[Góc Nhìn Chuyên Gia] Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ

Bọc răng sứ được rất nhiều người lựa chọn hiện nay bởi giúp khắc phục những khuyết điểm của răng sâu, sứt mẻ, thưa, khấp khểnh nhẹ hoặc xỉn màu, mang lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Mặc dù phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều được bọc sứ. Vậy đâu là những trường hợp không nên bọc sứ? Ở bài viết dưới đây, chuyên gia ViDental Clinic sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn về vấn đề này cùng một số kiến thức hữu ích.

Chuyên gia đánh giá những trường hợp không nên bọc răng sứ

Bọc răng sứ hiện nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Đây là phương pháp sử dụng mão sứ có kích thước, màu sắc tương tự răng thật để bọc bên ngoài răng, từ đó che chắn hoàn toàn vết sứt mẻ, răng sâu, khấp khểnh, thưa, ố vàng, xỉn màu. Bọc sứ khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp truyền thống, cho độ bền cao, đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ nên nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Bọc răng sứ giúp khắc phục những khuyết điểm của răng
Bọc răng sứ giúp khắc phục những khuyết điểm của răng

Chia sẻ về dịch vụ này, Bác sĩ CKII tại Nha khoa ViDental Trương Hoàng Tuyển cho biết:

Bọc răng sứ có thể áp dụng được cho nhiều trường hợp khác nhau như răng hô, vẩu mức độ nhẹ, răng bị thưa, hở kẽ, răng lệch lạc, lộn xộn mức độ nhẹ, răng đã được điều trị tủy, răng vỡ, mẻ với diện tích nhỏ hoặc răng xỉn màu, nhiễm màu nặng. 

Không giống như những phương pháp thẩm mỹ răng khác, bọc sứ có thể bảo vệ tối đa răng thật, cải thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt, đảm bảo khả năng ăn nhai. Đặc biệt nếu sử dụng vật liệu sứ chất lượng, cao cấp, được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề cao, quy trình đúng chuẩn Y khoa thì tuổi thọ răng sứ có thể duy trì được lâu dài, thậm chí lên đến hơn 20 năm nếu kết hợp cách chăm sóc đúng tại nhà.

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải tất cả đối tượng đều bọc được răng sứ. Phương pháp này vẫn được “chống chỉ định” với một số tình trạng cụ thể.

Bác sĩ Trương Hoàng Tuyển chia sẻ:

Có rất nhiều người đến ViDental Clinic bày tỏ mong muốn được bọc sứ vì thấy mọi người xung quanh bọc răng tại đây có được hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ, gương mặt hài hòa. Tuy nhiên sau khi thăm khám, chúng tôi nhận thấy khách hàng không thuộc nhóm đối tượng có thể bọc sứ nên cần lựa chọn phương pháp khác để tránh nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể những trường hợp không nên bọc răng sứ bao gồm: Khớp cắn sai lệch nghiêm trọng, răng bị lung lay, răng quá nhạy cảm, mắc bệnh lý nghiêm trọng, bị gãy chỉ còn phần chân răng. Ngoài ra, đối tượng có răng hô, vẩu do xương hàm, không đảm bảo sức khỏe tổng thể hoặc dưới 17 tuổi cũng không phù hợp để thực hiện dịch vụ này.

Nếu bọc răng sứ không đúng đối tượng tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Nếu bọc răng sứ không đúng đối tượng tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia tại ViDental Clinc, có 8 trường hợp không nên bọc răng sứ như đã kể trên vì lý do sau:

  • Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng: Thực tế, bọc răng sứ chỉ có thể khắc phục hiện tượng sai khớp cắn ở mức độ nhẹ. Nếu bạn có khớp cắn bị sai lệch nghiêm trọng, việc mài răng làm cùi sẽ cần thực hiện với tỷ lệ lớn hơn, khi đó vừa làm tổn thương cấu trúc răng mà hiệu quả nhận được không như mong đợi. Lúc này khách hàng được chỉ định niềng răng để khớp cắn đồng đều trước khi bọc sứ. Bạn có thể yên tâm vì đến thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ sai lệch của khớp cắn để tư vấn phương pháp phù hợp.
  • Răng bị hô, vẩu hoặc móm do xương hàm: Đây cũng được xếp vào những trường hợp không nên bọc răng sứ bởi kỹ thuật này không thể điều chỉnh các răng về đúng vị trí chuẩn. Thông thường với những người có răng hô, móm, vẩu do xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chỉnh nha kết hợp can thiệp phẫu thuật điều chỉnh xương hàm về đúng vị trí.
  • Răng gãy chỉ còn lại phần chân răng: Nếu gặp bệnh lý về răng miệng hoặc bị tai nạn, va đập mạnh dẫn đến răng bị gãy, vỡ chỉ còn phần chân răng sẽ không thể bọc sứ vì không lấy lại khả năng ăn nhai như ban đầu, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khi đó khách hàng có thể được chỉ định cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ để phục hình tốt hơn.
  • Răng bị lung lay: Những răng đang bị lung lay tức là có dấu hiệu gãy rụng, lúc này gần như răng không còn khả năng ăn nhai hay thực hiện các chức năng khác. Nếu mài cùi trên những chân răng này sẽ khiến răng yếu hơn, tăng khả năng gãy rụng. Vậy nên bác sĩ khuyến cáo răng bị lung lay không nên bọc răng sứ.
Răng bị lung lay là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ
Răng bị lung lay là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ
  • Răng quá nhạy cảm: Trong quá trình bọc răng sứ, chắc chắn không thể bỏ qua bước mài cùi răng để mão sứ có thể gắn chặt lên trên. Các chuyên gia cho biết, việc mài cùi răng không gây ảnh hưởng nếu hàm răng khỏe mạnh, tuy nhiên trong tình huống răng của bạn quá nhạy cảm, mài cùi sẽ làm răng yếu đi, ê buốt ở mức độ nghiêm trọng, nhất là khi có tác động nhiệt quá nóng hoặc lạnh, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Bởi vậy bạn cần thăm khám kỹ và lắng nghe ý kiến tư vấn để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Mắc bệnh lý răng miệng: Người mắc bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như sâu răng mức độ nặng, nhiễm trùng, hoại tử tủy là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ. Bên cạnh đó, nếu bệnh lý về răng ảnh hưởng đến khoảng sinh học – chiều cao bám dính biểu mô và liên kết quá thấp sẽ xuất hiện nhiều biến chứng như tiêu xương hàm, viêm nướu kéo dài. Bởi thế, việc bọc răng sứ trong giai đoạn này sẽ khiến bệnh lý tiến triển nguy hiểm hơn, kéo theo những vấn đề phát sinh khác.
  • Sức khỏe tổng thể không đảm bảo: Bọc răng sứ không chỉ cần đủ tiêu chuẩn về răng miệng mà còn cần đảm bảo sức khỏe tổng thể. Với những người mắc bệnh tim mạch, máu khó đông, động kinh tuyệt đối không được bọc sứ. Lý do là bởi trong quá trình thực hiện, bác sĩ mài cùi, gây tê có thể khiến bệnh lý trở nặng hơn, đe dọa tính mạng. Thêm vào đó, chị em đang trong quá trình mang thai cũng không được bọc răng sứ thẩm mỹ vì cơ thể mẹ bầu đang rất nhạy cảm, những tác động đến răng miệng cũng gây hại cho sức khỏe.
  • Đối tượng dưới 17 tuổi: Một số phụ huynh có ý định cho con bọc răng sứ từ sớm khi răng của trẻ gặp nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên cần chú ý với đối tượng dưới 17 tuổi răng còn yếu, chưa được hoàn thiện để đảm bảo độ cứng, nếu mài cùi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến buồng tủy, gây hại cho sức khỏe. Do đó nếu con trẻ bị vẩu, hô, móm, lệch lạc, bác sĩ thường chỉ định phương pháp niềng răng.

>>>> Chi tiết: https://wikibacsi.com/nhung-truong-hop-khong-nen-boc-rang-su.html

Trẻ em dưới 17 tuổi không nên bọc sứ để tránh răng suy yếu
Trẻ em dưới 17 tuổi không nên bọc sứ để tránh răng suy yếu

Tác hại nếu bọc răng sứ không đúng chỉ định

Có thể thấy, bọc răng sứ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho gương mặt, tuy nhiên nếu bọc sứ không đúng chỉ định sẽ tiềm ẩn nhiều tác hại, dẫn đến hậu quả khôn lường.

Là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ, Bác sĩ CKII Trương Minh Tuấn – hiện đang công tác tại Nha khoa ViDental cho biết:

Bọc sứ mặc dù khá đơn giản, không can thiệp, xâm lấn nhiều đến răng miệng, tuy nhiên vẫn yêu cầu bác sĩ có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, tuân thủ đúng quy trình chuẩn Y khoa, đặc biệt thực hiện các bước tỉ mỉ, cẩn thận. Nếu bạn lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín, răng sứ kém chất lượng và không đạt chuẩn về tay nghề bác sĩ, máy móc thiết bị, chắc chắn sẽ gặp nhiều nguy hại. Hậu quả khi bọc răng sứ sai cách có thể nhìn thấy rõ ngay sau khi tiến hành hoặc một vài năm sau đó, tuổi thọ của răng giả cũng rất ngắn, lúc này bạn cần xử lý lại, mất thêm nhiều thời gian, chi phí.

Ngoài ra, những đối tượng không nên bọc răng sứ nhưng vẫn cố tình thực hiện cũng gây ra những hậu quả khôn lường. Do đó, tại những đơn vị uy tín như ViDental Clinic, chúng tôi cần thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng, sau đó tư vấn khách hàng phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho khách hàng.

>>>> Xem ngay Quy trình bọc răng sứ chuẩn tại ViDental Clinic: https://benhvienquandan102.org/quy-trinh-boc-rang-su-tai-vidental-clinic-30009.html

Theo đó, những tác hại khi bọc răng sứ không đúng chỉ định đó là:

  • Viêm tủy răng: Việc bọc răng sứ sai quy định về đối tượng, các bước thực hiện sẽ tăng nguy cơ chết răng vĩnh viễn, đồng thời gây ê buốt, đau nhức, khiến răng nhạy cảm hơn trong quá trình ăn uống.
  • Răng nứt vỡ: Đã có rất nhiều trường hợp bác sĩ bọc răng sứ thực hiện không đúng kỹ thuật, sử dụng chất liệu kém chất lượng hoặc cố tình làm cho cho đối tượng dưới 17 tuổi, người có hàm răng nhạy cảm, mắc bệnh lý răng miệng, dẫn đến hiện tượng răng nứt vỡ, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng thật.
Bọc sứ sai chỉ định có thể khiến răng bị nứt vỡ
Bọc sứ sai chỉ định có thể khiến răng bị nứt vỡ
  • Thay đổi cấu trúc răng: Cấu trúc răng của chúng ta gồm nhiều lớp, rất chắc chắn, tuy nhiên khi bị mài đi sẽ không thể khôi phục về hiện trạng như ban đầu. Bởi thế, việc mài quá tỷ lệ hay áp dụng không đúng đối tượng sẽ làm thay đổi cấu trúc răng vĩnh viễn, ảnh hưởng trực tiếp đến các răng trên cung hàm.
  • Đen viền răng sứ: Hiện tượng viền răng sứ bị đen có thể xuất hiện khi nha khoa sử dụng chất liệu kém chất lượng, trộn sứ với kim loại, vừa gây mất thẩm mỹ cho răng, vừa tiềm ẩn nguy cơ dị ứng với những người cơ cơ địa nhạy cảm.

Nếu đang có ý định bọc sứ thẩm mỹ để khắc phục những khuyết điểm của răng, bên cạnh quy trình, bảng giá, bạn nên tìm hiểu chi tiết về những trường hợp không nên bọc răng sứ để biết mình có thể thực hiện phương pháp này hay không, tránh những biến chứng, nguy hại ảnh hưởng đến cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng.

5/5 - (7 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA