Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai có sao không?

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai là bệnh lý phụ khoa thường gặp. Những nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh thường rất khó xác định. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non,… Vì vậy, các mẹ cần chăm sóc bản thân đúng cách theo những lời khuyên sau đây.

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai do đâu? Cách nhận biết

Theo các số liệu thống kê, hiện có khoảng 6 – 10% phụ nữ trên thế giới bị lạc nội mạc tử cung. Thực tế, con số này có thể cao hơn nhiều do nhiều nữ giới mắc bệnh nhưng chưa xuất hiện triệu chứng. Vậy lạc nội mạc tử cung khi mang thai là do đâu? Làm thế nào để nhận biết được bệnh?

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được khẳng định chính xác, tuy nhiên một số vấn đề có thể gián tiếp dẫn đến tình trạng này:

  • Trào ngược kinh nguyệt: Lúc này dòng máu kinh không thoát ra ngoài cơ thể mà chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu. Các tế bào nội mạc cũng theo đó bám lại trên các cơ quan trong khu vực chậu, tiếp tục phát triển và dày lên.
  • Tế bào phúc mạc bị biến đổi: Có một số giả thuyết cho rằng các hormone và yếu tố miễn dịch trong cơ thể nữ giới đã thúc đẩy các tế bào phúc mạc biến đổi thành tế bào nội mạc, dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
  • Tế bào nội mạc tử cung bị dịch chuyển: Trong quá trình tuần hoàn, các tế bào nội mạc tử cung có thể theo các mạch máu hoặc dịch của mô, di chuyển đến những phần khác của cơ thể, trở thành những tế bào lạc chỗ.
  • Di chứng từ phẫu thuật: Quá trình phẫu thuật cắt tử cung,… có thể khiến các tế bào nội mạc dính lên vết mổ.
  • Hệ miễn dịch xuất hiện bất thường: Những thay đổi trong hệ miễn dịch có thể khiến cơ thể mất khả năng phát hiện và phú hủy các mô nội mạc bị lạc chỗ bên ngoài tử cung.

Cách nhận biết

Để phát hiện bệnh kịp thời, các chị em cũng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn hành kinh.

Cách nhận biết lạc nội mạc tử cung
Cách nhận biết lạc nội mạc tử cung

Cụ thể, người bị lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở vùng chậu
  • Đau bụng và đau vùng lưng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau mỗi khi đi lại, vận động.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Đau khi đi tiểu tiện, đại tiện, có thể lẫn cả máu trong phân và nước tiểu. Cảm giác bàng quang và trực tràng như có áp lực chèn ép.
  • Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài thất thường (táo bón, tiêu chảy), buồn nôn,…
  • Xuất hiện tình trạng thiếu máu kéo dài.

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có sao không?

Lạc nội mạc tử cung trong cơ khi mang thai là tình trạng các mô nội mạc vốn chỉ tồn tại bên trong tử cung nay lại xuất hiện ở các vị trí bên ngoài. Đặc biệt là ở các bộ phận sinh sản như buồng trứng, ống fallop và các tạng của vùng tiểu khung.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây khó khăn cho việc thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ hết, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung cũng sẽ tự biến mất.

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Lạc nội mạc tử cung khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn loại bỏ được tình trạng này. Mẹ bầu vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình trạng đau nhức, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Không những vậy, lạc nội mạc tử cung khi mang thai còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo.

Lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai

Theo các nghiên cứu khoa học, những mẹ bầu bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn nhiều so với những thai phụ bình thường.

Cụ thể, kết quả phân tích cho thấy, phụ nữ bình thường có nguy cơ sảy thai là 22%. Trong khi đó, những người bị lạc nội mạc tử cung trong cơ có tỷ lệ sảy thai lên tới 35,8%.

Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến sảy thai
Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến sảy thai

Dù chưa có giải thích cặn kẽ về mối liên hệ giữa lạc nội mạc tử cung và khả năng sảy thai ở mẹ, nhưng những con số này cũng rất đáng để các mẹ bầu lưu tâm và cẩn trọng.

Với những phụ nữ mang thai dưới 12 tuần, nếu sảy thai, cơ thể sẽ có những dấu hiệu tương tự như khi có kinh:

  • Đau bụng đặc biệt là bụng dưới.
  • Đau lưng dưới.
  • Chảy máu.
  • Có thể có những mảnh mô bị xuất ra ngoài.

Mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ sinh non

Thai phụ bị lạc nội mạc tử cung cũng có nguy cơ sinh non cao gấp 1,5 lần so với những phụ nữ bình thường. Người mẹ sẽ thưởng có hiện tượng chuyển dạ và sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ.

Bệnh làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu
Bệnh làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu

Những em bé sinh non do lạc nội mạc tử cung ở mẹ cũng có xu hướng thấp bé, nhẹ cân hơn bình thường, dễ mắc các vấn đề về sức khỏe ngay từ khi lọt lòng. Sự phát triển toàn diện của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Tình trạng nhau tiền đạo

Bánh nhau là một bộ phận có nhiệm vụ dẫn truyền và cung cấp oxy, dưỡng chất cho sự phát triển của bào thai. Thông thường, bánh nhau nằm ở đỉnh hoặc ở mặt bên của tử cung. Tuy nhiên, lạc nội mạc tử cung khi mang thai có thể khiến bánh nhau bám ở lại ở vị trí thấp hơn, dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo.

Điều này có thể gây nhau bị bong sớm trong quá trình chuyển dạ, làm mẹ bị mất máu nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Lạc nội mạc tử cung tưởng không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên, mắc chứng bệnh này trong quá trình mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn, đe dọa sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu bị lạc nội mạc tử cung như thế nào là đúng cách?

Biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất đối với các trường hợp lạc nội mạc cổ tử cung là phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được chỉ định với những phụ nữ mang thai.

Các bác sĩ có thể sẽ cho mẹ dùng thêm một số loại thuốc giảm đau để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các mẹ cần phải sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu cần được chăm sóc đúng cách
Mẹ bầu cần được chăm sóc đúng cách

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần biết tự chăm sóc bản thân mỗi ngày. Các mẹ nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:

  • Tắm bồn với nước ấm vừa phải.
  • Có thể chườm túi nóng để thư giãn cơ, giảm tình trạng đau nhức.
  • Khi nằm ngủ, bạn nên dùng một chiếc gối để kê ở dưới đầu gối.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng cho cơ thể và dưỡng thai hiệu quả.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin,… để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Vận động nhẹ nhàng, kết hợp thực hiện một số bài tập với cường độ phù hợp như đi bộ, yoga làm giãn cơ lưng,… để giảm các triệu chứng đau nhức.
  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe cả mẹ và quá trình phát triển bé để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoàn toàn có thể sinh nở bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá trình mang thai của mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và dễ dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Chính vì vậy, các mẹ cần hết sức lưu ý, chăm sóc bản thân đúng cách và theo dõi sát sao những dấu hiệu của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Chúc mẹ và các bé luôn mạnh khỏe!

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *