Phân Biệt Lang Ben Hắc Lào Để Điều Trị & Phòng Ngừa Cho Đúng

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng lang ben và hắc lào là hai bệnh riêng biệt. Phân biệt lang ben hắc lào là điều quan trọng để giúp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nhiều người không thể phân biệt lang ben hắc lào và cho rằng đó là một bệnh
Nhiều người không thể phân biệt lang ben hắc lào và cho rằng đó là một bệnh

Bệnh lang ben là gì?

Lang ben là một tình trạng da liễu thường gặp, do nấm Pityrosporum ovale gây ra. Nấm can thiệp vào các sắc tố bình thường của da, dẫn đến các mảng nhỏ, đổi màu. Những mảng da này có thể có màu sáng hơn hoặc tối hơn so với vùng da xung quanh.

Lang ben thường ảnh hưởng tới thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Phơi nắng hoặc cháy nắng có thể làm các mảng da lang ben nổi rõ hơn.

Bệnh không nguy hiểm như nhiều người tưởng tượng, chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Đối với phái nữ, lang ben thực sự là một cơn ác mộng đáng sợ. Những mảng da với màu sắc loang lổ có thể khiến họ cảm thấy tự tin, bất lực.

Bệnh hắc lào là gì?

Dân gian gọi hắc lào là lác đồng tiền hoặc nấm da. Bệnh này ảnh hưởng tới cả người và động vật, đặc biệt là chó và mèo.

Nấm gây hắc lào biểu hiện ở dạng các mảng đỏ trên da. Hắc lào là bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Nó cũng lây từ vùng này sang vùng khác trên cùng cơ thể.

Căn bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng lại diễn biến nhanh, dai dẳng, dễ tái phát và làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bị hắc lào thường phải sống chung với cảm giác khó chịu, bứt rứt, gây mệt mỏi, cáu kỉnh, stress.

Nếu điều trị không đúng cách, hắc lào có thể: Để lại sẹo, gây rụng tóc vĩnh viễn (hắc lào ở da đầu), biến dạng móng (hắc lào ở móng), vô sinh (hắc lào ở vùng kín)…

Phân biệt lang ben hắc lào

Vì đều là những căn bệnh da liễu thường gặp trong đời sống, nên nhiều người đánh đồng lang ben hắc lào là một.

Thực tế, lang ben – hắc lào là hai bệnh khác nhau, với nguyên nhân và triệu chứng không giống nhau. Phân biệt lang ben hắc lào không khó nếu bạn thực sự chú ý quan sát.

Về nguyên nhân gây bệnh

Cả lang ben và hắc lào đều do nấm gây nên. Tuy nhiên, chúng là những loại nấm riêng biệt và có thể phát triển nhờ vào những yếu tố đặc biệt khác nhau.

Nguyên nhân gây lang ben

Như đã nói, nấm Pityrosporum ovale (hay Malassezia furfur) là “thủ phạm” gây ra lang ben. Thông thường, chúng sống “an phận” trên làn da khỏe mạnh. Khi gặp các yếu tố thuận lợi khiến chúng phát triển quá mức và gây ra lang ben.

Thời tiết nóng ẩm là yếu tố là tăng nguy cơ mắc lang ben
Thời tiết nóng ẩm là yếu tố là tăng nguy cơ mắc lang ben

Một số yếu tố kích hoạt sự tăng trưởng này bao gồm:

  • Thời tiết nóng ẩm
  • Thay đổi nội tiết
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Có làn da dầu
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Đang dùng thuốc tránh thai
  • Đang mang thai
  • Bị đái tháo đường
  • Đang sử dụng thuốc Corticosteroid

Nấm gây lang ben có nhiều khả năng phát triển quá mức trên da của những người sống ở vùng khí hậu ẩm ướt hoặc nóng, như vùng nhiệt đới.

Tại các khu vực có khí hậu mát mẻ, như Scandinavia, chỉ có khoảng 1% cư dân bị lang ben. Tỷ lệ này ở các nước nhiệt đới là 50%.

Khác với suy nghĩ của nhiều người, bệnh lang ben không hẳn lúc nào cũng có xu hướng lây lan từ người này sang người khác.

Tuy vậy, nếu bạn dùng chung quần áo và đồ dùng cá nhân với bệnh nhân lang ben, bạn có thể có nguy cơ bị lây lang ben rất cao.

Nguyên nhân gây hắc lào

Trong khi đó, tác nhân gây ra hắc lào là nấm da (dermatophytes). Dermatophytes sống trên keratin chết – một lớp protein trên da.

Chúng hiếm khi xâm nhập sâu vào trong cơ thể và không thể sống trên màng nhầy. Có nhiều loại nấm gây nên hắc lào, có thể kể tới như:

  • Trichophyton rubrum
  • Trichophyton interdigitale
  • Trichophyton tonurans
  • Trichophyton mentagrophytes
  • Epidermophyton floccosum
  • Microsporum canis

Một số loại nấm dermatophytes sống trên da, tóc hoặc móng. Chúng cũng có thể trú ngụ trên động vật và đất, có khả năng lây sang người. Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc và lây nhiễm bệnh hắc lào:

  • Tiếp xúc gần (hoặc da kề da) với người bị hắc lào hoặc vật nuôi mang nấm
  • Sống trong khí hậu nóng ẩm
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị hắc lào
  • Hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu
  • Mặc quần áo, đồ lót chật

Về triệu chứng nhận biết

Nếu như triệu chứng của lang ben thường dễ phát hiện và đơn giản, thì các biểu hiện của hắc lào thường phức tạp hơn.

Dấu hiệu lang ben

Giai đoạn đầu của lang ben chỉ xuất hiện các dát, chấm đỏ hoặc màu hồng, nâu nhạt thường ở vị trí lỗ chân lông. Các tổn thương lúc đầu thường nhỏ, rải rác.

Về sau tổn thường sẽ lan rộng dần lên và liên kết thành các mảng lớn, có hình tròn, bầu dục hoặc hình đa cung. Trên các tổn thương xuất hiện vảy da nhỏ và mịn. Cạo nhẹ cũng có thể làm bong vảy.

Hình ảnh lang ben
Hình ảnh lang ben

Vùng da bị tổn thương có thể tăng – giảm sắc tố hoặc chuyển thành màu hồng. Màu sắc có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân, Thậm chí, màu sắc lang ben cũng có thể khác nhau trên cùng một cơ thể.

Sự thay đổi màu sắc trên các vùng da này có thể là do:

  • Thời tiết: Vào mùa Hè, các vùng da khỏe mạnh có thể trở nên tăng sắc tố hơn (đậm màu hơn) do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lúc này, vùng da bị lang ben sẽ càng trở nên nổi bật hơn. Đối với vùng da lang ben bị giảm sắc tố, nấm hoặc sợi nấm tiết ra một chất làm giảm quá trình vận chuyển melanin đến tế bào sừng, ức chế và phá hủy tế bào melanocyte.
  • Phản ứng viêm: Các dát hồng hoặc tổn thương tăng sắc tố có thể là hệ quả của phản ứng viêm tại chỗ của cơ thể và nấm.

Lang ben thường gặp ở cổ, lưng, ngực và cánh tay. Ở người lớn, lang ben xuất hiện phổ biến ở thân trên, ít khi nổi lên ở mặt hoặc nếp gấp.

Trong khi đó, lang ben ở trẻ nhỏ thường thấy ở trên mặt. Chúng có thể không gây ngứa hoặc chỉ ngứa khi người bệnh ra nhiều mồ hôi.

Dấu hiệu của hắc lào

Người bị hắc lào thường sẽ không nhận thấy các triệu chứng nhiễm nấm ngay lập tức. Phải mất khoảng gần nửa tháng, các triệu chứng hắc lào mới rõ ràng. Trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhìn thấy một hay nhiều mảng da đột nhiên chuyển sang màu hồng hoặc hơi đỏ.

Da có thể khô và có vảy. Nếu điều trị ngay lúc này, bệnh sẽ sớm thuyên giảm và không để lại sẹo. Về sau, các mảng da bị phát ban dần tăng kích thước, có viền rõ rệt, hình trong hoặc ovan.

Hắc lào thường gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau rát. Điều này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh.

Hình ảnh hắc lào
Hình ảnh hắc lào

Hắc lào ở các vị trí khác nhau sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Bao gồm:

  • Hắc lào trên da (tinea trais): Thường gặp ở cổ, cánh tay, chân, lưng hay bụng với các đốm tròn hình đồng xu.
  • Hắc lào ở bàn chân (tinea pedis): Vũng da giữa kẽ các ngón chân bị sưng, đỏ, bong tróc, ngứa ngáy. Đế và gót chân cũng có thể gặp các dấu hiệu này.
  • Hắc lào ở da đầu (tinea capitis): Da đầu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, có vảy, có thể rụng tóc từng chỏm.
  • Hắc lào ở da mặt (tinea faciei): Xuất hiện các mảng vảy đỏ, không rõ viền, hiếm khi tạo thành hình đồng xu.
  • Hắc lào ở vùng mặt và râu (tinea barbae): Xuất hiện các đốm sưng, mưng mủ hoặc có vảy. Có thể gây rụng râu.
  • Hắc lào ở háng (tinea cruris): Các đốm màu đỏ hoặc nâu đỏ nổi trên bẹn, đùi hoặc mông.
  • Hắc lào ở bàn tay (tinea manus): Da dày lên, đặc biệt ở kẽ ngón tay.
  • Hắc lào ở móng (tinea unguium): Móng chân hoặc móng tay có màu vàng, dày và dễ gãy.

Điều trị lang ben – hắc lào đúng cách

Tuy là hai bệnh khác nhau, nhưng vì hắc lào và lang ben đều là do nấm gây ra, nên phương pháp điều trị của 2 bệnh này cũng có nhiều nét tương đồng.

Dùng thuốc Tây

Đối với hầu hết các trường hợp lang ben và hắc lào, bác sĩ thường yêu cầu dùng các loại thuốc kháng nấm bôi ngoài da, như Econazole (Spectazole ), Ciclopirox (Ciclodan), Ketoconazole (Xolegel, Nizoral), Clotrimazole (Lotrimin) và Miconazole (Monistat).

Terbinafine bôi ngoài da có thể có hiệu quả với lang ben, nhưng có thể không hoạt động hiệu quả cao đối với hắc lào.

Các sản phẩm kết hợp thuốc chống nấm với chất tẩy tế bào chết (Kerasal) hoặc với bột kiềm mồ hôi rắc ngoài da (Zeasorb) sẽ khó sử dụng trên dùng da có diện tích lớn, như ở lưng và vai.

Đối với hắc lào hay lang ben ở vùng da lớn, bệnh nhân nên lựa chọn thuốc dạng kem hoặc xịt thay vì dạng bột.

Đối với lang ben hắc lào nặng, lan rộng, không đáp ứng tốt khi dùng thuốc bôi ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đường uống.

Quá trình điều trị phụ thuộc vào loại thuốc được chọn và tình trạng bệnh. Các loại thuốc uống hiệu quả bao gồm:

  • Ketoconazole (Nizoral)
  • Itraconazole (Sporonox)
  • Iluconazole (Diflucan)

Thuốc Griseofulvin đường uống thường được sử dụng cho người bị hắc lào nặng, không hiệu quả đối với lang ben.

Bên cạnh đó, người bệnh hắc lào hoặc lang ben có thể dùng dầu gội có chứa selen sulfide (Selsun Blue), kẽm pyrithione (Head & Shoulders, Soothe) hoặc Ketoconazole (Nizoral) để giúp loại bỏ nấm và làm đều màu da.

Ngoài ra, sử dụng xà phòng chứa kẽm pyrithione cũng có thể là phương pháp điều trị lang ben hắc lào hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ dùng thuốc bôi và thuốc uống trị lang ben hắc lào khi được bác sĩ đồng ý, đặc biệt đối với bà bầu, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.

Biện pháp tự nhiên

Hiện tại, cách chữa lang ben hay hắc lào tốt nhất chính là dùng thuốc. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp tự điều trị lang ben và hắc lào tại nhà tự nhiên mà người bệnh có thể áp dụng.

Lang ben hắc lào có thể được điều trị bằng các biện pháp tự nhiên
Lang ben hắc lào có thể được điều trị bằng các biện pháp tự nhiên
  • Chiết xuất tỏi

Ajoene là một hợp chất tự nhiên được chiết xuất từ tỏi cho thấy nhiều tiềm năng trong điều trị hắc lào.

Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Viện Da liễu Hoa Kỳ năm 2000 cho hay ajoene có hiệu quả hơn Terbinafine (là hoạt chất trong thuốc chống nấm Lamisil) trong điều trị nấm kẽ chân.

  • Mật ong, sáp ong và dầu olive

Một nghiên cứu năm 2004 đã tìm hiểu lợi ích của mật ong, sáp ong và dầu olive đối với bệnh lang ben. Áp dụng hỗn hợp của 3 thành phần này (tỷ lệ bằng nhau), 3 lần mỗi ngày, trong khoảng 1 tháng có thể giảm lang ben đáng kể.

Bên cạnh đó, bạn có thể trộn dầu olive với vài tép tỏi giã nát rồi thoa lên da bị hắc lào, để yêu trong 2 tiếng rồi rửa sạch. Cách làm này có thể giúp giảm hắc lào hiệu quả.

  • Gel nha đam

Trong gel nha đam có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da. Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, gel nha đam còn giúp xoa dịu làn da bị tổn thương. Bởi vậy, nó thường được dùng như một giải pháp xử lý lang ben và hắc lào tại nhà.

Bạn chỉ cần lấy gel nha đam tươi rồi xay nhuyễn và thoa lên vùng da bị bệnh khoảng 3 – 4 lần/ngày.

  • Dầu tràm trà

Loại dầu tự nhiên này đều có lợi cho cả người bệnh lang ben và hắc lào. Dầu tràm trà có thể chống nấm, kháng khuẩn, kháng virus và chống lại các độc tố.

Người bệnh có thể pha loãng vài giọt dầu tràm trà nguyên chất với dầu dừa rồi thoa lên da. Nó có thể giảm các triệu chứng hắc lào hoặc lang ben hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện những cách chăm sóc da sau đây để thúc đẩy điều trị lang ben, hắc lào:

  • Mặc quần áo sạch, rộng rãi, độ thấm hút cao.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân, như quần áo, khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…
  • Tắm bằng nước sạch và lau khô cơ thể sau khi tắm.
  • Tắm ngay sau khi tập thể dục, thể thao hoặc khi ra quá nhiều mồ hôi.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng nghi bị nhiễm nấm.
  • Bôi kem chống nắng mỗi ngày. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng, không nhờn với hệ số chống nắng tối thiểu (SPF) là 30.

Cách chữa bằng Đông y

Theo Đông y, bệnh lang ben hay hắc lào đều là do:

  • Phong tà xâm kích
  • Khí huyết hư tổn
  • Khí đới ứ trệ
  • Gan thận âm hư

Bởi vậy, nếu muốn giải quyết lang ben hay hắc lào, người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1: Bao gồm các vị thuốc hoàng kỳ, bạch truật, xuyên khung, phục tinh, đương quy… Các vị thuốc này được bào chế thành dạng nước.

Khi dùng, hãy lau sạch vùng da bị bệnh rồi thoa một lớp mỏng thuốc nước lên da, 2 lần/ngày (sáng và tối). Không nên bôi thuốc lên các vùng da nhạy cảm, như miệng hoặc mắt.

Bài thuốc 2: Bao gồm các vị thuốc hồng hoa, đơn đỏ, bồ công anh, kim ngân cành, tang bạch bì, ké đầu ngựa… bào chế thành thuốc viên/hoàn. Uống 2 viên/ngày với nước đun sôi để nguội, uống sau ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc 3: Bao gồm các vị thuốc xuyên khung, bạch bộ, phòng phong, ngải cứu, cúc tần, hồng hoa, diệp hạ châu, xích đồng… bào chế thành cao tinh chất. Pha 1 – 2 viên cao với 200ml nước sôi, uống khi còn ấm sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Ngăn ngừa hắc lào – lang ben

Ngay cả khi các phương pháp điều trị lang ben và hắc lào đang phát huy tác dụng, thì các triệu chứng của bệnh trên da cũng vẫn có thể tồn tại trong vài tháng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh da liễu do nấm và ngăn ngừa bệnh tái phát là thực hành vệ sinh da tốt.

Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày là cách đơn giản giúp ngăn ngừa lang ben hắc lào
Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày là cách đơn giản giúp ngăn ngừa lang ben hắc lào

Với những người có nguy cơ cao, bác sĩ có thể yêu cầu áp dụng một số phương pháp dự phòng 1 – 2 lần mỗi tháng, như:

  • Dùng kem dưỡng da hoặc dầu gội selen sulfide 2,5%
  • Dùng kem dưỡng, gel hoặc dầu gội chứa Ketoconazole
  • Uống viên nang, viên nén hoặc dung dịch chứa Itraconazole
  • Uống viên nén hoặc dung dịch chứa Fluconazole

Lưu ý: Những thông tin về phân biệt lang ben hắc lào trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế, khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và giúp bệnh nhân phân biệt lang ben hắc lào.

Có thể bạn muốn biết:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *