Nhịp Nhanh Xoang Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Nội dung bài viết
Nhịp nhanh xoang gây ra các triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, đau nhức ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt,… Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều đáng nói, triệu chứng nhịp nhanh dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh hô hấp thông thường. Chẩn đoán, điều trị sai cách khiến bệnh trở nặng. Vậy nhịp xoang nhanh là gì, làm sao để nhận biết và điều trị bệnh như thế nào? Hãy tham khảo ngay ở bài viết dưới.
Nhịp nhanh xoang là gì?
Nhịp xoang được hiểu là nhịp tim bình thường được điều khiển bởi các nút xoang (nằm ở vị trí thành tâm nhĩ phải). Nút xoang được đánh giá như một máy phát nhịp tim tự nhiên. Nó khởi động nhịp tim bằng việc phát ra tín hiệu điện từ nút xoang rồi làm lan truyền rộng tới các cơ tim, kích thích cơ tim bóp nhịp nhàng.
Thông thường, ở người bình thường có nhịp xoang bình thường ở tần số từ 60 – 100 lần/phút khi nghỉ ngơi. Đối với những trường hợp tần số cao hơn 100l/p được gọi là nhịp xoang nhanh. Nhịp xoang nhanh thường là biểu hiện của một số bệnh lý như thiếu máu, rối loạn thần kinh tim, tăng huyết áp…
Có 2 dạng nhịp xoang nhanh thường gặp là:
- Nhịp xoang nhanh bình thường: Đây là tình trạng nhịp xoang nhanh sau quá trình vận động, tập thể dục thể thao quá sức,… tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện lại sau một thời gian nghỉ ngơi đủ.
- Nhịp xoang nhanh không thích hợp: Nhịp xoang nhanh không phù hợp là tình trạng nhịp tim nhanh không có lý do. Người bệnh có thể bị nhịp tim ngay cả khi nghỉ ngơi, ngủ, không hoạt động gì. Điều này có thể khiến người bệnh bị khó thở, tim đập thình thịch, chóng mặt, ngất xỉu,…
Dấu hiệu, nguyên nhân nhịp nhanh xoang
Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số triệu chứng thường gặp như:
- Thường xuyên hồi hộp, trống ngực, có giảm giác tim đập nhanh.
- Đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi.
- Chóng mặt choáng váng, có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào.
- Lo lắng, bồn chồn, dễ giật mình.
Ngoài ra, ở một số trường hợp nhịp xoang tăng ở mức độ nhẹ hoặc ở trẻ nhỏ sẽ không xuất hiện các triệu chứng và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu cơ thể thường xuyên có biểu hiện trên cần chủ động tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám để điều trị kịp thời.
Nhịp xoang nhanh khởi phát do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là:
- Ảnh hưởng sinh lý: Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, hồi hộp là một trong những nguyên nhân khiến nhịp xoang tăng nhanh. Lúc này bạn cần giữ tâm lý thoải mái để giúp nhịp tim ổn định trở lại bình thường. Ngoài ra sử dụng nhiều các loại bia, rượu, cà phê,… cũng gây ảnh hưởng nhịp xoang.
- Nhịp xoang nhanh do bệnh lý: Một số trường hợp liên quan tới bệnh lý như suy tim, tăng huyết áp, viêm cơ tim, rối loạn thần kinh tim, tim bẩm sinh…cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp xoang. Ở những đối tượng này khi điều trị chứng gốc căn nguyên thì nhịp xoang sẽ ổn định lại bình thường.
- Không rõ nguyên nhân: Ở nhiều trường hợp bị nhịp xoang đập nhanh song không rõ nguyên nhân gây bệnh do đâu. Tình trạng này gây khó khăn trong việc kiểm soát và điều trị chứng bệnh.
Câu hỏi thường gặp về nhịp nhanh xoang
Nhịp xoang đập nhanh khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì chúng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về hiện tượng này:
Nhịp xoang nhanh có nguy hiểm không?
Theo đánh giá từ các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, nhịp xoang tăng nhanh là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này làm xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, tức ngực, khó thở, mệt mỏi,… không chỉ làm ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày.
Nghiêm trọng hơn, bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim, cản trở dòng máu lưu thông tới các bộ phận khác trên cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như:
- Huyết khối: Đây là hiện tượng máu đông, điều này khiến máu không lưu thông được mà ứa đọng lại gây ra những hậu quả như huyết áp cao,….
- Suy tim: Nguyên nhân do máu không lưu thông, chức năng bơm máu của tim suy yếu gây thiếu máu tới các bộ phận trên cơ thể dẫn tới suy tim.
- Nhồi máu cơ tim: Hậu quả này xảy ra do mạch máu bị tắc nghẽn, tim không còn khả năng cung cấp đủ máu.
- Đột quỵ: Đây là biến chứng nặng nhất của chứng nhịp xoang, tình trạng này có khả năng gây tử vong cao.
Nhịp nhanh xoang có chữa được không?
Về vấn đề nhịp xoang tăng nhanh chữa khỏi được không sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, phương pháp và sự phối hợp điều trị của người bệnh. Đối với những trường hợp bệnh do sinh lý sinh ra từ tâm lý lo âu, vận động quá sức hay sử dụng các loại thức uống kích thức như rượu, bia,…
Để giải quyết tình trạng này các bạn chỉ cần thay đổi lại chế độ sinh hoạt phù hợp, nghỉ ngơi khoa học, giữ tâm lý thoải mái thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường.
Còn nhịp xoang đập nhanh do các vấn đề bệnh lý, sau khi điều trị khỏi các chứng bệnh này nhịp xoang cũng sẽ tự động ổn định trở lại. Tuy nhiên với đối tượng bệnh kèm theo chứng tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim thực vật hoặc không rõ nguyên nhân sẽ rất khó khăn trong việc chữa trị.
Lúc này, người bệnh bệnh chủ động tới bệnh viện điều trị dứt điểm để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị nhịp xoang nhanh
Dưới đây là một số liệu pháp giúp điều trị rối loạn nhịp xoang, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
Cách điều hòa nhịp xoang tại nhà
Để cải thiện tình trạng hồi hộp, khó thở, đau tức ngực… do viêm xoang khiến nhịp xoang tăng nhanh gây ra, các bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản từ việc thay đổi sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Một số phương pháp như:
- Xây dựng lối sống khoa học: Người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh thức khuya, lo âu, giữ tâm lý luôn thoải mái, suy nghĩ tích cực.
- Chế độ ăn phù hợp: Xây dựng thực đơn ăn dinh dưỡng với các loại trái cây tươi, thực phẩm giàu omega 3,… Tránh sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn như rượu, bia.
- Không sử dụng thuốc lá: Thuốc lá một trong những tác nhân gây các bệnh về tim mạch và khiến nhịp xoang tăng nhanh. Do vậy cần tránh sử dụng thuốc lá.
- Vận động phù hợp: Các bạn nên vận động vừa phải, chơi các môn thể dục thể thao phù hợp, không quá sức. Tránh vận động quá sức sẽ gây rối loạn nhịp xoang.
Thuốc điều trị nhịp nhanh xoang
Đối với những trường hợp bệnh nặng việc điều trị bằng thuốc là rất cần thiết để giúp kiểm soát nhịp tim. Thông thường, sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc sử dụng để điều trị như:
- Thuốc chẹn beta: Loại thuốc này có tác dụng ức chế giải phóng chất làm rối loạn nhịp tim, đồng thời thư giãn mạch máu giúp ổn định nhịp xoang đập nhanh.
- Thuốc Ivabradine: Thường được chỉ định với đối tượng bị bệnh không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, với những đối tượng trị nhịp nhanh tim bằng thuốc không có hiệu quả tốt sẽ được bác sĩ chỉ định các biện pháp khác như lắp đặt máy tạo nhịp tim, đốt điện tim,…
Chữa nhịp xoang nhanh theo Đông y
Theo Đông y nhịp xoang tăng nhanh được quy vào chứng loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý. Để cải thiện chứng bệnh, Đông y sử dụng các bài thuốc có khả năng ích khí, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, an thần, bồi bổ sức khỏe.
Một số bài thuốc như:
- Bài 1: Thành phần gồm: Đan sâm, Từ thạch anh, Đảng sâm, Sinh địa, Mạch môn, Xuyên khung, Chích thảo, Liên kiều, Quế chi,.. Người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang, tới khi thuyên giảm thì uống 2 ngày 1 thang. Dùng thuốc sắc với nước, chia thuốc uống 3 lần/ngày.
- Bài 2: Thành phần gồm: Hồng hoa, Khổ sâm, Chích Thảo. Dùng các nguyên liệu trên theo theo tỷ lệ 1:1: 0,6, tán thành bột rồi vo viên, mỗi viên nặng 0,5g. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần người bệnh uống 3 viên.
Lưu ý: Thuốc Đông y sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính. Tuy nhiên việc dùng thuốc có hiệu quả không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người.
Như vậy có thể thấy có nhiều phương pháp giúp ổn định nhịp nhanh xoang. Tuy nhiên dù lựa chọn liệu pháp này cũng cần chú ý kết hợp với chế độ ăn sóc, luyện tập, sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe!
Thông tin hữu ích:
em 17t thường xuyên thức khuya và uống rất nhiều nước ngọt cafein
do thấy mệt + nhịp tim nhanh trên 100 nhịp siêu âm tinh thì phát hiện mình bị nhịp xoang nhanh và hở van 2 lá 1/4 ,hạ cali máu em có uống thuốc đều độ theo toa của bác sĩ nhịp tim của e đã 70-80 nhịp (khi uống thuốc) không uống thuốc thì 80-100 (do em ốm yếu + ít tập thể dục) dạo gần đây em đã đỡ mệt đi rất nhiều nhưng vẫn còn khó vở và hay bị hụt hơi (do em vẫn còn thức khuya nhưng ít hơn trước vì lí do công việc và bị quen giấc)
cho em hỏi là bệnh của em đã đỡ hơn chưa và bệnh của em là nhịp xoang nhanh sinh lý hay là vấn đề của bệnh lý ạ? vì em thấy ở trang web nhịp xoang nhanh của em có kết hợp với vở van tim (nhưng mọi người và bác sĩ bảo hở van tim của em không đáng lo) em xin cảm ơn <3