Lòng bàn chân như bị kim châm – tê đau là bệnh gì?

Lòng bàn chân như bị kim châm – tê đau là hiện tượng phổ biến có thể gặp ở nhiều người. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, một trong số đó là các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh không nên quá chủ quan khi tình trạng này có thể xảy ra liên tục và lặp đi lặp lại.

Lý giải hiện tượng lòng bàn chân như bị kim châm

Lòng bàn chân như bị kim châm là tình trạng lòng bàn chân bị mất cảm giác tạm thời, khiến chân không có phản ứng với bất kỳ tác động nào. Ngoài ra hiện tượng tê bì chân tay này còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức lâm râm, khó chịu.

Giải thích hiện tượng lòng bàn chân kim châm, tê đau
Giải thích hiện tượng lòng bàn chân kim châm, tê đau

Với các trường hợp gặp phải các bệnh lý nguy hiểm, các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải là:

  • Hiện tượng tê lòng bàn chân diễn ra trong nhiều lần trong khoảng thời gian kéo dài.
  • Lòng bàn chân bị tê, khác thường về màu sắc, nhiệt độ và hình dạng.
  • Dễ bị nhầm lẫn trong sinh hoạt hằng ngày và hay quên rằng bản thân đang làm gì.
  • Chóng mặt, đau đầu một cách dữ dội, choáng váng, khó thở, mệt mỏi, bị co giật…

Người bệnh thường sẽ cảm thấy tê, đau nhức lâm râm, chân bị yếu đi và khó khăn trong việc điều chỉnh các cử động đi kèm với triệu chứng tê chân.

Nếu bệnh nhân cảm giác lòng bàn chân tê như bị kim châm kèm với một số cảm giác đau, ngứa râm ran thì điều này báo hiệu rằng bạn đang gặp một số bệnh lý nguy hiểm.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Nguyên nhân lòng bàn chân như bị kim châm

Thông thường, nguyên nhân gây nên tình trạng tê lòng bàn chân như bị kim châm thường là do các hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi ở một chỗ quá lâu hoặc bị sai tư thế hoặc không đúng cách.

Ngoài ra, nếu hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng đau, ngứa râm ran… còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như đau thần kinh tọa, bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên…

Nguyên nhân của hiện tượng lòng bàn chân châm chích, tê đau
Nguyên nhân của hiện tượng lòng bàn chân châm chích, tê đau

Một số nguyên nhân điển hình gây nên hiện tượng lòng bàn chân như bị kim châm là:

  • Ngồi, quỳ ở một chỗ quá lâu hoặc sai tư thế: Hành động này khiến các áp lực chèn ép dây thần kinh và mạch máu, gây ra tình trạng lòng bàn chân bị tê đau, châm chích như kim châm.
  • Nhiễm độc: Các chất độc như thủy ngân, asen, thallium có thể gây ra hiện tượng tê ở lòng bàn chân. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm cần phải được chữa trị lập tức.
  • Rượu: Trong rượu chứa rất nhiều độc tố gây nên tình trạng tổn thương và làm giảm các loại vitamin tốt cho hệ thần kinh, khiến lòng bàn chân bị tê đau, châm chích.
  • Các chấn thương: Các chấn thương ở chân như mắt cá chân, lưng, bàn chân… có thể khiến lòng bàn chân bị ảnh hưởng, đau, tê như bị kim châm.
  • Bệnh đái tháo đường: Lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm tổn thương đến các dây thần kinh, khiến lòng bàn chân đau và ngứa râm ran.
  • Đau thần kinh tọa: Bệnh lý này kích thích mạnh đến các dây thần kinh khiến cho lòng bàn chân bị đau, tê và ngứa râm ran.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Các động mạch ngoại biên ở chân dần bị thu hẹp sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân gây tê lòng bàn chân như bị chuột rút, kim châm ở chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Các chất nhầy thoát ra từ đĩa đệm sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, khiến bệnh nhân cảm thấy bị tê, đau nhức ở lòng bàn chân.

Ngoài ra, các bệnh lý khác như khối u, đau cơ xơ hóa, suy thận, viêm khớp, nhiễm trùng… cũng có thể gây nên tình trạng lòng bàn chân như bị kim châm, tê đau.

Lòng bàn chân như bị kim châm là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng này sẽ không quá nguy hiểm nếu nguyên nhân là do bạn đang ngồi, quỳ quá lâu hoặc nằm sai tư thế, bởi nó sẽ mất dần sau vài phút.

Tuy nhiên, nếu lòng bàn chân như bị kim châm – tê đau diễn ra quá lâu (mất hơn 15 đến 20 phút) và lặp lại thường xuyên thì đây là dấu hiệu vô cùng NGUY HIỂM.

Bạn đồng thời có thể cảm thấy ngứa râm ran ở lòng bàn chân thì đây là dấu hiệu chân bị teo cơ, bạn đang mắc các bệnh về hệ thần kinh hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác như đã nêu ở trên.

Lòng bàn chân tê đau là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Lòng bàn chân tê đau là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Vì vậy, khi gặp phải một số dấu hiệu kèm theo lòng bàn chân bị tê đau như lòng bàn chân bị biến đổi, chóng mặt, đau đầu, co giật… thì bạn cần đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị lòng bàn chân như bị kim châm phổ biến

Đối với trường hợp đau nhức lòng bàn chân do ngồi lâu hoặc sinh hoạt sai tư thế, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp như áp dụng mẹo dân gian.

Còn bệnh nhân bị tê bì lòng bàn chân do các bệnh lý nguy hiểm thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ và can thiệp từ y khoa, sử dụng các phương pháp chữa trị theo Đông y hoặc Tây y.

Mẹo dân gian trị tê lòng bàn chân

Dân gian thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như dây đau xương, nước muối gừng, lát lốt, ngải cứu để điều trị lòng bàn chân như bị kim châm.

  • Dây đau xương

Theo y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt lạc nên được sử dụng để chữa các bệnh tê thấp và đau xương khớp.

Còn theo Y học hiện đại, thành phần của dây đau xương có nhiều hoạt chất chứa Alcaloid, có tác dụng gây tê, giảm đau và chống viêm nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần cắt dây đau xương thành các khúc nhỏ, mang sao vàng hạ thổ rồi lấy khoảng 20g sắc với nước, chia ra uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện sau 2 tuần để thấy được kết quả rõ rệt nhất.

  • Ngâm chân với nước muối gừng

Gừng có đặc tính ấm, nóng nên có thể hỗ trợ giảm đau và chống viêm hiệu quả. Vì vậy, ngâm chân với nước gừng tươi có thể giảm đau lòng bàn chân hiệu quả.

Ngâm chân với nước gừng tươi giúp giảm đau lòng bàn chân hiệu quả
Ngâm chân với nước gừng tươi giúp giảm đau lòng bàn chân hiệu quả

Cách thực hiện: Rửa sạch và đập nát 1 củ gừng, sau đó cho vào nồi nước dùng trong khoảng 20 phút, có thể cho thêm 1 nhúm muối hạt.

Chờ cho nước nguội bớt thì ngâm chân trong khoảng 20-30 phút vào buổi tối. Tốt nhất là bạn nên thực hiện mẹo này trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng lá lốt ngâm chân

Lá lốt không chỉ được biết đến trong thực phẩm mà còn là bài thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả, do nó có đặc tính tán hàn, hỗ trợ máu lưu thông và làm ấm người.

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 30 gram lá lốt tươi đã rửa sạch, sau đó cho vào một lít nước đun sôi trong khoảng 3 phút và thêm một chút muối vào.

Khi nước bớt nóng, còn khoảng 50 – 60 độ thì dùng hỗn hợp này ngâm chân. Bạn nên ngâm khoảng 1 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15-20 phút. Những người không được sử dụng phương pháp này: Người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường.

Chữa lòng bàn chân bị tê bằng Đông y

Khi tê chân hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới xương khớp, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp chữa trị theo y học cổ truyền.

Bài thuốc Đông y từ Huyết Đằng

Huyết Đằng là vị thuốc Đông y có tác dụng trị phong thấp, đau nhức và sưng tấy xương khớp hiệu quả.

  • Cách 1: Huyết đằng, thổ phục linh, hy thiêm, rễ vòi voi 16g mỗi vị, huyết dụ 10g, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 12g, rễ cây cúc áo, nam độc lực.
  • Cách 2: Huyết đằng 20g, tỷ giải, cẩu tích, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi vị 20g, thiên niên kiện 6g, bạch chỉ 4g.

Châm cứu

Phương pháp này có nguồn gốc từ nền y học cổ đại của Trung Hoa. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim châm cứu mỏng và nhỏ châm vào các huyệt đạo của người bệnh.

Những kim châm này sẽ giúp các triệu chứng của bệnh giảm đi rất nhiều. Phương pháp chữa này giúp điều trị đau lòng bàn chân một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Xoa bóp

Xoa bóp nhẹ nhàng cũng là một trong những phương pháp đẩy nhanh quá trình điều trị lòng bàn chân bị tê đau. Khi xoa bóp, các dịch tụ ở vùng chân đau sẽ tan dần ra, giúp giảm triệu chứng tê đau lòng bàn chân hiệu quả hơn.

Ngoài ra, xoa bóp còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện chất dinh dưỡng giúp cơ xương mềm mại, thông kinh hoạt lạc. Khi xoa bóp, bạn nên tìm những vùng cảm thấy đau hoặc rất đau rồi dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khu vực này.

Xoa bóp giúp giảm đau lòng bàn chân hiệu quả
Xoa bóp giúp giảm đau lòng bàn chân hiệu quả

Bấm huyệt

Xoa bóp và bấm huyệt thường kết hợp với nhau để giảm đau, thư giãn cho lòng bàn chân. Thông thường, xoa bóp sẽ được thực hiện trước để cơ thể quen dần với các tác động khi được day huyệt.

Khi bấm huyệt, bạn cần tuân theo quy trình phù hợp với vùng phản xạ của lòng bàn chân, từ huyệt Dũng Tuyền, Nội Đình, Bát Phong, Thái Xung, Thương Khâu đến Giải Khê.

Điều trị lòng bàn chân như bị kim châm theo Tây y

Đối với các trường hợp tê đau ở lòng bàn chân còn nhẹ, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau và thuốc khám viêm.

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol, nhóm NSAIDs (Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen…), có tác dụng nhẹ.
  • Thuốc giảm đau gây mê (như Codein, Morphine) có tác dụng mạnh.
  • Thuốc kháng viêm như Celecoxib, Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen…

Nhất định phải sử dụng các loại thuốc Tây này theo chỉ định của bác sĩ, vì tự ý mua về uống có thể gây nên một số tình trạng nguy hiểm.

Với các trường hợp bệnh nặng do liên quan đến các bệnh lý về xương khớp, bệnh nhân cần đến sự can thiệp của y khoa chuyên sâu và phẫu thuật.

Tác dụng chính của phương pháp này là giảm đau hoặc định hình lại các chứng rối loạn cơ xương khớp. Phẫu thuật có thể là thay khớp hoặc chỉnh xương tùy thuộc vào tình trạng mà bệnh nhân gặp phải.

Bên cạnh việc điều trị, bạn cần kết hợp với một số phương pháp nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Mặc dù lòng bàn chân như bị kim châm – tê đâu không phải là hiện tượng nguy hiểm nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.

Vì vậy, nếu phát hiện một số dấu hiệu khác lạ, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sớm nhất có thể.

Tìm hiểu thêm:

4.6/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *