Ho gió là gì? Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Ho gió là bệnh viêm đường hô hấp dai dẳng, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này về lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân gây đau họng, khàn tiếng, buồn nôn… Việc nắm rõ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân ho gió sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa bệnh thành công.

Ho gió là gì? Có nguy hiểm không?

Ho là phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần. Mục đích của nó là loại bỏ chất nhày, dịch đờm cổ họng hay các hạt từ môi trường bên ngoài bám vào đường hô hấp.

Ho gió là tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày (thường từ 1 – 3 tuần), không kèm theo đờm, dịch nhầy. Loại ho này thường xuất hiện phổ biến khi giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc khi người bệnh bị dị ứng, cảm cúm.

Ho gió là tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày (thường từ 1 – 3 tuần)
Ho gió là tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày (thường từ 1 – 3 tuần)

Vậy ho gió có nguy hiểm không? – Theo các chuyên gia tai mũi họng, ho gió ít nguy hiểm và có thể điều trị bằng các loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc không có biện pháp điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng ho gió như:

  • Cơ thể mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng
  • Đau ngực, tức ngực, đau cơ
  • Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu thường xuyên
  • Gãy xương sườn
  • Đau họng, khàn tiếng
  • Viêm thanh quản, viêm tai, thậm chí ung thư vòm họng

Nguyên nhân, triệu chứng ho gió

Có nhiều nguyên nhân ho, phải kể tới như:

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.
  • Ô nhiễm không khí: Khói, bụi, nấm mốc trong không khí khi gặp điều kiện thuận lợi (nắng mưa thất thường, giao mùa) sẽ khiến người bệnh bị ho.
  • Do mắc các bệnh lý về đường hô hấp: Người bị viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng, hen suyễn… thường có biểu hiện ho gió kéo dài và dễ tái phát.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, từ đó gây viêm. Khí quản bị tổn thường lâu ngày dẫn tới ho.
  • Mắc bệnh ho gà: Ho gà chủ yếu do nhiễm khuẩn Bordetella pertussis. Khi vào đường hô hấp, loại vi khuẩn này sẽ sinh sôi và phát triển ở khí quản, thanh quản tiết ra độc tố gây tổn thương vòm họng.
  • Do thực phẩm: Một số đối tượng bị kích ứng với hải sản (tôm, cua, cá), trứng, sữa và chế phẩm từ sữa… khi sử dụng vòm họng bị kích ứng, gây phản ứng bị ho.
  • Do thời tiết, khí hậu thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, nhất là thời điểm giao mùa khiến chúng ta dễ bị ho.
  • Bị trào ngược dạ dày: Axit từ đường ruột trào ngược lên thực quản sẽ gây kích thích vòm họng, từ đó dẫn tới ho gió.
Ho gió do bị trào ngược dạ dày
Ho gió do bị trào ngược dạ dày

Dấu hiệu ho gió dễ dàng nhận biết. Cụ thể như sau:

  • Ho không kèm theo đờm
  • Đau, ngứa rát cổ họng
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Kém ăn, sút cân
  • Mất tập trung vào công việc

Khi nào nên di khám khi bị ho gió?

Ho gió dù ít gây nguy hiểm, nhưng nếu ho kèm các biểu hiện dưới đây, người bệnh chớ nên chủ quan. Hãy chủ động đi khám để được tư vấn cách chữa phù hợp:

  • Ho gió kéo dài từ 4 – 8 tuần
  • Đau tức ngực khi thở
  • Khó thở, khản giọng
  • Mất ngủ, ho ra máu
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng

Cách điều trị ho gió hiện nay

Nếu sớm phát hiện triệu chứng và xử lý đúng cách, ho gió hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ cung cấp phác đồ chữa ho dành cho bạn.

Hiện nay, bệnh nhân có thể điều trị ho gió bằng cách sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y hay mẹo chữa dân gian tại nhà.

Mẹo dân gian chữa ho gió

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự áp dụng một số mẹo dân gian trị ho tại nhà từ nghệ, gừng, rau diếp cá, mật ong…

Chữa ho gió bằng quất chưng đường phèn

Nguyên liệu: Quất, đường phèn, mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quất, để ráo nước, cắt lát mỏng và giữ lại hạt
  • Ngâm quất, mật ong, đường phèn khoảng 30 phút
  • Bắc lên bếp, đun lửa nhỏ, khuấy đều đến khi hỗn hợp keo lại
  • Bảo quản lọ thủy tinh, để tủ lạnh và dùng dần
  • Trẻ nhỏ: 3 – 4 lần/ngày, 50ml/ngày bằng cách hòa với nước ấm.
  • Người lớn: 3 – 4 lần/ngày, 70ml/lần có thể uống trực tiếp hoặc hòa với nước ấm.

Lưu ý: Bài thuốc này không dành cho người bị đầy hơi, khó tiêu hay đau dạ dày.

Chữa ho gió bằng quất chưng đường phèn hiệu quả lành tính
Chữa ho gió bằng quất chưng đường phèn hiệu quả lành tính

Dùng mật ong, tỏi chữa ho gió

Nguyên liệu: 1 – 2 củ tỏi tươi, 100g mật ong

Cách thực hiện:

  • Tỏi tách lấy tép, đạp dập
  • Trộn tỏi với mật ong theo tỉ lệ 1:2
  • Chưng cách thủy hỗn hợp khoảng 15 – 20 phút với lửa nhỏ
  • Chắt lấy nước cốt, uống dần trong ngày
  • Mỗi làn uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê

Cắt cơn ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Nguyên liệu: 1 bó diếp cá, 200ml nước vo gạo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, xay nhuyễn rau diếp cá
  • Trộn rau diếp cá với nước vo gạo
  • Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ trong 30 phút.
  • Uống 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong 7 ngày để thấy hiệu quả.

Đánh giá:

  • Ưu điểm: Nguyên liệu dễ kiếm, thực hiện đơn giản, lành tính và an toàn với sinh lý cơ thể người.
  • Nhược điểm: Chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không chữa khỏi bệnh tận gốc.

Thuốc Tây trị ho gió

Các loại thuốc trị ho phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, Codein, Pholcodine… giúp giảm ho tạm thời, không có tác dụng giảm đau. Loại thuốc này không sử dụng cho trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.
  • Thuốc tê: Lidocain, Benzonatate, Menthol… dùng ở dạng hít hoặc ngậm để gây tê các nơ-ron thần kinh gây ho. Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
  • Thuốc kháng histamin: Alimemazin, Chlopheniramin… nhằm làm dịu cổ họng, giảm cơn ho và sưng tấy vòm họng. Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, người lái xe, vận hành máy móc không nên sử dụng.
Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng
Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng

Đánh giá:

  • Ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành tốt, giúp giảm nhanh triệu chứng ho gió.
  • Nhược điểm: Thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, có thể gây suy gan, thận, loét dạ dày.

Chữa ho gió bằng Đông y

Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, ho gió (hay còn gọi là khái khẩu) là tình trạng ho không đờm do chức năng của tạng phế suy yếu (nội thương) và do cơ thể nhiễm lạnh (ngoại cảm).

Việc uống kháng sinh, kháng histamin như tây y chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh. Sử dụng thuốc Tây lâu ngày có nguy cơ dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, gây phản tác dụng.

Vì thế, thay vì sử dụng kháng sinh từ hóa chất, YHCT ưu tiên sử dụng các loại kháng sinh thực vật từ cát cánh, bán hạ, bách bộ, hạnh nhân, bạch giới tử…

  • Cát cánh: Chữa ho, sưng đau hong, phế có mủ.
  • Bán hạ: Giảm ho, hajnc hế tình trạng buồn nôn.
  • Bách bộ: Chữa ho lâu ngày, ho gà, lao hạch.
  • Bạch giới tử: Chữa ho do lạnh, đau khớp.
  • Hạnh nhân: Chữa ho do lạnh, thông phế, bổ phổi.

Đánh giá:

  • Ưu điểm: Trị tận gốc nguyên nhân gây ho gió, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
  • Nhược điểm: Thời gian phát huy tác dụng thuốc từ 1 – 3 tháng, thậm chí là 6 tháng. Người bệnh cần kiên trì sử dụng.

Cách phòng ngừa bệnh ho gió

Ho gió là căn bệnh phổ biến, dễ mắc khi thay đổi thời tiết. Vì thế, chúng ta cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng một số cách dưới đây:

  • Luôn giữ ấm cơ thể, mặc đủ ấm hoặc quằng khăn để bảo vệ cổ
  • Không uống nước lạnh, nên uống nước ấm, trà
  • Tắm bằng nước ấm, tránh để gió lùa khi tắm
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
  • Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, viêm họng, cảm cúm
  • Hạn chế ăn món chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
  • Ăn nhiều rau củ quả, uống đủ 2 lít nước/ngày
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
Không uống rượu bia khi bị bệnh
Không uống rượu bia khi bị bệnh

Thông tin về ho gió đã được Vhea chia sẻ đầy đủ và chính xác tới quý bạn đọc. Lưu ý, mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bị ho gió không nên tự ý vận dụng các cách chữa trên khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu ho gió, hãy tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *