Khám trào ngược dạ dày như thế nào? Có phải nội soi?

Thông thường bác sĩ có thể khám trào ngược dạ dày có thể thông qua các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của người bệnh. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán để đảm bảo kết quả xét nghiệm.

khám trào ngược dạ dày
Tìm hiểu các phương pháp khám trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản. Tình trạng này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản dẫn đến các triệu chứng trào ngược.

Thỉnh thoảng bị trào ngược được xem là bình thường và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trào ngược axit dạ dày xảy ra ít nhất 2 lần mỗi tuần được xem là bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhẹ.

Hầu hết các trường hợp trào ngược axit dạ dày có thể tự cải thiện tại nhà bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc theo toa hoặc phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cụ thể, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng và dấu hiệu trào ngược như:

  • Có cảm giác nóng rát ở ngực, thường là sau khi ăn, có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm
  • Đau ngực
  • Khó nuốt
  • Thức ăn hoặc các chất lỏng chua trào ngược lên thực quản thường xuyên
  • Có cảm giác có khối u trong cổ họng

Trong các trường hợp mãn tính, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Ho mãn tính
  • Viêm thanh quản
  • Xuất hiện các triệu chứng hen suyễn hoặc khiến bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn
  • Mất ngủ, khó ngủ hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm

Khám trào ngược dạ dày có phải nội soi không?

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn trào ngược lên thực quản. Nếu không dẫn đến các biến chứng, như viêm thực quản, nội soi có thể không cần thiết.

Khám trào ngược dạ dày như thế nào
Nội soi được chỉ định để xác định các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nội soi không thể chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định nội soi để xác định các rủi ro liên quan. Cụ thể, nội soi thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Xuất hiện các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa khác như dấu hiệu tổn thương, viêm loét dạ dày tá tràng
  • Có các dấu hiệu nghiêm trọng như sụt cân, thiếu máu (mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt,…), ho mãn tính hoặc nghẹn khi nuốt
  • Đã điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng phác đồ điều trị không dùng thuốc và không mang lại hiệu quả điều trị

Bên cạnh đó, nội soi thực quản trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng được sử dụng để lấy một mẫu mô (sinh thiết) và thực hiện kiểm tra ở phòng thí nghiệm để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như Barrett thực quản

Nói chung, nội soi được sử dụng để xác định các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, khám trào ngược dạ dày thường được chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên.

Khám trào ngược dạ dày bao gồm những gì?

Trong hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể khám trào ngược dạ dày thực quản thông qua các triệu chứng điển hình. Trong trường hợp mãn tính, có dấu hiệu biến chứng hoặc các triệu chứng không được kiểm soát thông qua các biện pháp tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán chuyên môn.

Quá trình khám trào ngược dạ dày có thể bao gồm các xét nghiệm như:

1. Khám trào ngược axit với phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện nội soi để xác định các tổn thương liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Trong xét nghiệm này, bác sĩ đưa một ống nhỏ có camera ở đầu qua miệng vào thực quản. Thiết bị này có thể giúp bác sĩ nhìn thấy niêm mạc thực quản và dạ dày.

khám trào ngược dạ dày có phải nội soi không
Nội soi đường tiêu hóa trên có thể được chỉ định để xác định các rủi ro liên quan đến tình trạng trào ngược

Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc an thần nhẹ để thư giãn. Bác sĩ cũng có thể xịt chất gây tê hoặc thuốc giảm đau vào cổ họng của người bệnh để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi hơn.

Nội soi trào ngược dạ dày thực quản thường mất khoảng 20 phút, không gây đau và không gây ảnh hưởng đến khả năng thở của người bệnh. Nội soi được thực hiện để xác định các biến chứng trào ngược, bao gồm viêm thực quản và Barrett thực quản.

2. Chẩn đoán trào ngược bằng cách chụp X – quang với Barium

Bác sĩ có thể đề nghị một quy trình chụp X – quang đặc biệt để khám trào ngược dạ dày, đó là chụp X – quang với một chất cản quang (Barium). Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nuốt một dung dịch Barium. Dung dịch này có thể giúp bác sĩ chụp X – quang bên trong thực quản.

Chụp X – quang với Barium không phải là một phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản chắc chắn. Thông thường chỉ 1 trong 3 người có thể phát hiện các thay đổi ở thực quản thông qua chụp X – quang Barium.

3. Khám trào ngược dạ dày bằng cách đo thực quản

Bác sĩ có thể tiến hành đo thực quản để xác định, chẩn đoán bệnh trào ngược axit dạ dày. Đây là kiểm tra có thể đánh giá chức năng của thực quản. Cụ thể xét nghiệm có thể kiểm tra xem cơ vòng thực quản có hoạt động bình thường hay không.

Trước khi đo thực quản, bác sĩ sẽ bôi thuốc tê vào bên trong mũi. Sau đó, bác sĩ đưa một ống hẹp, mềm thông qua đường mũi, vào thực quản và dạ dày. Khi ống đến đúng vị trí, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh nằm nghiêng sang trái. Các cảm biến sẽ hỗ trợ áp suất tác động đến các vị trí khác nhau bên trong thực quản và dạ dày.

Để kết quả chính xác, người bệnh có thể được đề nghị uống một vài ngụm nước. Các cảm biến sẽ ghi lại các cơ bắp co thắt bên trong thực quản khi nước đi xuống dạ dày.

Xét nghiệm khám trào ngược dạ dày này có thể mất khoảng 20 – 30 phút.

4. Theo dõi trở kháng ở thực quản

Bác sĩ có thể khám trào ngược dạ dày bằng cách đề nghị người bệnh đeo máy theo dõi trở kháng thực quản.

Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ có thể đưa một ống nhỏ qua mũi hoặc miệng của người bệnh, để thiết bị đi vào thực quản và dạ dày. Sau đó người bệnh có thể về nhà, ăn ngủ và sinh hoạt bình thường với một thiết bị đo các thói quen sinh hoạt hoặc phản ứng của thực quản.

Người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm này trong vòng 48 giờ. Các kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định các cơn co thắt thực quản trong việc di chuyển các chất qua thực quản và dạ dày.

Đi khám trào ngược dạ dày
Theo dõi trở kháng ở thực quản có thể xác định các phản ứng của dạ dày

5. Khám trào ngược dạ dày với theo dõi nồng độ pH

Thử nghiệm này được sử dụng để theo dõi nồng độ pH ở thực quản trong 24 giờ. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có cảm biến pH ở đầu được đưa thông qua đường mũi vào thực quản dưới. Ống được giữ yên trong 24 giờ với các thiết bị thu âm nhỏ mà người bệnh có thể mang theo bên người.

Trong quá trình khám trào ngược dạ dày này, người bệnh sẽ sinh hoạt, ăn uống bình thường. Thiết bị sẽ ghi lại các thói quen và hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh lý.

6. Sinh thiết thực quản chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Tùy thuộc vào các triệu chứng và nguy cơ sức khỏe, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết thông qua nội soi. Quá trình này có thể lây một mẫu mô nhỏ ở bên trong thực quản và tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

Các kết quả sinh thiết có thể xác định các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý mãn tính và khó điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện, thực hiện khám trào ngược dạ dày, đặc biệt là khi người bệnh bị đau ngực, khó thở hoặc khi các triệu chứng không được cải thiện với các biện pháp tại nhà.

Chuẩn bị trước khi khám trào ngược dạ dày

Trước khi đến bệnh viện thực hiện khám trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Các hạn chế để đảm bảo kết quả chẩn đoán, chẳng hạn như chế độ ăn uống, sinh hoạt cá nhân.
  • Liệt kê các triệu chứng, bao gồm các triệu chứng không liên quan, điều này có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh chính xác hơn.
  • Liệt kê các tác nhân có thể dẫn đến các triệu chứng, chẳng hạn như các loại thực phẩm hoặc đồ uống cụ thể có thể gây trào ngược.
  • Lập danh sách các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm bổ sung hoặc các loại thảo dược.
  • Liệt kê các thông tin về phong cách sống và bệnh lý, bao gồm các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống, thói quen uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
Trào ngược dạ dày
Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi thực quản để tránh các rủi ro không mong muốn

Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần thực hiện nội soi khi khám trào ngược dạ dày. Do đó, để chuẩn bị cho quá trình nội soi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vào ban đêm trước ngày thực hiện nội soi. Tuy nhiên người bệnh có thể uống một số chất lỏng như nước lọc, nước ép táo hoặc nước hầm rau củ.
  • Xác định các rủi ro khi thực hiện nội soi bao gồm ngạt thở, chảy máu nhẹ hoặc các rủi ro ít phổ biến bao gồm rách thực quản.
  • Ăn mặc thoải mái để hỗ trợ thư giãn và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được yêu cầu tháo răng giả hoặc mắt kính trước khi thực hiện nội soi.
  • Nếu người bệnh bị tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị điều chỉnh liều lượng insulin vào ngày nội soi đường tiêu hóa trên. Trao đổi với bác sĩ để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, người bệnh cũng nên mang theo thuốc điều trị tiêu đường để sử dụng sau thủ thuật.
  • Sau thủ thuật, người bệnh có thể bị đau nhẹ ở cổ họng. Tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, đau ngực dữ dội, ho liên tục, sốt, ớn lạnh hoặc nôn ngay sau khi nội soi đường tiêu hóa trên, hãy đến bệnh viện để gọi cho cấp cứu ngay lập tức.

Thông thường, các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần khám trào ngược dạ dày để xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các nguy cơ biến chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu các triệu chứng trào ngược axit, ợ chua xảy ra nhiều hơn hai lần một tuần hoặc liên tục trong khoảng vài tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định các triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc kháng axit hoặc các biện pháp điều trị khác, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Thông tin thêm: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Uống gì ? Và kiêng gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *