Nổi mụn nhọt ở háng (vùng kín) và cách trị hiệu quả

Nổi mụn nhọt ở háng là tình trạng tắc nghẽn các tuyến bã nhờn dẫn đến khó chịu và đau đớn. Nếu không được điều trị phù hợp, điều này có thể gây viêm bộ phận sinh dục và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nổi mụn nhọt ở háng
Nổi mụn nhọt ở háng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở háng (vùng kín)

Mụn nhọt là tình trạng sưng, đau, có mủ phát triển trên bề mặt da. Đôi khi mụn nhọt có thể trở nên nghiêm trọng được gọi là nhọt độc. Đây là tình trạng liên kết nhiều nốt mụn nhọt dưới da tạo thành một tập hợp mụn lớn, gây đau nhức dữ dội.

Mụn nhọt, bao gồm nhọt ở háng được gây ra bởi nhiễm trùng các nang lông hoặc tuyến bã nhờn. Nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus. Thông thường vi khuẩn này tồn tại trên da, cổ họng, đường mũi và được hệ thống miễn dịch giữ ở mức cân bằng.

Trong một số trường hợp ma sát, có vết thương hở, trầy xước da, vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể xâm nhập vào vết thương và dẫn đến mụn nhọt. Nhọt có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở các khu vực nhiều tuyến bã nhờn như cổ, ngực, mặt, nạc, mông và háng.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Tình trạng nổi mụn nhọt ở háng tương đối phổ biến và có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Lông mọc ngược

Mọc mụn nhọt ở háng hoặc khu vực sinh dục có thể liên quan đến tình trạng lông mọc ngược. Đây là tình trạng xảy ra khi một sợi lông mọc ngược vào bên trong biểu bì. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này là do cạo lông vùng kín không đúng cách và gây tổn thương da. Điều này khiến các nang lông bị tắc nghẽn, chứa đầy bã nhờn, bụi bẩn và tế bào da chết.

Mọc mụn nhọt ở háng do lông mọc ngược thường vô hại, có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế.

2. Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm candida) xung quanh bộ phận sinh dục là tình trạng phổ biến, thường ảnh hưởng ở nữ giới nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam giới.

Nguyên nhân bị mụn nhọt ở háng
Nhiễm nấm Candida có thể là nguyên nhân bị mụn nhọt ở háng

Nấm men là một loại nấm sống ở môi trường âm đạo với số lượng nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nấm men có thể tăng số lượng một cách nhanh chóng và dẫn đến một số dấu hiệu không mong muốn, bao gồm nổi mụn nhọt.

Nhiễm trùng nấm men là tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Bên cạnh việc gây mọc mụn ở háng, loại nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng khác như:

  • Ngứa, đau rát xung quanh âm đạo, háng hoặc thân dương vật (ở nam giới)
  • Đau rát ở háng và bộ phận sinh dục
  • Kích thích khi quan hệ tình dục và khi đi tiểu
  • Có mùi hôi từ âm đạo
  • Tiết chất dịch màu trắng bất thường từ âm đạo hoặc đầu dương vật

Nhiễm trùng nấm men có thể được cải thiện bằng thuốc chống nấm. Tuy nhiên trong các trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mụn nhọt ở háng, vùng kín, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này dẫn đến một vết sưng nhỏ, rất dễ lây lan, có thể bị lở loét và trở nên nghiêm theo thời gian.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục được xem là một tình trạng y tế khẩn cấp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nổi mụn nhọt ở háng và có quan hệ tình dục không an toàn. Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro lây truyền cho người khác.

4. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ biến, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới. Mụn rộp sinh dục được gây ra bởi virus herpes simplex, thường lây lan thông qua các hoạt động quan hệ tình dục.

Mụn rộp sinh dục có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Nổi mụn nhọt ở háng và khu vực sinh dục nói chung
  • Ngứa dữ dội trong vài ngày sau khi nhiễm bệnh
  • Mụn nhọt có thể bị vỡ, hình thành các vết loét và kết vảy da

5. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra khi da tiếp xúc với một số chất gây kích ứng. Dạng viêm da này cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng.

Mụn nhọt ở mông
Viêm da tiếp xúc có thể gây ma sát da và hình thành các nốt mụn nhọt

Tình trạng viêm da này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm háng. Ở háng viêm da tiếp xúc có thể liên quan đến ma sát quần áo hoặc dị ứng với các chất tẩy rửa, bột giặt. Các dấu hiệu nhận biết cụ thể có thể bao gồm:

  • Nổi mụn nước hoặc phát ban đỏ
  • Ngứa da nghiêm trọng
  • Da khô, bong tróc và nứt nẻ
  • Đôi khi các nốt mụn nhọt có thể rò rỉ dịch mủ
  • Nóng rát và sưng đau

Thông thường viêm da tiếp xúc ở háng không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Ngoài ra một số loại kem bôi, gel và thuốc mỡ không kê đơn cũng có thể được sử dụng tại chỗ để giảm ngứa, chống viêm và hạn chế kích ứng da.

6. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng da phổ biến, xuất hiện khi các lỗ chân lông bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, nhiễm virus hoặc một số loại nấm. Viêm nang lông có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể bao gồm háng, vùng kín.

Thông thường viêm nang lông ở háng thường phổ biến ở những người có lông cứng, thô, thường xuyên cạo lông vùng kín hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy lông hóa chất. Ngoài ra, quần áo chật và ma sát da ở háng cũng có thể dẫn đến viêm nang lông.

Ban đầu viêm nang lông có thể tương tự như tình trạng mọc mụn ở háng với các nốt mụn màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Theo thời gian, nhiễm trùng có thể lan rộng và biến thành vết loét, khó chịu. Viêm nang lông ở vùng kín có thể tự khỏi hoặc được điều trị bằng thuốc kháng sinh cho các trường hợp nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, viêm nang lông có thể dẫn đến hậu bối, gây đau đớn và áp xe các nang lông.

7. Viêm tuyến mồ hôi mủ

Viêm tuyến mồ hôi mủ là tình trạng xuất hiện các khối mụn nhọt nhỏ, đau đớn hình thành bên dưới da. Các nốt mụn nhọt này có thể vỡ ra hoặc ảnh hưởng sâu đến lớp biểu bì, dẫn đến viêm, áp xe. Thông thường tình trạng này thường ảnh hưởng đến các khu vực da có sự ma sát thường xuyên như nách, háng, mông và ngực.

Hình ảnh mụn nhọt ở háng
Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể dẫn mụn đầu đen và mụn nhọt ở háng 

Viêm tuyến mồ hôi mủ ở háng có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Xuất hiện mụn đầu đen ở khu vực háng và bộ phận sinh dục, thường xuất hiện theo cặp hoặc dạng mụn nhọt có hai nhân.
  • Hình thành các cục u có kích thước bằng hạt đậu, có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
  • Hình thành khối áp xe chứa đầy mủ theo thời gian sâu bên dưới da. Những vết tổn thương này thường có tốc độ hồi phục chậm, có thể rò rỉ mủ và có mùi hôi.

Một số người bệnh có thể có các triệu chứng nhẹ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, cân nặng quá mức, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, thời tiết nóng hoặc quá ẩm có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ở phụ nữ tình trạng bệnh có thể được cải thiện sau khi mãn kinh.

Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.

8. U mềm lây

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng do do virus Molluscum contagiosum gây ra. Các đặc trưng phổ biến bao gồm hình thành các vết sưng hoặc tổn thương như mụn nhọt nhỏ trên da. Mụn nhọt do u mềm lây thường không đau, có thể tự cải thiện và hiếm khi để lại sẹo.

Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người có hệ thống miễn dịch yếu. Bên cạnh đó, ở người lớn u mềm lây thường phát triển ở khu vực sinh dục, dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt ở háng và vùng mu sinh dục.

U mềm lây thường không nguy hiểm, có thể tự khỏi trong vòng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn nhọt bị vỡ, có thể dẫn đến nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da lân cận hoặc lây nhiễm sang người có sự tiếp xúc gần.

9. Các nguyên nhân khác

Nổi mụn nhọt ở háng có thể liên quan đến một số nguyên nhân và phong cách sống như:

nổi mụn nhọt ở vùng kín
Thiếu vệ sinh cơ thể có thể gây mụn nhọt
  • Việc duy trì vệ sinh không đúng cách như không tắm hoặc không thay quần lót mỗi ngày là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến nhiễm trùng mụn nhọt.
  • Mặc quần áo bằng vải tổng hợp dẫn đến ma sát, thiếu thoáng khí và gây mụn nhọt.
  • Cạo lông bằng dao cạo và gây tổn thương da. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn và gây mụn nhọt. Bên cạnh đó, khi cạo lông có thể vô tình gây vỡ các nốt mụn có sẵn và dẫn đến lây lan.
  • Sờ, nặn mụn bằng tay bẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp nổi mụn nhọt.
  • Bị bệnh chàm sinh dục, vẩy nến, người bệnh có thể bị trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng và nổi mụn nhọt.
  • Bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ hình thành mụn nhọt ở thân dưới, bao gồm cả háng.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng và dẫn đến mụn nhọt.

Nổi mụn nhọt ở háng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Do đó, cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, chăm sóc và điều trị hợp lý.

Các điều trị mụn nhọt ở háng hiệu quả

Không phải tất cả mụn nhọt ở háng đều cần điều trị. Mụn nhọt do kích ứng da có thể tự cải thiện sau khi người bệnh ngừng tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Để hỗ trợ quá trình điều trị và tăng khả năng hồi phục da, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị như:

1. Chườm ấm

Hầu hết các bác sĩ da liễu, chườm ấm là cách tốt nhất để cải thiện mụn nhọt ở háng và khu vực sinh dục. Chườm một chiếc khăn ấm lên khu vực nhiễm trùng có thể làm dịu cơn đau, tăng cường lưu thông máu đến mụn nhọt. Bên cạnh đó, điều này cũng tăng tốc độ làm lành da bằng cách tăng cường các tế bào bạch cầu tập hợp và chống lại nhiễm trùng.

Để chườm ấm điều trị mụn nhọt ở háng, người bệnh có thể ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm, vắt phần nước thừa và chườm lên nốt mụn nhọt trong 10 – 15 phút. Lặp lại quá trình này mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt vỡ ra.

2. Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được xem cách điều trị mụn nhọt ở háng hiệu quả nhất. Các thành phần trong tinh dầu có thể khử trùng, kháng khuẩn và chống lại nhiễm trùng do mụn nhọt vỡ ra.

Cách trị mụn nhọt ở háng
Tình dầu tràm trà có thể chống lại vi khuẩn và điều trị mụn nhọt

Để điều trị mụn nhọt với tinh dầu tràm trà, người bệnh có thể ngâm một miếng bông gòn trong tinh dầu tràm trà và nhẹ nhàng đặt lên nốt mụn nhọt. Lặp lại quá trình này nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm 1 – 2 giọt tinh dầu vào nước ấm và sử dụng để chườm ấm.

3. Sử dụng nghệ và gừng

Củ nghệ và gừng có đặc tính sát trùng, chống viêm và tăng tốc độ chữa lành mụn nhọt. Bên cạnh đó, nghệ có chứa curcumin, có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau, giảm nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa lành da.

Cách điều trị mụn nhọt với nghệ và gừng được thực hiện như sau:

  • Trộn một muỗng canh bột nghệ, một muỗng canh gừng nghiền nát và một lượng nước phù hợp để tạo thành một hỗn hợp.
  • Thoa hỗn hợp lên mụn nhọt ở háng, để yên trong 15 phút và rửa sạch với nước.
  • Thực hiện biện pháp 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Hành tây điều trị mụn nhọt

Các hợp chất chống viêm của hành tây có thể làm giảm viêm do mụn nhọt và hỗ trợ bảo vệ da. Bên cạnh đó, hành tây cũng có chứa chất chống nhiễm trùng, sát trùng và chống lại nhiễm trùng da khi mụn nhọt bị vỡ.

Cách chữa mụn nhọt sưng to
Hành tây có tính chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị mụn nhọt

Để điều trị mụn nhọt ở háng, người bệnh có thể lấy một lát hành tây đặt lên vùng nổi mụn nhọt. Sử dụng vải hoặc băng gạc y tế để cố định trong một vài giờ và thay thế với một lát hành tây mới.

5. Trị mụn nhọt ở háng bằng giấm táo

Giấm táo là một chất khử trùng tự nhiên, giàu tính chất kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn và cân bằng độ pH của da. Áp dụng giấm táo lên mụn nhọt có thể làm giảm đau, chống viêm do mụn nhọt và thúc đẩy chữa lành da.

Người bệnh có thể pha loãng một ít giấm táo với nước sạch, ngâm một miếng bông gòn hỗn hợp sau đó đắp lên nốt mụn nhọt, để yên trong 10 phút. Thực hiện các biện pháp nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Dầu neem điều trị mụn nhọt

Dầu lá neem là một sản phẩm phổ biến có thể điều trị các tính trạng nhiễm trùng da như mụn trứng cá, mụn nhọt và hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương. Các chất kháng khuẩn có trong dầu neem có thể ngăn ngừa mụn nhọt ở háng tái phát và giúp làn da mềm mại, mịn màng hơn.

Cách trị mụn nhọt ở háng tận gốc
Dầu lá neem có thể điều trị các tính trạng nhiễm trùng da như mụn nhọt ở háng

Để cải thiện tình trạng mụn nhọt, người bệnh có thể ngâm một miếng bông gòn với một lượng dầu neem vừa đủ, đặt lên nốt mụn nhọt và cố định bằng băng y tế. Để yên trong một vài giờ, sau đó thay đổi một miếng bông gòn mới. Lặp lại quá trình cho đến mụn mụn nhọt khỏi hẳn.

7. Bột ngô điều trị mụn nhọt ở háng

Bột ngô có chứa các chất hấp thụ độ ẩm ở khu vực mụn nhọt và hỗ trợ loại bỏ mụn nhọt ở háng một cách hiệu quả.

Để cải thiện mụn nhọt ở háng, người bệnh sử dụng một ít bột ngô hòa với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc. Thoa hỗn hợp này lên da, để yên trong 15 phút và rửa lại với nước sạch. Lặp lại quá trình này nhiều lần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Điều trị y tế đối với mụn nhọt ở háng

Thông thường mụn nhọt ở háng không cần điều trị y tế, nếu mụn nhọt không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị như:

thuốc điều trị mụn nhọt ở háng
Sử dụng thuốc điều trị mụn nhọt theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Kháng sinh: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc đường uống để tiêu diệt vi khuẩn và điều trị mụn nhọt.
  • Thuốc kháng nấm: Đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê thuốc kháng nấm dạng bôi và đường uống để điều trị.
  • Phẫu thuật dẫn lưu mủ: Đối với u nang có kích thước lớn, nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể đề nghị trích gạch hoặc phẫu thuật để dẫn lưu mủ. Thông thường đây là thủ thuật ngoại trú, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ và ra về sau khi phục hồi.

Mụn nhọt ở háng có thể được cải thiện trong 1 – 2 tuần và thường không trở nên nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở háng

Thực hiện vệ sinh hàng ngày là điều tốt nhất để điều trị và phòng ngừa tình trạng nổi mụn nhọt ở háng. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế lây lan đến các bộ phận cơ thể khác. Cụ thể, đề phòng ngừa mụn nhọt ở háng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Mặc quần áo vừa vặn, không bó sát để giảm ma sát giữa da và quần áo.
  • Tắm nước mát hoặc tắm nước ấm để tránh làm khô da và ngăn ngừa mụn nhọt ở háng và vùng sinh dục.
  • Không chạm vào các lỗ chân lông và các nốt mụn, điều này có thể khiến các nốt mụn tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong các trường hợp dị ứng và viêm da tiếp xúc, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm vệ sinh phù hợp, không gây kích ứng.
  • Không sử dụng vật dụng cá nhân như dao cạo hoặc các chất có thể đã tiếp xúc với nhiễm trùng.
  • Giặt khăn, quần áo và những vật dụng đã tiếp xúc với mụn nhọt bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
  • Nếu mụn nhọt bị vỡ, người bệnh cần che chắn cẩn thận để tránh tình trạng lây nhiễm.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi tiếp xúc với mụn nhọt.

Trong hầu hết các trường hợp nhọt ở háng có thể được cải thiện trong vòng 1 – 2 tuần và lành lại mà không để lại các biến chứng nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp.

4.4/5 - (8 bình chọn)

Mụn trứng cá Hoàn Nguyên do Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nghiên cứu và bào chế với cơ chế kép loại bỏ mụn tận gốc, hiệu quả lâu dài. BSP được VTV2 giới thiệu trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt"

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *