Ho Tức Ngực Khó Thở Cảnh Báo Điều Gì? Nguy Hiểm Không?

Triệu chứng ho tức ngực khó thở khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không và nó cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho đi kèm với các triệu chứng tức ngực và khó thở, tức là cơ thể đang gặp vấn đề, không khỏe mạnh cần được can thiệp kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan với các triệu chứng này, bởi ho tức ngực khó thở có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau đây:

Ho tức ngực khó thở cảnh báo bệnh lý đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây nên các biểu hiện ho kèm theo tức ngực, khó thở. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, người già, người suy nhược cơ thể. Một số bệnh lý hô hấp có các biểu hiện tức ngực, khó thở và ho đi kèm như sau:

  • Cảm lạnh, cảm cúm: Thời tiết thay đổi, cơ thể rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus đường hô hấp gây cảm cúm, cảm lạnh và gây ra các triệu chứng ho khan, ho có dịch đờm, bít tắc đường thở dẫn đến khó thở, đau tức ngực.
Cảm cúm, cảm lạnh có thể là nguyên nhân gây ho tức ngực khó thở
Cảm cúm, cảm lạnh có thể là nguyên nhân gây ho tức ngực khó thở
  • Viêm phế quản: Là tình trạng viêm nhiễm ống khí phế quản – phổi, gây tích tụ dịch nhầy ở bên trong đường dẫn khí. Do đó, người bệnh thường xuyên bị ho, đau họng, đặc biệt ho tức ngực khó thở về đêm, đau hơn khi ho và nuốt thức ăn.
  • Hen suyễn: Là một bệnh lý hô hấp mãn tính, thường xuyên tái phát và khó chữa dứt điểm. Bệnh đi kèm các biểu hiện như ho, thở rít, hơi thở gấp, có thể kèm theo đờm đặc, cơ thể người bệnh phản ứng mạnh khi gặp các tác nhân gây dị ứng.

Bệnh lý liên quan đến phổi

Ho kèm theo tức ngực khó thở cũng là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến phổi. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus, vi khuẩn xâm nhập sâu vào đường hô hấp dưới, gây viêm nhiễm tại phổi. Các bệnh lý về phổi khó chữa hơn và cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách. Một số bệnh lý về phổi gây ra biểu hiện ho kèm tức ngực, khó thở như:

  • Viêm phổi: Đây được coi là một dạng nhiễm trùng phổi, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng sẽ diễn tiến nặng hơn ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi. Các triệu chứng đi kèm như ho, sốt, thở dốc, đau tức ngực, khó thở buồn nôn. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây áp xe phổi.
  • Tràn khí màng phổi: Tình trạng này gây ra do sự suy giảm chức năng một phần hoặc hoàn toàn ở phổi. Nguyên nhân có thể do người bệnh bị chấn thương vùng ngực hoặc do các dụng cụ hỗ trợ hít thở khác gây nên. Triệu chứng bao gồm thở ngắn, thở rít, đau ngực đột ngột, dữ dội, vã mồ hôi.
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính: Là một dạng diễn tiến nặng hơn của viêm phổi, khi đường dẫn khí vào phổi bị tắc nghẽn khiến việc hít thở khó khăn. Các biểu hiện đi kèm như ho tức ngực khó thở, tiết đờm nhiều mỗi lần ho, cơ thể mệt mỏi và sút cân đột ngột.
Các bệnh lý về phổi gây ra triệu chứng ho tức ngực khó thở
Các bệnh lý về phổi gây ra triệu chứng ho tức ngực khó thở
  • Thuyên tắc phổi: Là tình trạng đông máu ở phổi gây tắc nghẽn các động mạch phổi. Nguyên nhân chính của tình trạng này là huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra bởi bệnh ung thư, béo phì hoặc gãy xương hông, xương chân. Các triệu chứng như thở ngắn, tức ngực khó thở ho ra máu,…có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
  • Lao phổi: Là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn lao. Bệnh thường nguy hiểm hơn với biểu hiện ho có đờm, ho ra máu, sụt cân và khó thở về đêm
  • Ung thư phổi: Là bệnh lý nghiêm trọng nhất liên quan đến phổi. Khi mắc ung thư phổi, người bệnh xuất hiện tình trạng ho có đờm, ho ra máu, khó thở và thường xuyên đau tức ngực. Đây là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất và tỷ lệ tử vong rất cao.

Bệnh lý về dạ dày

Ho tức ngực khó thở cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là tình trạng trào ngược dạ dày. Khi mắc bệnh, lượng acid trong dạ dày luôn dư thừa, cơ tròn giữa thực quản – dạ dày không khít dẫn đến hiện tượng trào ngược. Lượng acid đi qua niêm mạc họng có thể hình thành nên các ổ loét. 

Điều trị ho có liên quan đến bệnh lý dạ dày cũng khó khăn hơn. Do đó, người bệnh có tiền sử mắc bệnh dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ho kèm theo tức ngực, khó thở. Người bệnh nên đi khám để được điều trị dứt điểm bệnh lý về dạ dày mới có thể trị ho hiệu quả.

Trào ngược dạ dày - thực quản cũng gây ho tức ngực khó thở
Trào ngược dạ dày – thực quản cũng gây ho tức ngực khó thở

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh lý về tim mạch

Ho kèm theo tức ngực khó thở cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tim mạch vô cùng nguy hiểm. Tim đóng vai trò bơm máu đến các cơ quan, bơm oxy đến phổi, điều hòa hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Khi tim gặp vấn đề, lượng oxy đến phổi sẽ bị suy giảm, dẫn đến tắc nghẽn gây khó thở kèm theo ho và tức ngực. 

Các bệnh lý về tim rất nguy hiểm, dẫn đến các biến chứng như suy tim, tắc nghẽn mạch máu, có thể gây tử vong. Người bệnh có các biểu hiện trên cũng có thể do bệnh lý khác như viêm màng tim, đau tim gây khó thở buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt.

Dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm
Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm

Bị ho tức ngực khó thở có nguy hiểm không?

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Có những bệnh lý hô hấp đơn giản như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,…Nhưng có những tình trạng bệnh lý mãn tính, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời như tim mạch, các bệnh lý về phổi.
Người bệnh nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của chúng sau này, khiến sức khỏe của trẻ suy giảm

Điều trị ho tức ngực khó thở như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ho tức ngực khó thở sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị theo Tây y hoặc Đông y. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đi khám tại những cơ sở y tế uy tín và tiếp nhận điều trị của bác sĩ có chuyên môn theo phác đồ phù hợp nhất.

Phương pháp Tây y

Các trường hợp bệnh nhân nặng, tính chất cấp tính, điều trị bằng phương pháp Tây y là hợp lý và đem lại hiệu quả nhanh nhất. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chỉ định sẽ kê đơn và đưa ra phương pháp điều trị ho tức ngực khó thở phù hợp. Một số nhóm thuốc có thể kê cho bệnh nhân như sau:

  • Thuốc giãn động mạch: Dùng cho bệnh nhân bị thuyên tắc phổi, đánh tan cục máu đông, giúp người bệnh dễ thở hơn, hết đau tức ngực kéo dài. Một số thuốc như Amlodipin; Verapamil; Captopril;…
  • Thuốc giảm ho: Kê trong trường hợp bệnh nhân ho nhiều, ho gây đau tức ngực. Một số thuốc như Dextromethorphan; Terpin Codein;…
  • Thuốc kháng sinh: Kê trong các trường hợp viêm nhiễm gây ra bởi vi khuẩn, virus. Một số nhóm kháng sinh thường được kê như Penicillin; Amoxicillin; Erythromycin;…
  • Tiêm hóa chất: Chỉ định trong các trường hợp tràn khí màng phổi. Một số hóa chất phổ biến như Bleomycin; Talc vô khuẩn; Tetracyclin;…
Sử dụng thuốc Tây y cho các trường hợp ho tức ngực khó thở cấp tính
Sử dụng thuốc Tây y cho các trường hợp ho tức ngực khó thở cấp tính

Các thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, triệu chứng có thể thuyên giảm rõ rệt sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây y lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm.

Phương pháp Đông y

Nhiều bệnh nhân sẽ lựa chọn phương pháp Đông y vì tính chất lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa 20g; Mạch môn, sa sâm, địa cốt bì 16g; Hoàng liên 12g; Thạch xương bồ 6g. Ngâm các vị thuốc trong nước khoảng 10 phút, rồi đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng tinh dầu bạch đàn, nhỏ vào bát nước sôi. Lấy khăn che đầu và để mặt gần bát tinh dầu. Hít thở đều để tinh dầu đi sâu vào đường thở, giúp giảm các triệu chứng ho.
Phương pháp Đông y trị ho
Có thể chữa ho tức ngực khó thở bằng phương pháp Đông y
  • Bài thuốc số 3: Cỏ mần trầu 20g; Hoàng liên, hoàng bá, kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất 16g; Hạnh nhân 12g; Trúc nhự 8g; Bối mẫu 6g. Các vị thuốc rửa và ngâm trong nước khoảng 10 phút. Sắc mỗi ngày một thang, chia hai lần sáng – tối
  • Bài thuốc số 4: Kim ngân, bồ công anh, sài đất, tang bạch bì 20g; Cỏ mần trầu, kinh giới 16g; Trúc nhự, hạnh nhân 8g. Các vị thuốc đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia ra sử dụng trong ngày.

Các bài thuốc Đông y thường đem lại hiệu quả tương đối chậm, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. Người bệnh có thể đến khám tại các trung tâm đông y uy tín để được bác sĩ có chuyên môn khám bệnh và gia giảm các bài thuốc cho phù hợp với cơ địa.

Lưu ý trong quá trình điều trị ho tức ngực khó thở

Trong quá trình điều trị ho có đi kèm tức ngực khó thở, người bệnh cũng cần chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình để tình trạng bệnh nhanh chóng dứt điểm. Người bệnh cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Vận động nhẹ nhàng, vừa sức, không chơi các môn thể thao tốn nhiều sức
  • Nếu bất ngờ gặp tình trạng tức ngực, ho kèm theo khó thở, người bệnh cần dừng mọi hoạt động. Tìm chỗ ngồi, nằm xuống nghỉ ngơi, vuốt ve phần ngực bị đau, hít thở từ từ để ổn định cơ thể
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, giàu vitamin, khoáng chất
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng để nhanh chóng dứt bệnh
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng để nhanh chóng dứt bệnh ho tức ngực khó thở
  • Uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước ép hoa quả, nước rau củ
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
  • Đến cơ sở y tế thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ho, tức ngực và khó thở. Tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn
  • Không tự ý đổi thuốc hoặc tăng giảm liều lượng, ngừng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị 

Ho tức ngực khó thở là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Người bệnh nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây ho cũng như có cách điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng để nhanh chóng khỏi bệnh

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *