Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường và cách chữa
Nội dung bài viết
Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường là biến chứng nguy hiểm, thường xuất hiện sớm ở người tiểu đường. Cảm giác tê tay chân sẽ bắt đầu từ ngón tay, ngón chân rồi lan ra cả bàn tay, bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng, nguyên nhân tê tay chân ở người tiểu đường
Tê bì chân tay là hiện tượng chân tay có cảm giác nặng, nóng, kiến bò trên da hoặc có thể mất cảm giác. Hiện tượng này sẽ bắt đầu từ ngón tay, ngón chân rồi lan ra cả bàn tay, cánh tay và bàn chân.
Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường là biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Đây cũng là biểu hiện sớm của biến chứng thần kinh và mạch máu xảy ra ở người bệnh bị tiểu đường.
Đáng lưu ý, có một số người gặp phải các triệu chứng tê tay chân trước khi phát hiện ra bệnh tiểu đường. Vì thế, cần hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và các triệu chứng thường gặp để chẩn đoán bệnh.
Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường xuất hiện do biến chứng thần kinh ngoại biên. Người tiểu đường với chỉ số đường huyết tăng cao khiến các vi mạch và hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất nuôi dây thần kinh hoạt động khiến dây thần kinh bị tê bì gây ra cảm giác tê bì chân tay.
Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao sẽ ngăn cản việc truyền tín hiệu từ não bộ đến các chi khiến người bệnh có cảm giác nóng rát, kiến bò trên da hoặc nghiêm trọng hơn là mất cảm giác ở các chi.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý đến các triệu chứng sau đây báo hiệu biến chứng tê bì chân tay:
- Cảm giác tê tay bắt đầu xuất hiện trên đầu ngón tay, ngón chân. Có thể là những cơn tê thoáng qua nhưng càng lúc càng khó chịu.
- Cảm giác tê bắt đầu lan ra cả bàn tay, bàn chân và cánh tay, bắp chân. Thỉnh thoảng có những cơn đau cơ xuất hiện.
- Tay và chân có cảm giác bỏng rát, ngứa ran, cảm giác châm chích như kiến đốt hoặc như kim châm.
- Hiện tượng chuột rút diễn ra thường xuyên.
- Các dấu hiệu trên diễn ra nặng hơn vào ban đêm khiến người bệnh bị mất ngủ liên tục.
- Khi mất cảm giác hoàn toàn ở tay và chân là khi bệnh đã tiến triển nặng.
Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Điều trị bệnh tê tay chân ở người tiểu đường như thế nào?
Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng rất nguy hiểm, vừa gây khó chịu cho người bệnh vừa có thể để lại những hậu quả như: Mất cảm giác ở các chi, dễ bị thương hơn và vết thương dễ bị nhiễm trùng bởi lượng máu lưu thông đến các chi lúc này giảm mạnh.
Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể khiến bị hoại tử chi, phải cắt cụt ngón tay, ngón chân, bàn tay, tháo khớp gối hoặc để lại di chứng tàn phế suốt đời.
Vì vậy, khi có dấu hiệu tê bì chân tay, cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị tê chân tay bằng thuốc
Việc điều trị bằng Tây y rất quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường. Còn điều trị bằng Đông y có thể giúp cải thiện các triệu chứng tê bì chân tay hiệu quả.
- Điều trị bằng Tây y
Việc kiểm soát tốt đường huyết bằng Tây y rất quan trọng, giúp lượng đường trong cơ thể luôn giữ ở mức ổn định, tránh tổn thương đến dây thần kinh ngoại biên.
Có thể sử dụng thuốc uống hạ đường huyết hàng ngày hoặc tiêm insulin để ngăn ngừa tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên, từ đó giúp giảm chứng tê bì chân tay rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, luôn luôn phải theo dõi lượng đường huyết. Có thể sử dụng máy thử tiểu đường để kiểm soát tình trạng này hàng ngày.
- Điều trị bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y, việc điều trị các biến chứng của tiểu đường không chỉ dựa trên việc giảm đường huyết mà còn cần điều trị hồi phục chức năng của toàn bộ cơ quan trong cơ thể.
Chính vì thế, việc điều trị bệnh tê tay chân ở người tiểu đường được dựa trên bài thuốc ngăn ngừa biến chứng thần kinh trong Đông y. Bài thuốc ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường là dùng hoài sơn để làm giảm đường huyết sau khi ăn.
Theo các nghiên cứu, hoài sơn khi được nấu chín sẽ có tác dụng kháng enzym amylase – một hoạt chất giúp thủy phân tinh bột thành đường. Nhờ vậy làm làm chậm hấp thu đường cho cơ thể sau khi ăn.
Ngoài ra, hoài sơn còn có khả năng thúc đẩy sản xuất insulin tự nhiên của tế bào beta tại tuyến tụy. Nhờ vậy đây là bài thuốc có khả năng giữ ổn định đường huyết tự nhiên, an toàn và bền vững.
Sử dụng tinh bột hoài sơn nấu chín ngay sau các bữa ăn chính có thể giúp ổn định đường huyết và cải thiện chứng tê tay chân hiệu quả.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đường huyết trong Tây y và bài thuốc ngăn ngừa biến chứng thần kinh của Đông y thì việc kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc tại nhà rất quan trọng, góp phần không nhỏ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Mẹo dân gian chữa tê tay chân
Dưới đây là một số biện pháp dân gian, người bị tiểu đường có thể áp dụng để trị tê chân tay:
- Chườm ấm
Phương pháp này có thể giúp điều trị tê bì chân tay tạm thời, làm giảm các triệu chứng khó chịu. Tiếp xúc với nhiệt độ cao giúp máu lưu thông đến tay chân tốt hơn từ đó làm hết các triệu chứng tê mỏi.
- Ngâm tay chân
Việc ngâm chân tay nhất là vào buổi tối bằng nước ấm giúp lưu thông máu đến các chi giúp giảm triệu chứng tê bì tay chân hiệu quả. Có thể ngâm bằng nước ấm hoặc bằng nước gừng, có thể thêm dầu ô liu và dầu tràm để có hiệu quả tốt hơn.
- Đắp bằng ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong dân gian điều trị các bệnh về xương khớp. Có thể lấy ngải cứu sao khô với một ít muối trắng rồi cho vào vải sạch chườm lên vị trí bị tê bì chân tay. Lưu ý chườm khi bọc vải còn nóng, nếu nguội cần sao lại ngải cứu cho nóng.
Các phương pháp vật lý trị liệu
- Massage, xoa bóp
Massage, xoa bóp tay chân khi có triệu chứng tê bì cũng giúp lưu thông máu đến các chi tốt hơn và tăng khả năng hồi phục chức năng vận động của tay chân. Có thể massage kèm dầu nóng để có hiệu quả tốt hơn.
- Bài tập đi bộ bằng gót chân hoặc ngón chân
Đây là bài tập giúp lưu thông máu đến bàn chân hiệu quả. Mỗi ngày dành ra khoảng 10 đến 15 phút đi bằng gót chân hoặc đầu ngón chân để tăng cường lưu thông máu.
- Bài tập đứng trên một chân
Là bài tập giúp cải thiện chức năng vận động và thăng bằng của chân. Có thể đứng trên 1 chân trong vòng 30 giây sau đó đổi chân. Lặp lại động tác đó trong khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm hẳn triệu chứng tê bì chân.
- Bài tập nắm chặt tay
Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường có thể khiến người bệnh mất cảm giác ở tay, giảm khả năng vận động. Vì thế tập nắm chặt tay giúp hồi phục chức năng vận động của tay. Có thể nắm chặt hai bàn tay hoặc đan các ngón tay lại với nhau, lặp lại khoảng 10 lần liên tục và có thể thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào trong ngày.
Kiểm soát đường huyết qua thực đơn hàng ngày
Đối với người bị tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết qua thực đơn dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống theo bác sĩ chỉ định.
- Bị tê chân tay nên ăn gì
Người bị tiểu đường có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám với lượng vừa phải. Nên ăn cá, thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại đậu đỗ được chế biến không dùng dầu mỡ. Có thể sử dụng các chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu vừng, mỡ cá và dầu ô liu.
Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh luộc và hoa quả, tránh những loại hoa quả ngọt, nhiều đường.
- Các thực phẩm không nên sử dụng
Hạn chế tinh bột, các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol. Không nên ăn nhiều mỡ, nội tạng động vật, da của gia cầm. Đặc biệt không được sử dụng kem, sữa, bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô vì có chứa lượng đường rất lớn.
Những lưu ý khi điều trị bệnh tê tay chân ở người tiểu đường
Do tình trạng tê tay chân là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, vì thế trong quá trình điều trị cần hết sức lưu ý để bệnh thuyên giảm nhanh hơn và tránh những hậu quả không mong muốn.
- Kiểm tra và chăm sóc bàn tay bàn chân mỗi ngày. Đây là lưu ý rất quan trọng đối với những người đã có triệu chứng tê tay chân do tiểu đường. Việc kiểm tra hàng ngày giúp người bệnh sớm phát hiện những tổn thương trên tay, chân tránh biến chứng hoại tử.
- Ngâm rửa tay chân bằng nước ấm hàng ngày sau đó thoa kem dưỡng ẩm để chống khô da. Ngoài ra, nên đi giày dép thường xuyên để tránh những tiếp xúc cơ học gây tổn thương.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe và hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường như béo phì…
- Khi có dấu hiệu biến chứng, cần đến bệnh viện để thăm khám, không được tự ý dùng thuốc.
- Chỉ dùng thuốc khi có sự kê đơn và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Nếu kết hợp phương pháp Tây y và Đông y để chữa bệnh cần có sự tham vấn của bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
Trên đây là tổng quan về bệnh tê tay chân ở người tiểu đường. Tình trạng này là biến chứng sớm của tổn thương về thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường, vì thế nhận biết sớm và điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh tiểu đường sau đó.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!