Tê ngón chân cái là bệnh gì? Lâu ngày có sao không?

Tê ngón chân cái do chức năng hoạt động bất thường của hệ thống thần kinh ngoại biên hoặc hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, bị tê ngón chân cái nếu biết cách điều trị sẽ nhất nhanh khỏi. Ngược lại, nếu chủ quan, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngón chân cái bị tê là cảnh báo bệnh gì?

Tê đầu ngón chân cái là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải hiện nay. Đây là dấu hiệu liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Bệnh về khớp

Khi khớp nối ở đầu ngón chân bị viêm nhiễm hay tổn thương kéo dài, người bệnh thường cảm thấy tê cứng, khó chịu. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới tê ngón chân mãn tính. Nguy hiểm hơn, bệnh có nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Tê ngón chân cái là tình trạng phổ biến
Tê ngón chân cái là tình trạng phổ biến
  • Bị thần kinh tọa

Trên đầu ngón chân có nhiều dây thần kinh lưu trú. Vì vậy, khi các dây thần kinh này bị tổn thương, đầu ngón chân có thể bị tê, khó chịu.

  • Bị bệnh động mạch ngoại vi

Động mạch co hẹp làm tình trạng lưu thông và vận chuyển máu tới các vị trí xa như ngón chân bị chậm lại, từ đó khiến hình thành tê nhức tại ngón chân cái.

  • Bị thiếu máu

Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ làm giảm lượng hồng cầu trong máu, dẫn tới thiếu máu ác tính. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới dây thần kinh trung ương và làm ngón chân mất cảm giác.

Ngoài ra, thiếu máu còn có thể dẫn tới tức ngực, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể,…

  • Biểu hiện của bệnh gout

Sự rối loạn chuyển hóa axit uric sẽ làm loại axit này trở thành các tinh thể và đâm vào xương khớp. Cơ xương khớp bị tổn thương, gây ra cảm giác khó chịu, như bị kim châm. Lâu ngày khiến chân bị sưng và tê bì.

Nguyên nhân gây chứng tê ngón chân cái

Theo viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bị tê ngón chân cái. Ngoài các bệnh lý nêu trên, tê ngón chân còn xuất phát từ một số vấn đề như:

Mang vác đồ quá nặng có thể dẫn tới tê ngón chân
Mang vác đồ quá nặng có thể dẫn tới tê ngón chân
  • Bị tai nạn hay va chạm làm ảnh hưởng tới dây thần kinh ngoại biên. Ngón tay chân có thể bị tê cứng và hạn chế vận động.
  • Sai tư thế: Thói quen ngủ nghiêng người nhiều về một bên, dùng gối quá cao hay thường xuyên sử dụng giày cao gót sẽ khiến gia tăng nguy cơ tê ngón chân.
  • Lười vận động, bê vác đồ quá nặng hay ngồi quá lâu trong phòng điều hòa làm dây thần kinh bị tổn thương.
  • Máu lưu thông kém: Những người ngồi quá lâu như lái xe, nhân viên văn phòng, lao động nặng là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng máu khó lưu thông. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ra tê bì chân tay.
  • Thay đổi thời tiết: Vào mùa đông, số lượng người bị tê ngón tay chân tăng lên do nhiệt độ thấp, máu lưu thông kém.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Tâm trạng không thoải mái sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là những người thường xuyên làm việc căng thẳng, áp lực. Các tế bào thần kinh ở gần bề mặt da và ngón tay chân có thể bị ngứa và dẫn tới cảm giác tê.
  • Do dùng nhiều thuốc: Một số thành phần của thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.

Bị tê ngón chân cái lâu ngày có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, tê ngón chân cái không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm.

Ngón chân bị tê cứng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm
Ngón chân bị tê cứng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm
  • Bị mất cảm giác chân

Giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy châm chích như kiến cắn ở đầu ngón chân. Nhưng lâu dầu, cơn đau buốt trở nặng khiến ngón chân ê ẩm, khó cử động và mất cảm giác.

  • Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Đau nhức, tê bì ngón chân cái là biểu hiện của một số bệnh lý như thiếu máu cấp tính, viêm khớp, xơ cứng động mạch, viêm dây thần kinh tọa,…

Để xác định được nguyên nhân chính xác, bạn cần thăm khám, chụp và chẩn đoán bởi các bác sĩ có chuyên môn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến xấu và gây nguy hiểm tới tính mạng.

  • Đi lại khó khăn

Có không ít trường hợp nhập viện khi chân đi khập khiễng, ngón chân bị rút lại. Tê đau ngón chân cái đã lan rộng ra cả bàn chân và những khu vực xung quanh. Nếu không chữa trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ bị mất cảm giác và bại liệt chân.

Có thể thấy rằng, tê ngón chân cái không quá nguy hiểm. Nhưng sự chủ quan có thể khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe. Do đó, ngay khi thấy những biểu hiện đầu tiên của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám để tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị phù hợp.

Cách điều trị chứng tê bì ngón chân hiệu quả

Hiện nay có nhiều cách chữa trị tê ngón chân cái đơn giản và hiệu quả. Các loại thuốc tây y mang lại hiệu quả cao nhưng có thể gây ra tác dụng phụ. Ngược lại, các mẹo điều trị tại nhà tuy an toàn, lành tính nhưng cần kiên trì.

Chữa trị tê ngón chân cái bằng Tây y

Khi điều trị tê ngón chân cái bằng các loại thuốc tây y, điều quan trọng nhất là xác định nguyên nhân gây ra tê bì ngón chân. Từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc tây có tác dụng điều trị bệnh nhanh chóng
Các loại thuốc tây có tác dụng điều trị bệnh nhanh chóng
  • Thiếu vitamin: Sử dụng các loại thuốc cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như Fursultiamine, Chondroitin, B6, B2,…
  • Bị rối loạn chuyển hóa lipid trong máu: Nên dùng các loại thuốc có tác dụng kiểm soát lượng lipid trong máu ở mức an toàn, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.
  • Thoái hóa cột sống: Lựa chọn các loại thuốc có tác dụng điều trị thoái hóa cột sống. Khi đó những cơn đau, tê ngón chân cái sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn.
  • Bị nhiễm độc, nhiễm trùng: Các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc đặc trị, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc lan rộng. Đồng thời dần dần hồi phục khu vực bị tổn thương.

Bài thuốc đông y chữa tê ngón chân cái khi ngủ

Theo các nghiên cứu của đông y, chứng tê bì ngón tay chân do cơ thể bị thiếu chất, suy nhược. Gặp phải yếu tố thấp nhiệt, phong hàn làm bùng phát bệnh.

Chỉ cần áp dụng 2 bài thuốc dưới đây, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Bài thuốc số 1: Kết hợp các vị thuốc quý trong thiên nhiên để đẩy lùi bệnh và cung cấp các chất cần thiết cho người bệnh.

Quế chi là một trong những vị thuốc dùng để chữa tê ngón chân cái
Quế chi là một trong những vị thuốc dùng để chữa tê ngón chân cái

Nguyên liệu:

  • Quế chi: 5 gram
  • Đẳng sâm: 15 gram
  • Quy đầu: 9 gram
  • Bạch thược: 11 gram
  • Bạch truật: 12 gram
  • Sài hồ: 11 gram
  • Cát cánh: 10 gram
  • Hoài sơn: 11 gram
  • Mạch môn: 9 gram
  • Can khương: 4 gram
  • Táo: 13 gram
  • Biển đậu: 7 gram
  • Thần khúc: 12 gram
  • Phòng phong: 5 gram
  • Bạch linh: 9 gram
  • Cam thảo: 6 gram
  • Bạch chỉ: 10 gram

Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và chỉ sử dụng thuốc đó trong ngày.

Bài thuốc số 2: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và kiên trì sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị triệt để tê ngón chân cái.

Nguyên liệu:

  • Tang ký sinh: 12 gram
  • Thục địa: 19 gram
  • Quy đầu: 11 gram
  • Bạch thược: 16 gram
  • Ngưu tất: 10 gram
  • Mộc qua: 13 gram
  • Kê huyết đằng: 16 gram
  • Mạch môn: 10 gram
  • Xuyên khung: 9 gram
  • Tục đoạn: 10 gram
  • Táo nhân: 15 gram
  • Kỷ tử: 11 gram
  • Trích thảo: 7 gram
  • Xuyên khung: 7 gram

Điều trị tê ngón chân tại nhà

Với các trường hợp bị tê ngón chân cái nhẹ và do thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học. Bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian đơn giản để cải thiện tình trạng tê ngón chân.

Kết hợp nghệ và sữa

Trong nghệ có chứa curcumin, có tác dụng tăng cường máu lưu thông. Ngoài ra, nghệ còn kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

Bài thuốc dân gian chữa tê ngón tay chân từ nghệ và sữa
Bài thuốc dân gian chữa tê ngón tay chân từ nghệ và sữa
  • Cách 1: Cho một thìa cà phê bột nghệ vào cốc sữa rồi đun nóng lên. Bạn có thể thêm một chút mật ong để tăng hương vị. Mỗi ngày uống 1 cốc.
  • Cách 2: Trộn bột nghệ với một chút nước. Sau đó thoa hỗn hợp lên khu vực bị tê và massage trong 15 phút.
  • Cách 3: Uống viên nghệ. Viên nghệ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu tới các cơ quan trên cơ thể.

Ngâm chân với muối Epsom trước khi đi ngủ

Cho một nửa cốc muối vào chậu nước ấm, sau đó ngâm chân khoảng 15 đến 20 phút. Kết hợp với massage lòng bàn chân và các ngón chân.

Không chỉ giúp giảm tê chân và còn đem lại một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Lưu ý, những người bị tiểu đường hoặc thận không được sử dụng phương pháp này.

Dùng cây quế chữa tê ngón chân

Hàm lượng kali, vitamin B và các loại dưỡng chất khác có tác dụng cải thiện máu lưu thông đến chân. Nhờ vậy những cơn tê đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách làm:

  • Mỗi ngày uống 1 ly cà phê bột quế pha với nước ấm.
  • Bạn cũng có thể thêm mật ong và uống mỗi sáng.

Biện pháp cải thiện chứng tê ngón chân

Để điều trị tê ngón chân cái đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh sử dụng các loại thuốc, bạn cũng nên thay đổi thói quen không tốt và xây dựng một chế độ sống khoa học.

  • Điều chỉnh di chuyển đúng tư thế

Khi làm việc, bạn không nên ngồi quá lâu. Bạn nên làm việc 1 tiếng và đi lại, nghỉ ngơi khoảng 5 phút để đầu óc thư thái và cơ thể nghỉ ngơi.

Tập thể dục để duy trì sức khỏe, cân nặng mong muốn
Tập thể dục để duy trì sức khỏe, cân nặng mong muốn
  • Duy trì cân nặng phù hợp

Xương khớp của chúng ta sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn nếu bạn bị béo phì và thừa cân. Sức nặng đó sẽ dồn ép lên bàn chân và gây ra tê bì ngón chân. Do đó, bạn cần điều chỉnh cân nặng cho phù hợp với chiều cao và vóc dáng.

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao

Các bài tập đơn giản sẽ giúp cơ xương khớp được thư giãn, máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, tê ngón chân cái cũng sẽ cải thiện. Đồng thời, sau khi tập thể dục thể thao, bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng bàn chân để khí huyết lưu thông.

  • Chườm đá lạnh vào ngón chân bị tê

Nếu bạn bị sưng đau kèm theo tê, hãy dùng đá lạnh chườm vào vị trí đó. Cách làm này giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả.

  • Luôn giữ ấm cho bàn chân

Tình trạng tê chân vào mùa đông rất phổ biến. Vì vậy bạn cần đeo tất và giữ chân luôn ấm. Bàn chân lạnh có thể gây ra nhiều bệnh khác như ho, viêm phổi, viêm phế quản,…

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi tê đầu ngón chân cái là gì và tìm được cách điều trị phù hợp. Nếu sau một thời gian điều trị tại nhà, tê ngón chân cái không thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm cách chữa trị dứt điểm.

Khám phá ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *