Kháng Sinh Chữa Viêm Xoang: Hướng Dẫn Từ A Đến Z

Bạn có biết rằng phần lớn các trường hợp dùng kháng sinh chữa viêm xoang đều là vô nghĩa? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc này và nắm được nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang hiệu quả.

Kháng sinh chữa viêm xoang phù hợp khi nào?

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh là hậu quả quá trình viêm niêm mạc lót trong lòng các xoang, dẫn tới phù nề, sưng, tiết và ứ đọng nhiều dịch nhầy. Viêm xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần (ít hơn 1 tháng). Viêm xoang mãn tính thường kéo dài hơn 12 tuần.

Không dùng kháng sinh chữa viêm xoang do virus gây ra
Không dùng kháng sinh chữa viêm xoang do virus gây ra

Các nguyên nhân gây viêm xoang có thể kể đến như: Virus, vi khuẩn, dị ứng, khói bụi, ô nhiễm môi trường, thời tiết lạnh hoặc các bất thường giải phẫu mũi xoang.

Thuốc kháng sinh không phải là phương pháp điều trị tối ưu cho mọi bệnh nhân viêm xoang. Cơ thể con người có thể tự chữa khỏi viêm xoang mức độ nhẹ hoặc trung bình. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc này sai cách vừa khiến bệnh tình không thuyên giản, vừa có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh và nhiều tác dụng phụ khác.

Nghiên cứu về thuốc kháng sinh trong điều trị viêm xoang

Theo Viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thuốc kháng sinh có thể không tạo ra sự khác biệt trong điều trị viêm xoang. Khoảng 60 – 70% những người bị viêm xoang tự phục hồi mà không cần dùng thuốc kháng sinh.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng đã củng cố thêm bằng chứng cho điều trên.

Nghiên cứu này được thiện hiện trên 240 bệnh nhân viêm xoang. Họ đã được thực hiện một trong bốn phương pháp điều trị: Chỉ dùng thuốc kháng sinh; Chỉ dùng thuốc xịt mũi chứa steroid để giảm sưng; Dùng kết hợp cả thuốc kháng sinh và thuốc xịt mùi; Không điều trị.

Các triệu chứng viêm xoang ở những bệnh nhân không thực hiện điều trị có xu hướng thuyên giảm hơn những người dùng thuốc kháng sinh. Ban đầu, thuốc xịt mũi có thể giúp đỡ những bệnh nhân có viêm xoang nhẹ, nhưng lại khiến triệu chứng nghẹt mũi trở nặng hơn.

Làm thế nào để biết viêm xoang do virus hay vi khuẩn?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm xoang là do virus. Trên thực tế, nhiều bác sĩ không thể biết chính xác nguyên gây ra viêm xoang là do vi khuẩn hay virus. Bởi lẽ, hầu hết các chẩn đoán thường được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng.

Các triệu chứng viêm xoang thường gặp bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Đau hoặc khó chịu quanh mắt, trán hoặc má
  • Ho
  • Đau đầu
  • Dịch mũi nhiều, đặc hoặc bị chảy dịch mũi sau

Nội soi tai mũi họng có thể giúp bác sĩ quan sát dịch nhầy trong các khe mũi xoang, độ phù nề và viêm của niêm mạc. Ngoài ra, trong một số trường hợp khó chẩn đoán hoặc trước khi phẫu thuật xoang, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính.

Rất khó để chẩn đoán viêm xoang do virus hay vi khuẩn khi chỉ dựa vào các triệu chứng
Rất khó để chẩn đoán viêm xoang do virus hay vi khuẩn khi chỉ dựa vào các triệu chứng

Bác sĩ thường xem xét thời gian kéo dài các triệu chứng để xác định nguyên nhân gây viêm xoang. Viêm xoang do virus thường sẽ bắt đầu cải thiện sau 5 – 7 ngày. Viêm xoang do vi khuẩn thường sẽ kéo dài hơn, từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn và các triệu chứng có thể trở nặng hơn sau 7 ngày. Lúc này, bạn có thể sẽ cần phải dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.

Theo phần lớn các chuyên gia y tế, mặc dù các khuyến cáo sử dụng kháng sinh là hợp lý, nhưng vẫn thường xảy ra việc lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh trong điều trị viêm xoang.

Thuốc kháng sinh có thể hữu ích và được chỉ định cho những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, chẳng hạn như những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng .

Ngoài ra, thuốc kháng sinh có thể được dùng cho những người có triệu chứng viêm xoang trở nặng hoặc bệnh không thuyên giảm sau 7 ngày điều trị.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm xoang phổ biến

Nếu bạn bị viêm xoang mãn tính (nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức vùng xoang và giảm khứu giác kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn), bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay.

Bác sĩ có thể chỉ định nuôi cấy dịch mũi để xác định nguyên nhân gây viêm xoang là do vi khuẩn, virus hay do nấm. Trong trường hợp do vi khuẩn, phương pháp này sẽ tiết lộ loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng giúp bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị viêm xoang bao gồm: Amoxicillin, Cefaclor, Amoxicillin-clavulanate, Ciprofloxacin, Clarithromycin, Azithromycin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim…

Một nghiên cứu trên 13.660 bệnh nhân đã so sánh hiệu quả của từng loại kháng sinh trong điều trị viêm xoang hàm cấp tính (loại viêm xoang do các vấn đề về răng, như nhiễm khuẩn răng lợi, sâu răng, răng khôn mọc lệch…).

Kết quả cho thấy:

  • Hơn 90% trường hợp điều trị bằng Amoxicillin, Moxifloxacin và Levofloxacin có hiệu quả
  • 70 – 80% trường hợp điều trị bằng Doxycycline, Azithromycin, Erythromycin, Clarithromycin và Cefprozil có hiệu quả
  • 50 – 60% trường hợp điều trị bằng Cefaclor có hiệu quả
  • 80 – 90% trường hợp điều trị bằng Amoxicillin, Cefpodoxime Proxetil, Cefixime và Sulfamethoxazole liều cao có hiệu quả

Theo đó, cả hai loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Penicillin và kháng sinh không Penicillin đều có hiệu quả như nhau trong điều trị viêm xoang cấp tính.

Hạn chế duy nhất đối với các thuốc không phải Penicillin, như thuốc Cephalosporin, là các tác dụng phụ đã xảy ra nhiều hơn khiến bệnh nhân từ bỏ điều trị.

Nghiên cứu kết luận phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với viêm xoang hàm cấp tính là Penicillin hoặc Amoxicillin, trong khoảng thời gian từ 7 – 14 ngày. Nghiên cứu đánh giá đây là nhóm kháng sinh chữa viêm xoang tốt nhất và là lựa chọn đầu tiên cho những ai không bị dị ứng.

Để quá trình điều trị viêm xoang thu được kết quả tốt, độc giả có thể tìm hiểu thêm những thông tin về những nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm xoang dưới đây:

Nhóm thuốc kháng sinh Penicillin (Benzylpenicillin)

Nhóm này có tác dụng trị ký sinh trùng, kháng khuẩn và kháng nấm. Penicillin được tổng hợp từ nhiều loại hóa chất để tạo ra nhiều dòng Penicillin khác nhau, bao gồm:

Penicillin cổ điển

Dòng thuốc này bao gồm:

  • Penicillin G (tiêm bắp): Đây là loại kháng sinh tự nhiên vì được sản xuất bằng cách nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum.
  • Penicillin V (đường uống): Có tác dụng ngăn tụ cầu và các liên cầu khuẩn không tiết men. Ngoài ra, thuốc cũng có thể kháng lại các chủng nhạy cảm khác.

Ngoài ra, các dẫn chất có tác dụng kéo dài như Probenecid Penicillin, Procaine Penicillin G, Benzanthine Pennicillin cũng có thể được chỉ định.

Penicillin A (Aminopenicillin)

Đây là một loại Penicillin bán tổng hợp, với những tên thuốc phổ biến như Ampicillin và Amoxicillin.

Amoxicillin là loại kháng sinh chữa viêm xoang được chỉ định nhiều nhất
Amoxicillin là loại kháng sinh chữa viêm xoang được chỉ định nhiều nhất

Giá thành của kháng sinh Amoxicillin khá rẻ. Để điều trị các trường hợp cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng 500mg Amoxicillin 1 lần/ngày, trong 3 ngày.

Penicillin M (Penicillin kháng enzyme penicillinase)

Nhóm này bao gồm:

  • Methicillin
  • Chloxacillin
  • Oxacillin

Penicillin phổ rộng

Penicillin phổ rộng bao gồm Carboxypenicillin và Ureidopenicillin, chuyên trị các loại vi khuẩn nhóm Pseudomonas.

Nhóm kháng sinh Cephalosporin

Nhóm kháng sinh Cephalosporin được phân thành 4 thế hệ, bao gồm:

Cephalosporin thế hệ I điều trị các vi khuẩn Gram (+)

Các loại kháng sinh thuộc thế hệ I như Cefazolin, Cephalexin, Cefadroxil và Cephalothin, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn S. Pyogenes và S. Aureus.

Cefazolin có thể được chỉ định dùng trước các ca phẫu thuật để điều trị dự phòng nhiễm khuẩn. Cefadroxil cũng được sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu. Ngoài ra, chúng cũng được chỉ định cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai mũi họng.

Nhóm thuốc Cephalosporin thế hệ I này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, mẩn đỏ da…
  • Sốc phản vệ
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn
  • Bội nhiễm xảy ra ở miệng, viêm mạc ruột kết giả mạc hoặc âm đạo
  • Gây độc cho thận

Cephalosporin thế hệ II điều trị các vi khuẩn Gram (+)

Nhóm này được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Được đánh giá có tác dụng tốt hơn Amoxicillin trong điều trị viêm tai giữa và viêm phổi do vi khuẩn S. Pneumoniae.

Những thuốc thuộc nhóm này có thể kể tới như: Cefoxitin, Cefprozil, Cefaclor, Cefuroxim, Cefotetan, Ceforanid…

Ngoài các tác dụng phụ như thuốc thế hệ I, Cephalosporin thế hệ II có thể gây nên tình trạng rối loạn đông máu. Đặc biệt, không nên uống đồ uống có cồn trong quá trình điều trị với Cephalosporin thế hệ II.

Cephalosporin thế hệ III điều trị các vi khuẩn Gram (-)

Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Cefpodoxim, Cefotaxim, Ceftibuten, Ceftriaxon, Cefdinir, Cefditoren pivoxil, Ceftizoxim, Cefoperazo, Ceftazidim…

Nhóm thuốc này chỉ định để điều trị bệnh lậu, viêm họng, viêm amidan nhiều mức độ, các đợt viêm phế quản cấp và nhiễm khuẩn da. Ngoài ra, Cefotaxim và Ceftriaxon còn được dùng trong điều trị sớm bệnh viêm màng não.

Cephalosporin thế hệ IV điều trị các vi khuẩn Gram (-)

Cephalosporin thế hệ IV được chỉ định dùng trong trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kháng thuốc.

Thuốc Cephalosporin có thể gây ra một số tác dụng phụ như Penicillin
Thuốc Cephalosporin có thể gây ra một số tác dụng phụ như Penicillin

Nhóm kháng sinh Macrolide

Macrolide là kháng sinh phổ hẹp được sử dụng để điều trị viêm xoang bằng cách trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn. Macrolide đạt được mục tiêu này bằng cách ức chế khả năng vi khuẩn tạo ra các protein thiết yếu để tồn tại, từ đó ức chế sự phát triển của các hại khuẩn này. Qua đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ có cơ hội sản xuất nhiều bạch cầu và các kháng thể cần thiết khác để loại bỏ các tế bào vi khuẩn này.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Macrolide bao gồm:

  • Erythromycin: Thuốc có thời gian bán thải ngắn nên bệnh nhân cần phải uống thuốc nhiều lần trong ngày. Các kháng sinh bán tổng hợp ra đời sau đó có thể khắc phục được vấn đề này.
  • Clarithromycin: Thốc này thường được dùng kết hợp với Metronidazol và Amoxycillin để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP. Nó cũng được chỉ định cho các bệnh nhân bị AIDS.
  • Roxithromycin (Rulid): Roxithromycin có nguy cơ tương tác thuốc ít hơn so với Erythromycin.
  • Azithromycin (Zithromax): Thuốc có tác dụng phổ rất rộng, thời gian bán thải có thể kéo dài đến 70 tiếng. Bởi vậy, liều dùng Azithromycin là 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
  • Spiramycin (Rovamycin): Spiramycin không gây độc hại cho gan. Thời gian bán thải kéo dài từ 6 – 8 tiếng. Thuốc này được dùng kết hợp với Metronidazol để trị nhiễm khuẩn kỵ khí hoặc nhiễm khuẩn răng hàm mặt.

Nhóm kháng sinh Quinolon

Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh lây truyền theo đường tình dục, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp trên và dưới, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm xoang…

Một số chế phẩm Quinolon thường gặp có thể kể tới như: Pefloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Gatifloxacin, Levofloxacin…

Levofloxacin là một trong những loại thuốc kháng sinh trị viêm xoang, thường được chỉ định cho bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn đe dọa tới tính mạng hoặc không đáp ứng hiệu quả với các thuốc kháng sinh khác. Loại này chống được cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Nó điều trị viêm xoang bằng cách ngăn chặn gyrase và topoisomerase (enzyme cần thiết để tháo xoắn phân tử ADN sao chép). Từ đó, nó ức chế quá trình phân chia tế bào và tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra viêm xoang

Lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm xoang

Mặc dù thuốc kháng sinh rất hữu ích trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng luôn nhớ rằng: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc kháng sinh vô dụng khi chống lại các bệnh do nhiễm virus và nhiễm nấm.

Đối với bất cứ bệnh nào, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh
Đối với bất cứ bệnh nào, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh

Bạn nên chú ý những điều sau khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh viêm xoang:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Không tự ý sử dụng, tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột dù cho bệnh đã thuyên giảm.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng “nhờn” thuốc hoặc kháng kháng sinh nghiêm trọng.
  • Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác hoặc sử dụng lại các đơn thuốc cũ.
  • Nếu bạn đang điều trị các bệnh khác bằng thuốc, hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng sinh để tránh các tương tác không mong muốn.
  • Bên cạnh tiêu diệt các vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt cả các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, sau thời gian điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân nên bổ sung cho cơ thể các lợi khuẩn thông qua các thực phẩm giàu lợi khuẩn (sữa chua, kimchi, dưa muối).

Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ, như đau bụng hoặc tiêu chảy. Bạn nên đi khám ngay nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào dưới đây sau khi dùng thuốc kháng sinh:

  • Nôn
  • Tiêu chảy và đau bụng nghiêm trọng
  • Phản ứng dị ứng (khó thở, nổi mề đay, sưng môi, mặt hoặc lưỡi, ngất xỉu)
  • Phát ban

Một số người cũng có thể bị dị ứng với một số loại kháng sinh, phổ biến nhất là Penicillin. Nếu bạn có nguy cơ bị dị ứng, hãy tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng hiếm gặp khi dùng thuốc kháng sinh. Nó có thể đe dọa đến tính mạng, gây ra rối loạn chức năng lan rộng toàn hệ thống cơ thể.

[Cảnh Báo] Nếu thấy các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ dưới đây, hãy gọi cấp cứu ngay:

  • Co thắt đường thở và cổ họng, gây khó thở
  • Buồn nôn hoặc quặn bụng
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Bồn chồn, hoảng hốt
  • Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt
  • Hạ huyết áp
  • Mất ý thức

Bạn có thể áp dụng các bước dưới đây để phòng tránh bệnh viêm xoang, đồng thời thúc đẩy quá trình nhanh lành bệnh:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nên ngủ đủ 6 – 9 tiếng mỗi đêm để thúc đẩy hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước ấm: Giúp làm loãng dịch nhầy và đờm.
  • Tăng cường độ ẩm: Không khí ấm, ẩm có thể làm loãng đờm và làm dịu cổ họng. Bạn có thể xông hơi hoặc dùng máy tạo ẩm.
  • Súc miệng: Bạn có thể pha ½ thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm để súc miệng 2 lần mỗi ngày.
  • Rửa mũi: Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

Tóm lại, thuốc kháng sinh có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị viêm xoang, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, tác dụng phụ như đã nêu ở trên. Do đó, bên cạnh giải pháp điều trị bệnh này, mọi người có thể cân nhắc lựa chọn cách thức khác, điển hình như chữa viêm xoang bằng Đông y.

Đông y từ trước đến nay vẫn được biết đến với ưu điểm trị bệnh tận gốc, đồng thời ít tác dụng phụ. Trong số phát sóng ngày 29/2/2020, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 cũng đã giới thiệu đến khán giả truyền hình một trong những bài thuốc nam chữa viêm xoang được giới chuyên môn đánh giá cao. Đó là BÀI THUỐC VIÊM XOANG ĐỖ MINH của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường (Top 20 Thương hiệu Việt Nam uy tín năm 2020).

Liệu trình điều trị bệnh viêm xoang của Đỗ Minh Đường gồm:

Tác dụng bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh

Không chỉ cho tác dụng đúng theo cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền, bài thuốc còn được đông đảo người bệnh đánh giá về mức độ an toàn, lành tính. Diễn viên Hoa Thúy và diễn viên Thanh Tú là những người đã có 3 tháng điều trị viêm xoang bằng bài thuốc Nam Đỗ Minh Đường. 

Kết thúc thời gian dùng thuốc, bệnh của hai nữ diễn viên đã khỏi. Khi được hỏi về ưu điểm bài thuốc, cả hai cho biết:

  • Bài thuốc dễ sử dụng, dạng thuốc xịt, viên uống và cao đặc. Khi sử dụng, họ không phải mất thời gian đun sắc. 
  • Thuốc đóng lọ nhỏ gọn, tiện lợi nên dù công việc đi quay có bận rộn mấy, cả hai vẫn có thể mang thuốc theo và sử dụng đúng theo chỉ định.
  • Thuốc thơm mùi thảo dược, dễ uống, không gây buồn nôn
  • Trong quá trình dùng thuốc, không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào

Sở dĩ có những ưu điểm nhờ trên là nhờ bài thuốc được bào chế 100% từ Nam dược sạch, thu hái tại 3 vườn dược liệu sạch Đỗ Minh ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Mọi quy trình bào chế thuốc đều được thực hiện đúng theo quy định của Bộ y tế.

Video: Diễn viên Hoa Thúy chia sẻ về hiệu quả của bài thuốc trên chương trình VTV2

Không chỉ diễn viên Hoa Thúy hay diễn viên Thanh Tú, chúng tôi cũng nhận thấy nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường nhận được khá nhiều phản hồi tích cực của người bệnh về bài thuốc này, đơn cử như:

Một số phản hồi của bệnh nhân về bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh
Một số phản hồi của bệnh nhân về bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh

Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào về bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường, mọi người có thể để lại tin nhắn qua fanpage Nhà thuốc nam dòng họ Đỗ Minh hoặc fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.

5/5 - (4 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *