Những món ăn chữa viêm loét dạ dày giúp cải thiện bệnh
Nội dung bài viết
Những món ăn chữa viêm loét dạ dày được chuyên gia khuyên dùng để cải thiện tình trạng bệnh là trứng gà nấu tam thất, bao tử heo hầm tiêu, cháo hạt sen,… Thành phần dưỡng chất trong những món ăn này rất đa dạng, nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ giúp bồi bổ cơ thể, đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra và làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.
Trứng hấp nước củ sen – Món ăn chữa viêm loét dạ dày
Trứng gà hấp nước củ sen là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, bổ huyết và hỗ trợ điều trị tiêu chảy rất tốt. Thành phần dưỡng chất trong món ăn này khá đa dạng, rất thích hợp sử dụng cho những người bị suy nhược cơ thể mới ốm dậy và những người bị viêm loét dạ dày. Một số nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trứng gà khi khuấy với nước sôi sẽ tạo ra một số hợp chất có khả năng chống lở loét dạ dày rất tốt.
– Nguyên liệu:
- 1 quả trứng à
- 300 gram củ sen
- Đường phèn
– Cách thực hiện:
- Củ sen gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Dùng dao thái củ sen thành khúc ngắn, cho vào máy ép lấy phần nước cốt.
- Trứng gà đập vào tô, đổ nước cốt củ sen rồi cho một lượng đường phèn vừa đủ vào.
- Thêm vào hỗn hợp trên một nước ít nước ấm rồi dùng thìa khuấy đều cho đường tan hết
- Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thuỷ khoảng phút thì lấy ra và sử dụng ngay khi còn nóng.
Trứng gà nấu tam thất giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh
Tam thất là dược liệu được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trong Đông y với công dụng tán huyết, giảm đau, bồi bổ cơ thể,… Y học hiện đại đã chỉ ra, trong tam thất có chứa rất nhiều hợp chất có tác dụng tốt đối với sức khoẻ như saponoid, phytosterol, flovonoid, polysaccharide,…
Trứng gà nấu tam thất là món ăn bài thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, giúp bồi bổ cơ thể sau ốm dậy và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây là cách chế biến món trứng gà nấu tam thất bạn có thể tham khảo:
– Nguyên liệu:
- 100 gram củ sen tươi
- 1 quả trứng gà
- Bột tam thất vừa đủ
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Củ sen đem rửa sạch hoàn toàn bùn đất bám quanh, thái thành lát mỏng rồi cho vào máy ép lấy nước.
- Trứng gà đập ra bát, cho nước ép củ sen và bột tam thất vào trộn đều tất cả với nhau.
- Cho hỗn hợp trên vào nồi, nêm nếm một ít gia vị rồi đem đun trên lửa nhỏ đến khi chín thì tắt bếp.
- Chia món ăn này thành 2 phần bằng nhau để sử dụng, mỗi ngày chỉ nên ăn một phần và phần còn lại để dùng vào ngày hôm sau.
Chữa viêm loét dạ dày bằng món ăn gà hầm sâm
Gà hầm sâm cũng là một trong những món ăn có tác dụng rất tốt đối với những người bị viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm các cơn đau tức vùng thượng vị lan sang hông sườn và triệu chứng ợ hơi, ợ chua do bệnh gây ra. Món gà hầm sâm chữa viêm loét dạ dày có cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu:
- 100 gram thịt gà
- 20 gram hoài sơn
- 10 gram đảng sâm
- 3 lát gừng tươi
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Thịt gà đem rửa sạch với nước, dùng dao tách bỏ phần mỡ rồi thái thịt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Đảng sân, hoài sơn và gừng tươi đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nổi, đổ nước cho ngập hết rồi bắc lên bếp hầm, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại.
- Hầm trong khoảng 90 phút để tất cả các nguyên liệu trên chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Sử dụng ngay khi canh còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng của món ăn.
Thịt gà hầm xương cá mực giảm nồng độ acid trong dạ dày
Hàm lượng acid tiêu hoá thức ăn bên trong dạ dày tiết ra quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày rất phổ biến. Khi gặp phải tình trạng này bạn có thể chế biến món thịt gà hầm xương cá mực để sử dụng sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh rất tốt.
Theo Đông y, xương cá mực là dược liệu có tác dụng cầm máu, giảm đau và làm se các vết viêm loét rất tốt. Chính vì vậy chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày do thừa acid và do viêm loét gây ra. Cách chế biến món thịt gà hầm xương cá mực dùng để chữa bệnh rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu:
- 150 gram thịt gà
- 30 gram xương cá mực (ô tặc cốt)
- 2 trái táo tàu
- 2 nhánh gừng tươi
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo, thịt gà chặt thành miếng nhỏ vừa ăn, gừng gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng, táo tàu cắt nhỏ.
- Sau đó cho tất cả ra bát lớn, ướp với một ít gia vị trong khoảng 15 phút cho thấm đều.
- Cho hỗn hợp trên vào nồi cùng với lượng nước vừa phải, bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ. Khi các nguyên liệu đã chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Sử dụng món ăn chung với cơm ngay khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên dùng canh gà hâm xương cá mực khoảng 2 lần/tuần.
Món ăn chữa viêm loét dạ dày – Cháo thịt dê đại mạch
Cháo thịt dê đại mạch là món ăn loãng dễ tiêu hoá rất thích hợp để sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày. Thịt dê là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có khả năng thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể giúp hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày do viêm loét gây ra.
Bên cạnh đó, thịt dê còn có khả năng tăng tiết enzyme giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra tốt hơn. Đại mạch là dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở hệ tiêu hoá như đau dạ dày, viêm ruột,…
– Nguyên liệu:
- 100 gram thịt dê
- 100 gram đại mạch
- 10 gram gạo tẻ
- 5 trái táo tàu
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Thịt dê, đại mạch và táo tàu đem rửa sạch với nước, sau đó vớt ra để cho ráo.
- Cho thịt dê và táo tàu vào nồi, đổ thêm vào lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp hầm nhừ.
- Khi thịt dê đã chín mềm thì vớt ra rồi cho đại mạch vào nấu, dùng dao thái thịt dê thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Khi đại mạch đã chín nhừ thì cho thịt dê đã thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cháo lách heo nấu đảng sâm hỗ trợ điều trị bệnh
Đảng sâm là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như chống mệt mỏi, hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp thấp nhờ khả năng hoạt huyết, tăng sinh hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể,… Đối với hệ tiêu hoá, đảng sâm còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm loét ở dạ dày do bị kích thích, tấn công của axit axetic và thắt môn vị.
Bạn có thể sử dụng đảng sâm kết hợp với lá lách heo chế biến thành món ăn sử dụng giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày theo hướng dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu:
- 150 gram lá lách heo
- 50 gram gạo tẻ
- 15 gram đảng sâm
- 6 gram vỏ quýt
- 3 lát gừng tươi
- 5 cây hành lá
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Lá lách heo đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Dung dao thái nhỏ lá lách heo thành miếng vừa ăn.
- Hành, gừng và vỏ quýt đem đi rửa sạch rồi thái thành sợi nhỏ. Gạo đem vo sơ với nước để làm sạch bụi bẩn, đảng sâm rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
- Cho gạo và đảng sâm vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp nấu đến khi sôi lên thì cho vỏ quýt vào và vặn nhỏ lửa lại.
- Khi hạt gạo đã nở đều và chín mềm thì cho lá lách heo, gừng và hành vào nấu chung.
- Khi tất cả các nguyên liệu đã chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát và sử dụng ngay khi còn nóng.
Cháo hạt sen tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Cháo hạt sen là món ăn có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hoá, đặc biệt là những người đang gặp các vấn đề về dạ dày. Các thực phẩm trong cháo sau khi được hầm nhừ sẽ giúp quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, tránh gây áp lực tiêu hoá lên dạ dày, từ đó hạn chế các cơn đau xuất hiện.
Ngoài ra, thành phần dưỡng chất bên trong gạo còn có khả năng tạo thành lớp màng bao bọc bảo vệ lớp niêm mạc, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công vào vết thương gây viêm nhiễm. Người bị viêm loét dạ dày nếu sử dụng cháo hạt sen thường xuyên sẽ có tác dụng thư giãn thần kinh, hỗ trợ điều trị và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
– Nguyên liệu:
- 30 gram gạo tẻ
- 30 gram khiếm thực
- 20 gram hạt sen
- Một ít đường trắng
– Cách thực hiện:
- Hạt sen lấy bỏ phần tim, cho vào nước ngâm khoảng 60 phút rồi vớt ra để ráo. Khiếm thực rửa sạch, gạo đem vo sơ với nước để loại bỏ tạp chất.
- Cho hạt sen, gạo và khiếm thực vào nồi cùng với lượng nước vừa phải, bắc nồi lên bếp hầm trên lửa nhỏ cho đến khi cháo chín nhừ.
- Khi gạo đã nở đều và chín nhuyễn thì cho một ít đường trắng vào khuấy cho tan hết rồi tắt bếp.
- Múc cháo hạt sen ra bát và sử dụng ngay khi còn nóng để mang lại hiệu quả chữa bệnh viêm loét dạ dày.
Chữa viêm loét dạ dày bằng món canh bao tử heo nấu tiêu
Trong Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, bao tử heo có tính ấm khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng ích khí, dưỡng vị giúp cải thiện các bệnh lý về dạ dày rất tốt. Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, trong dạ dày lợn có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có khả năng đẩy lui phản ứng viêm ở dạ dày như vitamin, gastrin, gastric mucoitin, pepsin,…
Vì vậy, khi bị viêm loét dạ dày bạn có thể sử dụng nguyên liệu này chế biến thành món ăn bài thuốc sử dụng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
– Nguyên liệu:
- 1 cái bao tử heo
- 60 gram đậu phộng
- Một ít tiêu xanh
- Gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
- Bao tử heo rửa sạch qua nhiều lần nước, vò và ngâm trong nước muối loãng để sát khuẩn và khử mùi.
- Sau 30 phút thì vớt bao tử heo ra rửa sạch với một lần nước nữa, đem thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Tiêu xanh và đậu phộng đem đi rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo.
- Cho bao tử heo, tiêu xanh và đậu phộng vào nồi, đổ nước vào cho ngập hết rồi bắc lên bếp hầm trên lửa lớn.
- Hầm đến khi tất cả các nguyên liệu chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Chia món ăn này thành nhiều phần và sử dụng hết trong ngày.
Súp sữa bò nấu gừng hẹ – Món ăn chữa viêm loét dạ dày
Sữa bò là thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất rất đa dạng, nghiên cứu y học cho biết sữa bò còn có khả năng hỗ trợ cải thiện chứng viêm loét dạ dày và ngừa ung thư ruột. Trong lá hẹ có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính, hỗ trợ làm lành lớp niêm mạc.
Còn gừng là dược liệu có tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến vết viêm loét giúp cải thiện tổn thương ở đây, đồng thời hạn chế dạ dày tăng tiết dịch vị tiêu hoá. Việc sử dụng kết hợp 3 nguyên liệu này để chế biến thành món ăn bài thuốc có công dụng cải thiện bệnh viêm loét dạ dày và bồi bổ cơ thể rất tốt.
– Nguyên liệu:
- 200 gram sữa bò tươi
- 200 gram lá hẹ tươi
- 25 gram gừng tươi
– Cách thực hiện:
- Lá hẹ nhặt bỏ những lá bị vàng úa và héo úng, đem rửa sạch với nước rồi dùng dao thái thành khúc ngắn.
- Gừng đem gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước rồi thái thành lát mỏng. Cho hai nguyên liệu trên vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
- Đổ sữa bò ra nồi sạch, cho hỗn hợp nước cốt hành hẹ vào rồi khuấy đều lên.
- Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi sôi lên thì tắt bếp liền, không nên đun sôi quá lâu khiến hàm lượng dưỡng chất trong sữa bị mất đi.
- Sử dụng món súp sữa bò nấu gừng hẹ ngay khi còn ấm để cho thể mang lại hiệu quả tốt nhất
Đẩy lùi triệu chứng viêm loét bằng chè đào nhân
Chè đào nhân là món ăn vặt có vị ngọt thơm được rất nhiều người yêu thích. Ngoài ra, đây còn là món ăn rất tốt đối với sức khoẻ với tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, nhuận tràng,… Chính vì vậy, chè đào nhân là món ăn có khả năng điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, món ăn này chỉ thích hợp dùng cho người bị viêm loét dạ dày thể huyết ứ, còn những người bị viêm loét có xuất huyết thì tuyệt đối không dùng.
– Nguyên liệu:
- 120 gram gạo tẻ
- 10 gram đào nhân
- 10 gram sinh địa
- Đường cát đen
– Cách thực hiện:
- Cho đào nhân vào bát, đổ nước ấm vào ngâm cho mềm, dùng tay lột bỏ phần vỏ lụa bên ngoài đi rồi vớt ra.
- Đem đào nhân đã lột vỏ và sinh địa đi rửa sạch với nước, sau đó cho cả hai vào túi vải mỏng cột lại.
- Cho bọc vải vào nồi, đổ nước vào rồi bắc lên bếp đun trên lửa lớn. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục ninh 30 phút nửa thì vớt túi vải ra bỏ đi.
- Gạo đem vo sạch với nước, cho vào nồi nước hầm ở trên nấu chín nhừ thành cháo. Khi hạt gạo đã nở đều và chín nhuyễn thì cho đường cát vào, nấu đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
Trên đây là các món ăn có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất tốt bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh thì bạn nên tiến hành thăm khám kết hợp điều trị chuyên khoa, tuân thủ theo đúng nguyên tắc ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học mà bác sĩ đưa ra.
Có thể bạn quan tâm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!