Tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày – Điều cần biết

Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến và có thể được trị bằng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa của bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày để có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày
Tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày để có kế hoạch điều trị phù hợp

Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà trước khi sử dụng thuốc. Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc kháng axit: Các loại thuốc kháng axit có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh chóng nhưng không thể chữa lành thực quản bị viêm do axit dạ dày. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thận.
  • Thuốc giảm axit dạ dày: Các loại thuốc này có thể hỗ trợ giảm đau lâu dài hơn và có khả năng giảm axit dạ dày trong tối đa 12 giờ.
  • Thuốc ngăn ngừa sản xuất axit dạ dày (thuốc ức chế bơm proton): Tùy thuộc vào mức độ của các cơn ợ nóng và trào ngược, bác sĩ có thể kê thuốc ức chế bơm proton để ngăn chặn sản xuất axit dạ dày trong thời gian dài hơn.

Hầu hết các loại thuốc an toàn và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày để có kế hoạch sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng phổ biến và được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Hầu hết các loại thuốc có thể sử dụng thường xuyên, an toàn mà không dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày như:

1. Đối với thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit hỗ trợ trung hòa axit trong dạ dày. Hầu hết các loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm hoặc ngăn chặn sự bài tiết axit dạ dày để điều trị các vấn để axit dư thừa, chẳng hạn như:

Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất
Thuốc kháng axit thường được dung nạp tốt nhưng có thể gây táo bón hoặc nhuận tràng
  • Trào ngược dạ dày thực quản, có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm nôn trớ, có vị đắng trong miệng, ho khan dai dẳng, đau khi nằm và khó nuốt
  • Ợ chua, dẫn đến cảm giác nóng rát ở ngực, cổ họng
  • Khó tiêu, dẫn đến các cơn đau ở phần trên của dạ dày, đầy hơi hoặc chướng bụng

Thuốc kháng axit thường an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, thuốc kháng axit thường rất hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng sai hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Thay đổi trạng thái tinh thần
  • Sỏi thận

Ngoài ra, thuốc kháng axit có thể gây táo bón hoặc nhuận tràng. Một số người dùng cũng có thể phát triển các phản ứng dị ứng và khiến người dùng nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định.

Nhiều loại thuốc kháng axit theo đơn có chứa canxi. Khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến quá liều canxi. Thừa canxi có thể dẫn đến nhiễm kiềm do cơ thể không tạo ra đủ lượng axit để hoạt động bình thường. Do đó, nếu cần sử dụng thuốc kháng axit lâu dài hoặc nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, để tránh tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày, người bệnh nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng axit có chứa aspirin nếu:

  • Có tiền sử loét dạ dày hoặc rối loạn chảy máu
  • Lớn hơn 60 tuổi
  • Uống nhiều hơn 3 cốc đồ uống có cồn mỗi ngày

2. Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày

Các loại thuốc giảm sản xuất axit dạ dày có tác dụng giảm các cơn đau ở người trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường các loại thuốc có hiệu quả trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng. Thuốc có thể hoạt động chậm hơn thuốc kháng axit, tuy nhiên có tác dụng giảm đau kéo dài trong 8 – 12 giờ.

Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày
Nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày có thể dẫn đến phát ban da, chóng mặt hoặc đau đầu khi sử dụng

Các loại thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày có thể dẫn đến các tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Cụ thể các tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày bao gồm:

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Phát ban da, nổi mề đay mẩn ngứa
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Co thắt dạ dày

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Khó ngủ
  • Rụng tóc
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Chóng mặt

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Có cảm giác khó chịu chung
  • Mẫn cảm hoặc phản ứng quá mức khi sử dụng thuốc
  • Rối loạn mạch máu xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ và tan vào máu
  • Viêm thận kẽ
  • Vàng da
  • Nhịp tim bất thường

Trước khi sử dụng thuốc giảm sản xuất axit dạ dày, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) làm giảm sản xuất axit bằng cách ngăn chặn enzym trong thành dạ dày tạo ra axit. Sản xuất axit dạ dày quá mức có thể dẫn đến trào ngược, loét thực quản, dạ dày và tá tràng. Do đó giảm sản xuất axit dạ dày bằng PPIs có thể ngăn ngừa các vết loét và hỗ trợ quá trình lành lại của các cơ quan này.

tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương

Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các tình trạng như:

Hầu hết các loại thuốc ức chế bơm proton có thể được dung nạp tốt. Tuy nhiên, đôi khi thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Sốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Phát ban, nổi mề đay

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc ức chế bơm proton quá liều hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng một số nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Nhiễm khuẩn Clostridium difficile ở ruột kết
  • Sử dụng với liều cao có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống
  • Làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12
  • Có thể dẫn đến tình trạng magie thấp, gây hạ huyết áp, tăng nguy cơ đau tim
  • Do đó, để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc trào ngược dạ dày thực quản lâu dài có an toàn không?

Bên cạnh các tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày, người  bệnh cần tìm hiểu các rủi ro khi sử dụng thuốc lâu dài. Cụ thể, các rủi ro có thể bao gồm:

  • Ung thư thực quản: Sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn thường xuyên có thể tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản. Theo một số nghiên cứu, những người sử dụng thuốc kháng axit hơn 3 năm liên tục có nguy cơ cao gấp 6 lần những người không dùng thuốc.
  • Mật độ xương thấp: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến mật động xương, tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở hông và cổ tay.

Thuốc điều trị chứng trào ngược axit dạ thường được xem là an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể dẫn đến nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. Do đó, trước khi sử dụng người bệnh nên tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 10+ thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất 2020

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Bài thuốc thảo dược Sơ can Bình vị tán tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp bác Nguyễn Bá Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) thoát khỏi nỗi ám ảnh trào ngược dai dẳng suốt nhiều năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *