Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không, ăn loại nào?
Nội dung bài viết
Tổn thương ở đại tràng (ruột già) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, người bị viêm đại tràng cần xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị. Vậy bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không, nên ăn loại nào?
Bị viêm đại tràng có nên bánh mì không?
Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Bệnh xảy ra khi niêm mạc ruột già bị viêm sưng và tổn thương do ngộ độc hóa chất, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhiễm trùng, nhiễm nấm, stress, lạm dụng kháng sinh,…
Đại tràng giữ chức năng hấp thu dinh dưỡng, thấm hút nước từ thức ăn, đóng khuôn phân và đào thải phân ra bên ngoài. Do đó, hiện tượng viêm ở cơ quan này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến hoạt động của đường ruột và tiến triển của bệnh viêm đại tràng, Vì vậy trong quá trình điều trị, bác sĩ thường yêu cầu kết hợp các phương pháp y tế với xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp để làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy,… và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
“Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì chứa hàm lượng tinh bột, axit amin, khoáng chất và protein cao. Hơn nữa, bánh mì còn có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa và có khả năng thấm hút dịch vị dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra với hàm lượng tinh bột cao, bánh mì còn giúp giảm tình trạng tiêu chảy, đi phân lỏng và suy nhược cơ thể ở người bị viêm đại tràng mãn tính.
Chính vì vậy, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể bổ sung bánh mì vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, gluten trong lúa mì có thể gây ra phản ứng bất lợi đối với người bị dị ứng lúa mì, dị ứng gluten, bệnh Celiac và hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt).
Trong trường hợp này, nên tránh sử dụng bánh mì và các chế phẩm từ lúa mì hoặc có thể lựa chọn các loại bánh mì không chứa gluten. Gluten có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Chính vì vậy, người bị viêm đại tràng cần cân nhắc tình trạng sức khỏe trước khi bổ sung bánh mì vào chế độ dinh dưỡng.
Các loại bánh mì tốt cho người bị viêm đại tràng
Bánh mì trắng là loại bánh mì được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, loại bánh mì này được làm từ bột mì đã qua tinh chế nên có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chứa nhiều năng lượng và không thực sự tốt cho sức khỏe của người bị viêm đại tràng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm đại tràng nên ưu tiên dùng các loại bánh mì sau:
1. Bánh mì hữu cơ
Bánh mì hữu cơ là loại bánh mì được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu hữu cơ (được trồng trong môi trường tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu). Nguyên liệu được sử dụng để làm loại bánh mì này không trải qua quá trình tẩy trắng nên giữ được toàn bộ giá trị dinh dưỡng.
Hơn nữa, bánh mì hữu cơ chứa đến 49% chất xơ. Trong khi đó, bánh mì thông thường chỉ cung cấp khoảng 12 – 24% chất xơ. Chất xơ là một trong những thành phần tốt cho đường ruột – đặc biệt là người gặp các vấn đề ở tá tràng và đại tràng.
Nghiên cứu cho thấy, bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột và làm giảm áp lực lên niêm mạc đại tràng bị sưng viêm.
2. Bánh mì nguyên hạt
Bánh mì nguyên hạt là loại bánh mì chứa nhiều loại ngũ cốc khác nhau (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt hướng dương, bí ngô,…). So với bánh mì thông thường, loại bánh mì này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ít calo và hầu như không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết.
Ngoài ra, bánh mì nguyên hạt còn giúp ổn định hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng đau bụng và tiêu chảy ở viêm đại tràng. Bên cạnh đó, các loại hạt có trong loại bánh mì này còn chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và tăng tốc độ phục hồi niêm mạc đại tràng.
3. Bánh mì Ezekiel
Bánh mì Ezekiel được làm từ ngũ cốc mọc mầm nên có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với bánh mì thông thường. Loại bánh mì thường không chứa đường mà chủ yếu tận dụng độ ngọt tự nhiên trong các loại ngũ cốc (hạt kê, đậu) nên không làm tăng đường huyết, không gây thừa cân – béo phì và đầy hơi, chướng bụng,… như bánh mì trắng.
Bánh mì Ezekiel thích hợp với người bị viêm đại tràng co thắt và người bị tiểu đường vì không chứa gluten, có hàm lượng đường và calo thấp.
4. Bánh mì đen tốt cho người bị viêm đại tràng
Bánh mì đen được làm từ 100% lúa mạch đen. Loại lúa mạch này chứa lượng chất xơ cao gấp 4 lần nhưng cung cấp calo ít hơn 20% so với lúa mì. Hơn nữa, lúa mạch đen không chứa gluten nên có thể sử dụng cho người bị bệnh Celiac và hội chứng ruột kích thích.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao và ít calo, bánh mì đen còn là lựa chọn “hoàn hảo” cho người bị tiểu đường, thừa cân – béo phì và người muốn duy trì vóc dáng cân đối.
5. Bánh mì hạt lanh
Bánh mì hạt lanh được làm từ bột mì và hạt lanh. Hạt lanh chứa hàm lượng chất xơ, axit béo, kali, mangan và selen dồi dào đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và hoạt động tiêu hóa nói riêng.
Loại bánh mì chứa hàm lượng đường và calo thấp nhưng có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với bánh mì trắng. Vì vậy, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể bổ sung bánh mì hạt lanh vào chế độ ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng ở đường tiêu hóa.
Người bị viêm đại tràng nên lưu ý gì khi ăn bánh mì?
Mặc dù người bị viêm đại tràng có thể bổ sung bánh mì vào chế độ dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đường ruột có thể bị tổn thương, rối loạn và mất cân bằng.
Vì vậy khi dùng bánh mì, nên lưu ý những thông tin sau:
- Người bị dị ứng gluten, hội chứng ruột kích thích và bệnh Celiac nên sử dụng các loại bánh mì không chứa gluten để tránh kích thích các triệu chứng bùng phát mạnh.
- Nên ăn bánh mì vào buổi sáng và chỉ sử dụng một lượng vừa đủ. Ăn quá nhiều bánh mì hoặc ăn vào bữa tối có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
- Ưu tiên sử dụng các loại bánh mì có kết cấu mềm, dễ nhai nuốt và tiêu hóa. Dùng các loại bánh mì sấy khô có thể gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
- Không sử dụng bánh mì quá hạn, bánh mì có dấu hiệu ẩm mốc hoặc mùi lạ.
- Tránh dùng bánh mì chứa quá nhiều đường. Thay vào đó nên sử dụng các loại bánh mì tận dụng độ ngọt tự nhiên của các loại hạt và trái cây.
- Nên bổ sung bánh mì kèm theo các nhóm thực phẩm lành mạnh khác như sữa chua, rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt gà, thịt lợn, các loại hạt, đậu, củ, cá,… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?”, đồng thời đề cập đến các loại bánh mì tốt cho sức khỏe và một số vấn đề cần lưu ý khi bổ sung loại thực phẩm này. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Tham khảo thêm:
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!