Nặn mụn bọc có nên không? Cách xử lý an toàn

Nặn mụn bọc là một phương pháp trích xuất mụn, loại bỏ vi khuẩn và hỗ trợ làm lành da sau mụn. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến sẹo mụn vĩnh viễn.

Nặn mụn bọc
Nặn mụn bọc không đúng cách có thể dẫn đến viêm và sẹo mụn

Nặn mụn bọc có nên hay không?

Mụn bọc là loại mụn trứng cá có kích thích lớn, màu đỏ, đau và nằm sâu bên dưới các lỗ chân lông.

Mụn trứng cá xảy ra khi các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn, thường là do tế bào da chết kết hợp với bụi bẩn. Khi các lỗ chân lông bị tắc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển và khiến các nang lông trở nên sưng, đỏ. Mụn bọc xảy ra khi các nhiễm trùng đi sâu hơn vào da, tạo nên các nốt sưng chứa đầy mủ.

Mụn bọc có thể gây đau và ngứa. Bên cạnh đó, nếu khối mụn bị vỡ, nhiễm trùng có thể lan rộng ra xung quanh và dẫn đến nhiều mụn mới được hình thành.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Các bác sĩ da liễu cho biết, theo nguyên tắc chung, bạn không nên tự nặn mụn tại nhà, đặc biệt là mụn bọc, mụn viêm và các loại mụn chứa mủ nói chung. Khi bạn cố gắng nặn mụn bọc, các tế bào bảo vệ của da có thể bị tổn thương, không thể phục hồi và tăng nguy cơ gây sẹo mụn vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, mụn bọc thường chứa nhiều mủ bị nhiễm trùng. Khi nặn mụn bọc, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các nang lông, lỗ chân lông lân cận và dẫn đến tình trạng bùng phát mụn dữ dội hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia da liễu cho biết, cố gắng nặn mụn bọc có thể khiến chất dịch, mủ của mụn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Nói tóm lại, bạn không nên tự nặn mụn bọc tại nhà để tránh gây viêm, nhiễm trùng nghiêm trọng và tăng nguy cơ hình thành sẹo. Nếu bị mụn bọc, đặc biệt là các nốt mụn to, viêm, đau đớn, bạn có thể đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị y tế đối với mụn bọc

Theo khuyến cáo, bạn không nên tự nặn mụn bọc tại nhà. Do đó, để đảm bảo an toàn bạn nên đến bệnh viện để nặn mụn ở môi trường vô trùng bởi bác sĩ có chuyên môn.

1. Dẫn lưu mủ

Cách nhanh nhất và an toàn nhất khi điều trị mụn bọc là đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu gặp bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ có thể hỗ trợ người bệnh nặn mụn bọc an toàn và tư vấn các biện pháp chăm sóc sau khi nặn mụn để ngăn ngừa hình thành sẹo.

Cách nặn mụn mủ
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các xử lý mụn bọc phù hợp

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn bọc, bác sĩ có thể đề nghị trích xuất và dẫn lưu mủ để điều trị. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ lấy mụn bọc chuyên dụng để loại bỏ mụn nhanh chóng, an toàn. Bên cạnh đó, khi được xử lý đúng phương pháp trong môi trường vô trùng, việc nặn mụn bọc có thể không gây đau, sưng và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid trực tiếp vào nốt mụn. Thuốc có thể cải thiện mụn bọc, ngăn ngừa các rủi ro lây nhiễm vi khuẩn, hỗ trợ làm lành da và tránh để lại sẹo.

2. Kháng sinh đường uống

Các loại thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng để điều trị mụn bọc nếu mụn bao phủ mộ vùng da lớn hoặc gần như che phủ toàn bộ khuôn mặt. Kháng sinh hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trên da và ngăn ngừa hình thành các nốt mụn. Tuy nhiên, kháng sinh không thể loại bỏ các tế bào da chết và ngăn ngừa quá trình sản xuất dầu thừa.

Thông thường, kháng sinh chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

3. Retinoid tại chỗ

Retinoid là một sản phẩm điều trị mụn có nguồn gốc từ vitamin A, tuy nhiên retinoid thường không mạnh như isotretinoin. Retinoids tại chỗ hoạt động bằng cách mở các nang lông để điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát.

Cách nặn mụn bọc bị chai cứng
Thoa Retinoid có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mụn bọc

Trong một số trường hợp, Retinoids tại chỗ có thể được sử dụng kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị mụn mủ và mụn bọc. Sản phẩm có thể được sử dụng hàng ngày và có sẵn dưới dạng kem thoa ngoài da, gel trị mụn và kem dưỡng da.

Thông thường, trong vài tuần đầu sau khi sử dụng Retinoids, mụn có thể trở nên nghiêm trọng hơn trước khi được cải thiện. Ngoài ra, sử dụng Retinoids tại chỗ có thể làm cho da bị đỏ, bong tróc và dễ cháy nắng. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên cân nhắc các biện pháp dưỡng da và chống nắng.

4. Dùng retinoid đường uống cho các dạng mụn bọc nặng

Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng retinoid đường uống để cải thiện các triệu chứng mụn bọc nghiêm trọng. Retinoid đường uống, chẳng hạn như Isotretinoin, là một loại thuốc kê đơn có nguồn gốc từ vitamin A, có thể được sử dụng hàng ngày cho mụn bọc nghiêm trọng.

Khoảng 85% người bị mụn bọc có thể sử dụng Isotretinoin trong 4 – 6 tháng liên tục để cải thiện các triệu chứng mụn. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng Isotretinoin có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm dị tật bẩm sinh, sẩy thai, điếc trầm cảm, bệnh đường ruột và một số rủi ro khác.

Do đó, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Rối loạn tâm thần hoặc thay đổi tâm trạng thường xuyên
  • Rối loạn ruột hoặc viêm ruột
  • Đau đầu, mệt mỏi kéo dài hoặc chảy máu cam
  • Bầm tím trên da
  • Viêm da

Isotretinoin chỉ được chỉ định cho các trường hợp mụn bọc nghiêm trọng và được sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống hoặc thuốc chống androgen có thể được chỉ định sử dụng để điều trị mụn bọc ở phụ nữ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với người bị mụn bọc do dao động nồng độ hormone, đặc biệt là ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cách nặn mụn bọc ở cằm
Thuốc tránh thai có thể cải thiện mụn bọc ở phụ nữ

Các tác dụng phụ có thể bao gồm gây đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi, chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có tiền sử huyết áp cao, đột quỵ, bệnh tim, ung thư vú không nên áp dụng phương pháp trị mụn bọc này.

Cách xử lý mụn bọc tại nhà an toàn

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả tại nhà như sau:

1. Chườm lạnh hạn chế viêm da

Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm viêm, ngứa, đỏ và đau do mụn bọc mang lại. Một số người có thể được đề nghị chườm đá lạnh vào vị trí mụn đến khi nốt mụn không còn cảm thấy khó chịu.

Áp dụng biện pháp 3 lần mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện mụn.

2. Chườm nóng giúp dẫn lưu mụn

Chườm nóng là liệu pháp đơn giản nhất được khuyến cáo để hỗ trợ dẫn lưu và thu nhỏ các nốt mụn bọc. Nhiệt độ cao có thể làm giảm độ dày của mủ và chất lỏng bên trong nốt mụn. Điều này có thể giúp các chất lỏng thoát nhanh hơn vào hệ thống bạch huyết và giúp các nốt mụn khỏi một cách tự nhiên.

Để chườm nóng, bạn có thể ngâm một chiếc khăn hoặc vải sạch vào nước ấm và chườm lên nốt mụn trong 20 – 30 phút mỗi lần. Thức hiện vài lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng mụn.

3. Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể loại bỏ mụn bọc, mủ mủ và các loại mụn trứng cá khác từ nhẹ đến trung bình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tinh dầu tràm trà có hoạt tính kháng khuẩn, do đó có thể tiêu di vi khuẩn gây mụn.

Cách nặn mụn bọc ẩn dưới da
Sử dụng tinh dầu tràm trà có thể kháng khuẩn và điều trị mụn

Để điều trị mụn bọc bằng tinh dầu tràm trà, bạn có thể pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu trong 30 ml nước ấm. Dùng nước này thoa trực tiếp lên các nốt mụn bọc nhiều lần bằng bông gòn hoặc vải sạch.

Tuy nhiên, tránh thoa tinh dầu trực tiếp lên da. Điều này có thể gây khó chịu, kích thích hoặc bỏng da.

4. Xử lý mụn bọc với nha đam

Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có tính chất chống viêm và kháng khuẩn. Cả hai tính chất này đều có thể hỗ trợ giảm đau, chống kích thích và hỗ trợ chữa lành các nốt mụn bọc. Bên cạnh đó, nha đam cũng có thể hạn chế sự xuất hiện của các nốt mụn mới và loại bỏ một số vi khuẩn gây mụn và viêm da.

Để điều trị mụn bọc, bạn có thể thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da mụn. Tuy nhiên, nha đam có thể gây kích ứng da, do đó bạn nên thử nghiệm dị ứng trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên diện tích lớn.

5. Mật ong trị mụn bọc

Mật ong là một chất chống viêm tự nhiên được sử dụng để điều trị các loại mụn trứng cá, bao gồm mụn bọc và mụn mủ.

Để điều trị mụn bằng mật ong, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên các nốt mụn. Mật ong có thể lưu lại trên da vài giờ, thậm chí là qua đêm nếu cần thiết. Điều này có thể tăng hiệu quả điều trị mụn bọc. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong với các thành phần thảo mộc tự nhiên, như nghệ, để hỗ trợ kháng khuẩn và điều trị mụn.

Cách nặn mụn bọc không đầu
Mật ong là chất chống viêm tự nhiên thường được sử dụng để điều trị các loại mụn

Biện pháp chăm sóc da bị mụn bọc

Bên cạnh các biện pháp điều trị mụn bọc, bạn cần chú ý các biện pháp chăm sóc da để ngăn ngừa mụn tái phát và tránh hình thành sẹo mụn. Cụ thể một số thói quen chăm sóc da mụn phổ biến bao gồm:

1. Rửa mặt hai lần mỗi ngày

Rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt có chứa benzoyl peroxide có thể hỗ trợ giảm dầu và điều trị mụn. Nếu bạn trang điểm, bạn cần tẩy trang bằng các sản phẩm tẩy trang không gây kích ứng da trước khi rửa mặt.

2. Sử dụng Toner làm sạch da

Áp dụng các loại toner có chứa salicylic sau khi bạn rửa mặt có thể hỗ trợ loại bỏ bất cứ hạt bụi bẩn còn sót lại trên da và hỗ trợ ngăn ngừa mụn. Bạn có thể sử dụng toner bằng bông trang điểm hoặc bông tẩy trang, sau đó thoa đều lên khắp khuôn mặt.

Cách nặn mụn bọc ở mũi
Sử dụng toner để lại bỏ bụi bẩn trên da

Toner chứa Axit salicylic có thể giúp mở lỗ chân lông, ngăn ngừa tắc nghẽn và an toàn để sử dụng hàng ngày. Đối với phụ nữ mang thai, bạn có thể sử dụng toner chứa axit azelaic để thay thế. Axit azelaic được cho là an toàn hơn đối với phụ nữ mang thai, mặc dù axit salicylic cũng không dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

3. Sử dụng kem trị mụn tại chỗ

Sau khi làm sạch da, bạn có thể thoa một lượng kem trị mụn có chứa benzoyl peroxide lên da. Điều này có thể giúp mụn giảm nhanh hơn và ngăn ngừa hình thành sẹo mụn.

4. Dưỡng ẩm da

Sau khi thoa kem trị mụn, bạn có thể dưỡng ẩm da bằng sản phẩm dưỡng ẩm không gây mụn. Các sản phẩm dành riêng cho da mụn thường không có chứa dầu khoáng, điều này ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và hạn chế tối đa nguy cơ hình thành mụn.

Các thành phần phổ biến trong các loại kem dưỡng ẩm không gây mụn bao gồm axit hyaluronic, glycerin và lô hội.

5. Tránh nặn mụn

Nặn mụn bọc là một thủ thuật dẫn lưu cần thực hiện ở môi trường vô trùng bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, việc nặn mụn bọc tại nhà hoặc thường xuyên chạm vào nốt mụn có thể gây kích ứng mụn, khiến mụn bị viêm, tăng nguy cơ lây lan và dẫn đến sẹo.

Nặn mụn bọc mủ
Không nặn mụn bọc tại nhà để ngăn ngừa viêm, vết thâm và sẹo mụn

Bên cạnh đó, mụn bọc là loại mụn phát triển sâu dưới các nang lông, do đó rất khó loại bỏ hoàn toàn bằng tay tại nhà. Cố gắng nặn mụn bọc sẽ dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, khiến mụn viêm sưng và tăng nguy cơ tổn thương các nang lông lân cận.

Nếu mụn nghiêm trọng, gây khó chịu hoặc đau đớn, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ da liễu.

Phòng ngừa mụn bọc tái phát

Mụn trứng cá, bao gồm mụn bọc là tình trạng da liễu phổ biến và có thể tái phát thường xuyên nếu không được chăm sóc phù hợp. Do đó để phòng ngừa mụn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

cách ngăn ngừa mụn bọc tại nhà
Thay đổi chế độ ăn uống có thể phòng ngừa nổi mụn bọc
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ít đường, nhiều ngũ cốc nguyên hạt, đậu và rau có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn bọc. Bên cạnh đó, bạn có thể tăng cường giữ ẩm bằng cách uống trà thảo mộc, uống nước và hạn chế tiêu thụ soda, nước ngọt và các loại sữa để tránh khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không hút thuốc: Khói thuốc lá có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, do đó bạn nên ngừng hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá để ngăn ngừa mụn.
  • Hạn chế rượu: Nếu bạn thường xuyên bị mụn, bạn không nên tiêu thụ rượu hoặc tiêu thụ với số lượng phù hợp. Theo các chuyên gia, nam giới không nên tiêu thụ quá 2 ly (90 ml) mỗi ngày và phụ nữ là 1 ly (45 ml) mỗi ngày.
  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng, stress có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở nam giới. Do đó, người thường xuyên bị mụn nên thực hiện các kỹ thuật thư giãn như tập thể dục, yoga, thiền định, hít thở sâu để cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó, bạn cần chắc chắn ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi đêm, thiếu ngủ có thể gây căng thẳng và nổi mụn.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn bọc không thể làm sạch tại nhà. Do đó, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu chuyên môn để được xử lý bởi bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ có thể cân nhắc nặn mụn bọc hoặc đề nghị xử lý bằng thuốc theo toa.

Bên cạnh đó, bạn cần có kế hoạch chăm sóc da phù hợp để ngăn ngừa mụn tái phát. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

4/5 - (2 bình chọn)

Mụn trứng cá Hoàn Nguyên do Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nghiên cứu và bào chế với cơ chế kép loại bỏ mụn tận gốc, hiệu quả lâu dài. BSP được VTV2 giới thiệu trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt"

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *