Bị Ho Có Ăn Măng Được Không, Tại Sao?

Bị ho có ăn măng được không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Bởi, măng là thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon miệng và hấp dẫn.  Đồng thời, măng giàu chất xơ, vitamin giúp tăng sức đề kháng giảm cân, chống ung thư, tốt cho tim mạch… Thông tin trong bài viết dưới đây giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên và lựa chọn được món ăn phù hợp khi bị ho. 

Bị ho có ăn măng được không?
Bị ho có ăn măng được không?

Bị ho có ăn măng được không?

Trong Đông y măng tre có vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hóa đàm khí. Do đó măng không chỉ mang đến những món ăn ngon miệng còn được dùng thuốc chữa bệnh. Măng với những tác dụng ít ai biết được như:

  • Chống viêm: Măng tác dụng giảm đau, chống viêm cũng như chữa lành vết loét. 
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp: Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn măng giúp điều trị bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, viêm phế quản, hen suyễn,…
  • Kháng khuẩn: Trong măng tre có thành phần kháng khuẩn, chống virus. Do đó ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn virus gây nên. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Măng nhiều vitamin và khoáng chất A, B, C giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Giảm cân: Măng giàu chất xơ, lượng đường và calo không đáng kể nên giúp bạn giảm cân hiệu quả. 
  • Tốt cho tim: Trong măng chứa thành phần dinh dưỡng kali, Selen… có lợi cho tim. Ngoài ra, măng giàu chất xơ giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Chống ung thư: Trong măng tre có chứa chất chống oxy hóa, chất phytosterol giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.
  • Ngoài ra, măng giúp kiểm soát cholesterol, chữa khó tiêu, cảm mạo, sốt… 
Tác dụng măng đối với cơ thể
Tác dụng măng đối với cơ thể

Như vậy trong măng nhiều lợi ích giúp chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể giúp điều trị triệu chứng về đường hô hấp giảm ho hiệu quả. 

Vậy bị ho có nên ăn măng không? Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị ho NÊN bổ sung măng vào chế độ ăn uống hằng ngày. 

Tuy nhiên không phải tất cả các món ăn từ măng đều tốt cho người bị ho. Bởi việc chế biến và kết hợp gia vị có thể khiến măng trở nên “độc” với người bệnh. Vì vậy, người bị ho cần chế biến măng với các món ăn phù hợp.

Các món ăn từ măng nên và không nên ăn khi bị ho

Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho người bị ho, nhưng không phải tất cả món ăn từ măng đều tốt cho người bị ho. Do đó người bệnh cần biết món ăn từ măng nên ăn và không nên ăn để tránh tình trạng ngộ độc hoặc khiến ho nặng hơn.

Gợi ý các món từ măng nên ăn khi bị ho

Các món ăn từ măng được chế biến kỹ lưỡng, thanh đạm, kết hợp với các gia vị và nguyên liệu phù hợp sẽ có lợi cho người bị ho. Một số món ăn tốt từ măng nên bổ sung thực đơn hằng ngày như: 

  • Măng tươi xào gừng: Thành phần Gingerol trong gừng giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu vùng cổ họng bị sưng. Do đó món ăn măng xào gừng giúp điều trị ho hiệu quả. Người bệnh luộc măng chín kỹ, thái miếng xào với dầu vừng và gừng thái chỉ thêm gia vị, ăn khi còn nóng. 
  • Măng luộc: Măng luộc kỹ thêm chút mật ong giúp gia tăng hương vị và điều trị ho hiệu quả. Món ăn thanh mát, ngon miệng và dễ thực hiện. 
  • Măng tươi xào bông hẹ: Trong lá hẹ chứa nhiều kháng sinh mạnh như allicin, sunfit giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại đường hô hấp. Do đó măng kết hợp với lá hẹ được nhiều người bện sử dụng khi bị ho. Chế biến măng tươi rửa sạch và luộc kỹ xào cùng thịt nạc xay, bông hẹ và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Canh măng: Người bệnh có thể chế biến canh măng hầm xương, canh măng mọc thanh mát, ngon miệng, dễ thực hiện. Canh măng dễ tiêu hóa, tăng cường dinh dưỡng, tăng đề kháng giúp việc điều trị ho đạt hiệu quả tốt hơn.
Canh măng sử dụng giúp giảm ho hiệu quả nhanh chóng
Canh măng sử dụng giúp giảm ho hiệu quả nhanh chóng
  • Súp gà măng tươi: Thịt gà là một thực phẩm chứa nhiều nhiều protein và nhất là kẽm. Kết hợp thịt gà và măng giúp tăng cường sức đề kháng và cơ thể giảm những cơn ho.

Các món từ măng không nên ăn khi bị ho

Ngoài những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều trị ho hiệu quả món ăn từ măng không nên sử dụng khi bị ho: 

  • Măng muối ớt cay và chua: Món ăn như măng muối, măng ớt, món ăn cay nóng gây kích ứng cổ họng khiến cơn ho thường xuyên liên tục. Do đó người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng khi bị ho, khiến tình trạng ho nghiêm trọng, dai dẳng lâu ngày không khỏi.
  • Măng chiên xào nhiều dầu mỡ: Những món ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ làm tăng dịch đờm, khiến ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó thực phẩm này cứng, khó nuốt ma sát thành họng, gây tổn thương, cổ họng bị sưng và đau nhức.
  • Măng nấu quá mặn: Món ăn chế biến quả mặn gây kích ứng cổ họng, khí cổ họng sưng, đau rát và người bệnh ho nhiều hơn.
Khi bị ho không nên ăn măng muối ớt chua
Khi bị ho không nên ăn măng muối ớt chua

Trong măng có hàm lượng cyanide cao, đây là chất có nhiều độc tính nên khi sử dụng cần lưu ý cách chế biến. Để không bị ngộ độc khi ăn măng, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Không uống nước măng tươi
  • Chỉ sử dụng măng khi ngả sang màu vàng ươm và có mùi chua
  • Chế biến măng thật kỹ trước khi sử dụng
  • Không ăn măng ngâm giấm khi chưa đủ thời gian
  • Khi sử dụng măng khô, bạn cần ngâm măng cùng với nước vo gạo một đêm. Sau đó rửa sạch, trần qua nước sôi và chế biến thành thức ăn.

Những ai không nên ăn măng?

Măng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe chất xơ cao tốt cho tốt cho tim mạch, giảm cân, chống ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên nếu bị ho và thuộc nhóm những đối tượng sau thì bạn không nên ăn măng.

  • Trẻ em: Trong măng chứa thành phần Axit oxalic, đây là chất ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể. Do đó để tránh không bị thiếu canxi, kẽm, chậm phát triển… trẻ em không nên sử dụng thực phẩm này
  • Phụ nữ mang thai: Trong măng chứa xyanide, chất này hấp thụ vào cơ thể dưới tác động enzym tiêu hóa, chuyển hóa thành Axit xianhidric (HCN) gây hại cho cơ thể mẹ và thai nhi.
  • Người bị đau dạ dày: Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide có trong măng chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) gây hại cho dạ dày. Do đó những người bệnh có bệnh dạ dày không nên ăn măng.
Người bị đau dạ dày không nên ăn măng
Người bị đau dạ dày không nên ăn măng
  • Bệnh thận: Axit oxalic trong măng kết hợp với canxi có thể tạo ra sỏi thận. Do đó khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thận, lâu dần biến chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, đái tháo đường.
  • Bệnh Gout: Măng thúc đẩy tốc độ tổng hợp axit uric trong máu, khiến bệnh gout trầm trọng hơn. Do đó người bệnh bị gout không sử dụng măng.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc aspirin: Khi đang sử dụng thuốc aspirin kết hợp với ăn măng có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đường tiêu hóa bị kích ứng.
  • Người vừa bị gãy xương: Axit oxalic trong măng ảnh hưởng đến hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể. Do đó để vết thương mau lành bạn không nên sử dụng măng trong thực đơn hằng ngày.

Như vậy trong măng có thành giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, thực phẩm cần bổ sung khi bị ho. Bên cạnh đó trong măng có nhiều độc tố, người bệnh cần lưu và sử dụng đúng cách để giảm ho hiệu quả, an toàn. 

Thông tin hữu ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *