát ban, đau đầu, sốt hoặc nôn mửa
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nước tiểu có bọt, tiểu ít hoặc không đi tiểu
  • Bàn chân và mắt cá chân có biểu hiện sưng
  • Tăng cân
  • Có biểu hiện ở gan như vàng da, vàng mắt hoặc đau ở dạ dày,…

4. Budesonide

Budesonide là một corticosteroid, có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng và làm giảm viêm trong cơ thể. Vì vậy, thuốc thường được bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh Crohn, viêm đại tràng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, Budesonide cũng có thể được dùng cho các mục đích không được liệt kê trong bảng hướng dẫn của thuốc này.

+ Cách sử dụng và liều lượng

Sử dụng thuốc Budesonide theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân nên uống thuốc này vào mỗi buổi sáng với một ly nước đầy. Trong quá trình uống không nên nghiền hoặc nhai nát thuốc. Tốt nhất, người bệnh nên uống trọn viên để thuốc phát huy tối đa tác dụng và giảm nguy cơ hình thành tác dụng phụ.

Như cầu về liều lượng ở mỗi người thường không giống nhau. Lượng thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe cũng như mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của mỗi người. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý dùng hoặc đổi liều mà không nhận được sự đồng ý từ bác sĩ.

Lưu ý: Nếu sử dụng thuốc Budesonide trong thời gian lâu dài, bệnh nhân nên tiến hành làm xét nghiệm y tế thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe và các cơ quan khác của cơ thể. Nên lưu giữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh đặt ở nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Đặc biệt, nên đậy kín nắp khi không sử dụng.

Thuốc chữa viêm đại tràng
Thuốc Budesonide giúp điều trị viêm đau đại tràng, nhưng thuốc dùng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Tác dụng phụ của thuốc Budesonide

Thuốc Budesonide có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên gọi cho bác sĩ để kiểm tra nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng thuốc Budesonide như:

  • Đau đầu
  • Đầy hơi, đầy bụng, đau dạ dày
  • Buồn nôn hoặc
  • Táo bón
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Đau nhức khớp
  • Nổi mụn
  • Xuất hiện triệu chứng cảm lạnh như đau đầu, nghẹt mũi hoặc hắt hơi,…

Người bệnh nên ngừng dùng sử dụng thuốc và nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc sau:

  • Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, mặt, lưỡi hoặc môi sưng, khó thở,…
  • Da mỏng, dễ bị bầm tím
  • Xuất hiện nhiều mụn trứng cá ở mặt
  • Sưng ở mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu cơ
  • Đau rát hoặc khó chịu khi đi tiểu
  • Chảy máu ở trực tràng
  • Mất cảm giác hoặc hứng thú với tình dục ở nam giới hay gặp các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Hình thành các vết rạn da ở mặt, cổ, lưng và eo

5. Pentasa

Pentasa chứa thành phần chính là mesalamine, có tác dụng làm giảm tình trạng sưng tấy ở trực tràng. Vì vậy,  thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng từ nhẹ đến trung bình, đồng thời giúp ngăn chặn bệnh tái phát. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định chữa trị một số bệnh lý khác, trong đó có bệnh Crohn ở người lớn.

+ Cách sử dụng và liều dùng

Thuốc Pentasa được sử dụng chính xác theo quy định của bác sĩ. Người bệnh không nên dùng thuốc này với liều lượng lớn hơn so với qui định. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên dùng Pentasa lâu hơn so với khuyến cáo từ chuyên gia, tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Thuốc chữa viêm đại tràng Pentasa có thể được sử dụng trước hoặc sau khi ăn đều được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, bệnh nhân nên dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, trước khi dùng Pentasa chữa bệnh viêm đại tràng, người bệnh không nên nhai hoặc nghiền nát thuốc. Bởi cách làm này có thể gây giảm tác dụng dược tính và tăng phản ứng phụ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.

Lưu ý: Thuốc Pentasa có thể gây ra một số kết quả bất thường với các xét nghiệm y tế nhất định. Chưa kể đến, thuốc có thể gây tương tác với các loại thuốc không kê đơn hoặc kê đơn kèm theo. Do đó, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ về các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình sử dụng Pentasa hoặc các sản phẩm dược phẩm liên quan.

+ Tác dụng phụ của thuốc Pentasa

Các tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Pentasa có thể như:

  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc đau xoang
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Nổi phát ban

Phản ứng phụ nguy hiểm cần liên hệ ngay với bác sĩ sau khi dùng Pentasa chữa viêm đại tràng như:

  • Dấu hiệu phản ứng dị ứng với thuốc như đau hoặc sưng ở cổ họng, nổi mề đay, sưng mặt, môi và lưỡi hoặc khó thở,…
  • Biểu hiện bất thường ở thận như đi tiểu ít, khó chịu hoặc đau rát mỗi khi đi tiểu, sưng và đau ở mắt cá chân, bàn chân, cơ thể mệt mỏi kèm theo tình trạng khó thở,…
  • Vấn đề ở gan như nước tiểu sẫm màu, vàng da, bao gồm cả vàng mắt hoặc da, mệt mỏi,…

Một số tác dụng phụ nguy hiểm khác như:

  • Tiểu chảy hoặc đi ngoài phân có lẫn máu hoặc có màu như hắc ín
  • Chất thải do nôn mửa thường có màu giống bã cà phê
  • Sốt, nhức đầu và nổi mẩn da

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng bệnh viêm đại tràng muốn tìm giải pháp điều trị dứt điểm, liên hệ ngay

6. Delzicol

Delzicol là một trong các loại thuốc chữa bệnh viêm loét đại tràng ở mức độ nhẹ đến trung bình thuộc nhóm Axit 5-Aminosalicylic. Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng tấy ở đại tràng. Đồng thời, thuốc còn giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy do bệnh Crohn gây nên.

+ Cách sử dụng và liều lượng

Trên thực tế, hầu hết người bệnh đều dùng thuốc chữa viêm đại tràng theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Để thuốc phát huy hiệu quả cao trong chữa trị, bệnh nhân nên uống Delzicol khi bụng đói. Tốt nhất nên uống ít nhất 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Lưu ý: Nếu tìm thấy viên uống Delzicol không hòa tan trong phân, bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ biết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sớm liên lạc với bác sĩ chuyên khoa nếu triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau thời gian sử dụng thuốc.

thuốc chữa viêm đại tràng
Delzicol giúp cải thiện triệu chứng viêm đau đại tràng

+ Tác dụng phụ của thuốc Delzicol

Thuốc Delzicol có thể gây nên các tác dụng phụ thường gặp như:

  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày với biểu hiện đầy hơi, khó tiêu hoặc buồn nôn, nôn,…
  • Đau đầu
  • Nổi phát ban

Bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc và nhận chăm sóc từ y tế khi gặp phải các phản ứng phụ sau:

  • Đau dạ dày hoặc co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy ra máu
  • Ho ra máu
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau khi tiểu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Vàng da, mắt

7. Hydrocortison

Hydrocortison là một loại thuốc steroid thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét đại tràng. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng chữa trị các vấn đề bệnh lý khác nhau như viêm khớp, rối loạn dị ứng, lupus, rối loạn phổi hoặc đa xơ cứng,…

Ngòai những tác dụng này, thuốc Hydrocortison cũng được sử dụng thay thế steroid ở những người bị suy tuyến tượng thận. Đặc biệt, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Vì vậy, Hydrocortison có thể dùng điều trị một số rối loạn tế bào máu ở người hồng cầu thấp, tiểu cầu thấp hoặc bệnh bạch cầu hay ung thư hạch.

+ Cách sử dụng và liều lượng

Đối với thuốc uống, người bệnh nên sử dụng thuốc Hydrocortison sau khi ăn nhằm giảm những ảnh hưởng xấu đến bệnh dạ dày. Trong trường hợp lựa chọn Hydrocortison dưới dạng tiêm, thuốc cần được tiêm bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Người bệnh không nên tự ý tiêm thuốc tránh gây nhiễm trùng và biến chứng.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng Hydrocortison, người bệnh không nên ngừng dùng thuốc đột ngột. Tốt nhất nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tăng hoặc giảm liều.

+ Tác dụng phụ của hydrocortison

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Hydrocortison như:

  • Đau dạ dày với biểu hiện đầy hơi
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Da mỏng, rất dễ bị bầm hoặc đổi màu
  • Tăng cân
  • Khó ngủ
  • Thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

Người bệnh nên gọi ngay bác sĩ nếu gặp phải các phản ứng phụ sau:

  • Nhìn mờ
  • Đau mắt
  • Yếu cơ
  • Đau nhức xương khớp, cơ bắp
  • Đau đầu dữ dội
  • Ù tai, đau sau mắt
  • Thay đổi bất thường trong hành vi
  • Xuất hiện cơn động kinh
  • Khó thở
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như tiêu chảy, sốt, khó thở, ho hoặc ớn lạnh, nóng rát khi đi tiểu,…
  • Làm giảm nội tiết tố tuyến thượng thận với biểu hiện như đổi màu da, thay đổi kinh nguyệt, thèm ăn đồ mặn,…
  • Làm tăng nội tiết tố tuyến thượng thận nhyw mỏng da, mệt mỏi, thay đổi tình dục hoặc chữa lành vết thương chậm,…

Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, Hydrocortison có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ở trẻ em. Vì vậy, nếu thấy con trẻ không phát triển không phát triển so với tốc độ bình thường trong khi sử dụng thuốc, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

Đừng bỏ qua: Thoát bệnh đại tràng mãn tính nhờ thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bệnh nhân chia sẻ

8. Infliximab

Infliximab làm giảm tác dụng của một chất gây viêm trong cơ. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày và bệnh Crohn ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng kiểm soát triệu chứng bệnh vẩy nến và một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp ,  viêm cột sống dính khớp hoặc viêm khớp vẩy nến,…

+ Cách sử dụng và liều lượng

Infliximab thường được chỉ định sử dụng khi các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng khác không đáp ứng yêu cầu chữa trị. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.

Infliximab phải được đưa ra từ từ vào cơ thể.  Vì vậy, có thể mất khoảng 2 giờ để hoàn thành quá trình tiêm. Để đảm bảo an toàn, thuốc sẽ được tiêm bởi bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, để chắc chắn thuốc không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, nhân viên y tế sẽ tiến hành theo dõi diễn tiến bệnh sau khi tiêm thuốc.

Lưu ý: Thuốc Infliximab có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của dùng, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng hoặc khiến bệnh viêm gan B trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh cần thăm khám định kỳ thường xuyên trong vòng vài tháng sau khi sử dụng thuốc.

thuốc trị viêm đại tràng
Thuốc Infliximab chữa bệnh viêm đại tràng cần được tiêm bởi bác sĩ chuyên môn

+ Tác dụng phụ của Infliximab

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Infliximab như:

  • Nghẹt mũi
  • Đau xoang
  • Đau họng
  • Sốt và ớn lạnh
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Ho
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Nổi phát ban

Người bệnh nên gọi ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các phản ứng phụ sau:

  • Sốt cao
  • Mệt mỏi cực độ
  • Sốc phản vệ với biểu hiện khó thở, môi, lưỡi hoặc mặt sưng,…
  • Thay đổi ở da, da dễ bầm tím
  • Phản ứng dị ứng như đau khớp hoặc cơ, nổi phát ban ở da, đau đầu hoặc khó nuốt,…
  • Tác dụng phụ ở gan hoặc dạ dày như đau dạ dày phía bên phải, mệt mỏi, vàng da hoặc mắt,…
  • Gặp các vấn đề về thần kinh như thị lực giảm hoặc yếu cơ ở tay và chân, có phản ứng co giật,…
  • Hội chứng lupus như đau hoặc sưng ở khớp, khó thở,…
  • Biểu hiện suy tim – khó thở với triệu chứng tăng cân nhanh chóng
  • Một vài biểu hiện của ung thư hạch như đau ngực, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân,…

9. Dexamethason

Dexamethasone là một trong những corticosteroid có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể. Thuốc thường dùng chữa trị bệnh viêm loét đại tràng và một số tình trạng viêm khác nhau như rối loạn dị ứng ở da hoặc bệnh viêm khớp. Ngoài những tác dụng này, Dexamethasone còn được dùng với nhiều mục đích khác nhau không ghi trong bảng hướng dẫn của thuốc.

+ Cách sử dụng và liều lượng

Người bệnh nên uống Dexamethasone theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc chỉ định từ bác sĩ. Về liều lượng sử dụng thuốc ở mỗi người thường khác nhau, có thể thay đổi theo mức độ bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe kèm theo.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc Dexamethasone  có thể gây những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm thay đổi kết quả của một số xét nghiệm. Do đó, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về khi gặp phải các vấn đề này.

+ Tác dụng phụ của thuốc Dexamethasone

Các tác dụng phụ thường gặp của Dexamethasone như:

  • Thuốc giữ nước gây sưng ở chân, mắt cá chân hoặc tay
  • Thay đổi tâm trạng, gây khó ngủ
  • Nổi phát ban ở da hoặc da bị đổi màu, bầm tím
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Buồn nôn, đau dạ dày
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Thay đổi hình dạng hoặc vị trí mỡ ở cánh tay, cổ, chân, eo hoặc ngực,…

Bệnh nhân nên gọi ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Yếu hoặc căng cơ, cảm giác khập khiễng
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn mờ hoặc nhìn thấy quầng sáng quanh đèn, đau mắt,…
  • Tăng cân nhanh
  • Khó thở ngay cả khi vận động nhẹ
  • Co giật
  • Phân có máu hoặc ho ra máu
  • Trầm cảm với biểu hiện hành vi hoặc suy nghĩ bất thường
  • Mạch yếu, nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường
  • Viêm tụy với triệu chứng nôn, buồn nôn hoặc đau dạ dày dữ dội
  • Táo bón do mức kali trong cơ thể bị hạ thấp
  • Tăng huyết áp gây mờ mắt, đau nhức dữ dội,…

10. Sulfazine

Thuốc Sulfazine được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét đại tràng, đồng thời giúp làm giảm giảm tần suất tái phát bệnh trong tương lai. Ngoài ra, thuốc còn giúp hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn và trẻ em. Mặt khác, Sulfazine còn được dùng điều trị một số bệnh lý khác theo chỉ định của bác sĩ.

+ Cách sử dụng và liều lượng

Thuốc Sulfazine nên sử dụng sau bữa ăn. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Trong khi sử dụng thuốc Sulfazine chữa viêm loét đại tràng, người bệnh nên uống nguyên cả viên, không được nghiền nát hoặc phá vỡ thuốc. Đặc biệt, nên uống thật nhiều nước trong khi dùng thuốc để giúp thận hoạt động tốt hơn.

+ Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Sulfazine

Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Sulfazine chữa viêm loét đại tràng có thể bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Chán ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Giảm số lượng tinh trùng ở nam giới

Một số phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc Sulfazine như:

  • Sốc phản vệ
  • Đau họng
  • Phát ban
  • Đau cơ
  • Sưng hạch
  • Khó chịu ở ngực
  • Da bầm tím, chảy máu bất thường
  • Sưng hoặc đỏ nướu
  • Loét miệng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Nước tiểu có bọt, không hoặc ít đi tiểu
  • Vàng da, mắt
  • Sưng chân, mắt cá chân

Xem thêm chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Điều trị viêm đại tràng mạn tính tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

11. Tiêu thực Phục tràng hoàn

Tiêu thực Phục tràng hoàn là một trong những bài thuốc Đông y đặc trị các bệnh liên quan đến đại tràng như viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng. Được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, thuốc rất an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng cho người sử dụng. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em trên 5 tuổi.

Từng chế phẩm và thành phần bài thuốc tổng thể

Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Hội chứng ruột kích thích

  • Thành phần: Cây Si lung, Cây Cháp phe, Ngải tiên, Sa nhân, Mộc Hương, Hoàng liên, Hoàng bá, Bạch truật…
  • Công dụng: Đặc trị hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt, đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, ổn định đường tiêu hoá.

Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Thể lỏng

  • Thành phần: Cây Cháp phe, Cây Án mật, Ngải tiên, Ngô thù du, Sa nhân, Mộc Hương, Hoàng liên, Hoàng bá, Bạch truật…
  • Công dụng: Đặc trị viêm đại tràng cấp và mãn, đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi ngoài nhiều lần, ổn định đường tiêu hoá, tái tạo niêm mạc đại tràng.

Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn – Thể táo

  • Thành phần: Cây Cháp phe, Cây Án mật, Ngải tiên, Đại hoàng, Qua lâu nhân, Sa nhân, Mộc Hương, Hoàng bá, Bạch truật…
  • Công dụng: Đặc trị viêm đại tràng cấp và mãn, đau bụng, táo bón, ổn định đường tiêu hoá, tái tạo niêm mạc đại tràng.

Đại tràng hoàn 

  • Thành phần: Bạch truật, bạch thược, đại hoàng, chỉ xác, phục linh, mộc hương, đẳng sâm, phụ tử, quế chi, ý dĩ nhân, hương phụ, phòng phong, và nhiều dược liệu quý khác.
  • Công dụng: Thanh thử, kiện tỳ, hóa thấp (với bệnh viêm đại tràng cấp tính). Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả (với bệnh viêm đại tràng mãn tính)

Hiệu quả điều trị (Khảo sát trên 500 người sử dụng)

Kết quả khảo sát công hiệu bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn chữa bệnh đại tràng
Kết quả khảo sát công hiệu bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn chữa bệnh đại tràng

Được nghiên cứu và bào chế dựa trên công thức bí truyền của người Tày, kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại, Tiêu thực Phục tràng hoàn không chỉ giữ nguyên được công dụng vốn có mà còn đảm bảo thuận tiện, dễ sử dụng, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người bệnh hiện đại. Nhờ đó bài thuốc đã trở thành giải pháp chữa khỏi cho hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước, được nhiều người tìm kiếm và lựa chọn.

Nhận tư vấn cách chấm dứt bệnh đại tràng ngay hôm nay với liệu trình phù hợp nhất

Mỗi loại thuốc chữa viêm đại tràng đều có quy định về liều lượng điều trị khác nhau. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng hoặc chuyển sang bất kỳ loại thuốc khác khi không có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên dùng thuốc này thường xuyên để nhận được kết quả tốt nhất từ thuốc. Đặc biệt, để tránh quên liều hoặc uống quá liều, người bệnh cần dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian trong ngày. Chưa kể đến, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh lý của bạn vẫn không thuyên giảm hoặc trở nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm

4.5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Bài thuốc Đông y thành phần 100% dược liệu đặc trị này đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi phiền toái, biến chứng do các bệnh về đại tràng gây ra; chữa trị hiệu quả viêm (viêm loét) đại tràng, đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích,... Bệnh nhân trên cả nước đều có những phản hồi rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn cách chữa này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *