Bị viêm nội mạc tử cung có mang thai được không?
Nội dung bài viết
Nội mạc tử cung có vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai, sinh sản của phụ nữ. Những tổn thương ở bộ phận này có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai và sinh con. Bị viêm nội mạc tử cung có mang thai được không và cách điều trị như thế nào?
Ảnh hưởng của nội mạc tử cung tới khả năng mang thai
Nội mạc tử cung là lớp mô niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong của tử cung. Lớp niêm mạc này chịu sự tác động của hormone sinh dục nữ estrogen và có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và mang thai của phụ nữ.
Thông thường, sau khi rụng trứng, nếu trứng được thụ tinh sẽ bám vào niêm mạc của thành tử cung để làm tổ, từ đây lớp niêm mạc sẽ trở nên dày hơn và có sự thay đổi về cấu trúc để nuôi dưỡng phôi thai, phát triển thành bào thai.
Trong trường hợp trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ bong ra và được đào thải ra ngoài gây chảy máu đường âm đạo hay còn được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Nội mạc tử cung là bộ phận rất nhạy cảm và chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ. Lớp niêm mạc tử cung quá mỏng cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, trứng sau khi được thụ tinh sẽ rất khó bám vào thành tử cung.
Nếu niêm mạc tử cung quá dày có thể khiến mất cân bằng nội tiết tố, gây hiện tượng vô kinh hoặc u nang buồng trứng dẫn tới khó có con.
Viêm nội mạc tử cung có mang thai được không?
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc trong thành tử cung bị tổn thương, sưng viêm và lở loét do nhiễm trùng hoặc chịu sự tấn công của vi khuẩn. Tình trạng này xảy ra do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn hoặc thực hiện các thủ thuật phụ khoa không đảm bảo vô trùng.
Viêm niêm mạc tử cung có thể khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt và có thể gây viêm nhiễm các phần phụ khác, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Viêm nội mạc tử cung có mang thai được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều có thể có thai trở lại sau khi điều trị.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời dẫn đến vùng tổn thương bị lan rộng và có nguy cơ biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm của viêm cổ tử cung là ung thư niêm mạc tử cung, vô kinh gây vô sinh thứ phát.
Trong một số trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, tình trạng ngày càng tăng nặng cần được điều trị ngoại khoa bằng thủ thuật nạo buồng tử cung cũng có thể khiến phụ nữ không thể mang thai tự nhiên được.
Cách điều trị viêm nội mạc tử cung hiệu quả
Điều trị viêm nội mạc tử cung được thực hiện khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc có nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các phương pháp điều trị hiện nay được sử dụng phổ biến là:
- Điều trị nội khoa Tây y
Việc điều trị nội khoa bằng Tây y là phương pháp sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh. Sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số kháng sinh đường tiêm, đường uống hoặc thuốc đặt âm đạo.
Kháng sinh phổ rộng được sử dụng trong điều trị viêm nội mạc tử cung là clindamycin và gentamicin thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Doxycyclin được sử dụng trong điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính.
Một số thuốc đặt đường âm đạo có thể được sử dụng là kháng sinh Colposeptine giúp điều trị bệnh và Ginestra bổ sung lợi khuẩn cho môi trường âm đạo, tử cung.
- Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nạo buồng tử cung chỉ được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa và có nguy cơ biến chứng thành ung thư nội mạc tử cung.
Với thủ thuật này, các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào buồng tử cung để nạo lớp niêm mạc bị viêm, từ đó cơ thể sẽ tái tạo các tế bào niêm mạc mới.
Tuy nhiên phương pháp này có thể gây vô sinh thứ phát ở nữ giới khi việc nạo bỏ lớp niêm mạc ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thụ thai.
- Điều trị bằng các phương pháp khác
Trong trường hợp viêm nhiễm ở dạng nhẹ, các vùng viêm ít có khả năng lan rộng, người bệnh có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y hoặc bài thuốc dân gian.
Một số vị thuốc quý được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa, nhất là viêm nội mạc tử cung là: trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, đương quy, hoàng bá hoặc lá trầu không, lá chè xanh và tỏi, gừng…
Các bài thuốc Đông y có thể sử dụng sắc thuốc uống và dạng rửa vùng kín. Tuyệt đối không sử dụng tỏi, gừng hay bất cứ nguyên liệu dân gian nào để đặt vào âm đạo vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.
Viêm nội mạc tử cung có mang thai được không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cũng như các phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Vì thế người bệnh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, từ đó điều trị kịp thời và ngăn ngừa được nguy cơ vô sinh.
Khám phá ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!