Chân bị tê mất cảm giác thường xuyên – Dấu hiệu liệt?

Tê chân mất cảm giác khiến người bệnh mất tự chủ khi thực hiện vận động, khó khăn trong việc đi lại. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng thậm chí là bại liệt. Vậy, thực hư điều này như thế nào, chân bị tê mất cảm giác là gì, có liên quan đến bại liệt không?

Nguyên nhân chân bị tê mất cảm giác liên tục?

Tê chân bị mất cảm giác là tình trạng chân không nhận biết được các cảm giác đau đớn, nóng, lạnh khi bị tác động từ bệnh ngoài. Hiểu theo một cách khác, tình trạng này là biểu hiện của mất vận động hay mất cảm giác vùng bàn chân.

Chân bị tê mất cảm giác
Tê chân mất cảm giác xuất phát do tổn thương thần kinh, tuần hoàn máu, xương khớp hoặc thiếu chất

Tình trạng này thường xảy ra một cách tạm thời. Triệu chứng bắt đầu từ việc mất cảm giác ở bàn chân, sau đó lan sang các vùng xung quanh. Người bị tê chân thường cảm thấy rần rần như kiến bò hoặc châm chích.

Nguyên nhân khiến tình trạng này diễn ra liên tục:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Do ảnh hưởng của cơ quan thần kinh khiến chân tê, mất cảm giác. Một số nguyên nhân gây tình trạng này như: Thiếu vitamin, khoáng chất, lạm dụng bia rượu, chất kích thích, chấn thương dây thần kinh, viêm tủy sống, khối u… Những điều này cũng có thể dẫn tới tê bì chân tay nói chung.
  • Do tuần hoàn máu, như dị dạng động mạch, huyết khối mạch máu… khiến chân không được cung cấp đủ máu gây tê, mất cảm giác.
  • Do các bệnh về xương khớp, như đa xương cứng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Do thiếu dưỡng chất đặc biệt là vitamin và khoáng chất khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu… dẫn đến tê chân, mất cảm giác tạm thời.

Tê bì chân không có cảm giác thường xuyên, liên tục có thể là dấu hiệu biểu hiện của bệnh lý. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến biện diễn biến phức tạp, ảnh hướng đến quá trình vận động sau này.

Tê bì chân không có cảm giác có là dấu hiệu của liệt?

Liệt chân là tình trạng chân mất cảm giác và không thể cử động được. Người bị liệt sẽ mất khả năng đi lại tạm thời hoặc vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Do đó, việc phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp là điều rất cần thiết. Nguyên nhân dẫn đến liệt chân:

  • Do bại não, chấn thương sọ não hay chấn động não.
  • Do hội chứng bại liệt hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Do tổn thương dây thần kinh, u sợi thần kinh…
  • Tổn thương tủy sống, viêm tủy sống, u tủy sống, thoát vị đĩa đệm…
Tê bì chân mất cảm giác là bệnh gì
Tê bì chân, mất cảm giác là biểu hiện điển hình cảnh báo nguy cơ bị liệt chi dưới

Trước khi bị liệt chân sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như:

  • Tê bì mất cảm giác hoặc ngứa râm ran hai chi dưới.
  • Vị trí tê bì, mất cảm giác thường xuất hiện tại vùng bàn chân, cẳng chân, mông đùi.
  • Dấu hiệu tê bì, mất cảm giác tại một số vùng khác có thể cảnh báo bại liệt chân và toàn thân: Đau mỏi vai gáy lan xuống nửa người kèm theo tình trạng tê một bên, tê mặt trong cánh tay hoặc chân khi nằm cố định lâu, tê châm chích với người bị đái tháo đường hoặc tổn thương đa rễ dây thần kinh.

Nguyên nhân gây liệt không do bẩm sinh, như tổn thương sợi thần kinh, viêm tủy sống, đa xương cứng… có tỷ lệ cao gây tổn thương chi dưới. Biểu hiện điển hình của tình trạng này là tê bì chân không có cảm giác.

Như đã đề cập ở trên, tê bì chi, mất cảm giác chính là dấu hiệu cảnh báo trước khi chân bị liệt. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định rằng, tê chi dưới mất cảm giác nếu để lâu sẽ diễn biến khó lường, gây teo cơ, cứng khớp và bại liệt. Vì vậy, việc tê bì chân là dấu hiệu của liệt là điều hoàn toàn có cơ sở.

Cách phòng ngừa, điều trị chứng tê chân mất cảm giác

Tê chân mất cảm giác liên tục là tình trạng là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ hạn chế vận động hoặc mất khả năng đi lại. Vì vậy, việc chủ động trong phòng ngừa và điều trị là điều hết sức cần thiết.

Cách điều trị chứng tê chân không có cảm giác

Như đã đề cập, tình trạng tê chân không có cảm giác liên tục đa phần phát sinh do bệnh lý. Vì vậy, nếu muốn trị chứng tê bì mất cảm giác dứt điểm cần phải tìm hiểu rõ và loại bỏ căn nguyên gây bệnh.

Một số trường hợp bệnh lý gây tê bì chân và cách khắc phục như:

  • Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc thực hiện chế độ kiêng khem kết hợp dùng thuốc điều trị.
  • Với bệnh nhân do thiếu dưỡng chất, vitamin cần bổ sung vitamin, điển hình là vitamin B6, B12, vitamin C và glucosamin.
  • Với bệnh nhân bị tổn thương thần kinh, tủy sống, bệnh xương khớp cần điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia.
Điều trị chân bị tê mất cảm giác
Điều trị tê bì chân không có cảm giác cần loại bỏ từ căn nguyên gây bệnh

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị, giảm triệu chứng của tê bì chân không có cảm giác:

  • Thuốc chống trầm cảm đối với trường hợp bị tê bì chân do đau cơ xơ hóa.
  • Thuốc gabapentin và pregabalin đối với trường hợp bị tê bì chân do bệnh thần kinh, tiểu đường, xương khớp.
  • Thuốc corticosteroid có tác dụng giảm đau, tê và chống viêm.

Bên cạnh phương pháp Tây Y, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông Y có tác dụng điều trị, giảm triệu chứng tê bì chân mất cảm giác:

  • Bài thuốc 1: 16g Đẳng sâm, 9g cát cánh, 6g cam thảo, 4g can khương và quế chi, 8g phòng phong và biển đậu, 10g các loại bạch thược – bạch chỉ – mạch môn – quy đầu – thần khúc – bạch linh cùng 12g các loại bạch truật – táo – hoài sơn. Người bệnh cho các vị thuốc vào sắc, duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả điều trị cao.
  • Bài thuốc 2: 6g trích thảo, 10g mạch môn, 20g thục địa, 12g các loại mộc qua – ngưu tất – tục đoạn – quy đầu – kỷ tử – tang ký sinh cùng 16g các loại kê huyết đằng – táo nhân – bạch thược. Người bệnh cho các vị thuốc vào sắc và duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang.

Hiện nay, người bệnh còn có thể chữa trị tê bì chân tay thông qua các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu… Với cách điều trị này, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả thực hiện.

Song song với điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế việc tì đè chân quá lâu.

Cách phòng tránh bệnh tê chân mất cảm giác

Để tránh việc cản trở vận động, đi lại và phát sinh biến chứng thì mỗi người cần chủ động trong việc phòng ngừa tê bì chân.

Cách phòng tránh bệnh lý tê chân không còn cảm giác:

  • Cần thường xuyên tập thể dục, tăng cường vận động giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chủ ý bổ sung các loại vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể, các cơ quan chức năng khỏe mạnh.
  • Tránh làm việc quá sức, làm việc trước máy tính nhiều giờ.
  • Hạn chế việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá làm phát sinh các bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh như bệnh về tuần hoàn máu, tim mạch hoặc thần kinh.
  • Thực hiện một số biện pháp tránh tê bì như không tì đè chân quá lâu, ngâm tay trong nước nóng có pha muối, sử dụng túi sưởi vào mùa đông…

Chân bị tê mất cảm giác là tình trạng thường gặp ở nhiều người, không đáng quan ngại nhưng nếu hiện tượng này xảy ra liên tục thì cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất, khi thấy hiện tượng này, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định đúng tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Có thể bạn cần biết:

5/5 - (3 bình chọn)

Hơn 80% bệnh nhân đau nhức do thoái hóa khớp lâu năm, từng điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, uống rất nhiều thuốc không khỏi, cuối cùng đã chấm dứt bệnh tình, phục hồi toàn diện sức khỏe nhờ liệu trình Đông phương Liệu cốt khang, chữa bệnh KHÔNG DÙNG THUỐC của Trung tâm Đông phương Y pháp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *