9 cách trị ho lâu ngày nhanh khỏi, không cần thuốc

Ho lâu ngày khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây với 9 cách trị ho lâu ngày hiệu quả, ít tác dụng phụ và không quá tốn kém.

Mặc dù là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm bài tiết, loại bỏ những chất gây kích ứng trong đường hô hấp, nhưng ho lâu ngày không khỏi cũng có thể cảnh báo các căn bệnh từ nhẹ tới nguy hiểm.

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi có thể được cải thiện nhờ các cách trị ho lâu ngày tự nhiên
Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi có thể được cải thiện nhờ các cách trị ho lâu ngày tự nhiên

Có một số nguyên nhân thường gặp gây ho lâu ngày, bao gồm:

  • Viêm thanh quản
  • Viêm họng
  • Viêm phế quản
  • Hen phế quản (hen suyễn)
  • Viêm phổi
  • Ho gà (ít gặp)
  • Trào ngược axit

9 cách trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả nhất

Ho để lâu mà không điều trị có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một trong nhiều cách trị ho lâu ngày cực kỳ hiệu quả dưới đây:

1. Mật ong

Từ hàng nghìn năm trước, con người đã biết dùng mật ong để xử lý các bệnh đường hô hấp.

Các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh mật ong giúp kiểm soát nhiễm trùng và viêm ở những bệnh nhân bị viêm họng. Giới nghiên cứu Iran cũng khẳng định trẻ uống mật ong trước khi ngủ có thể giảm ho đêm do viêm họng, cảm lạnh hoặc viêm thanh quản. Mật ong thậm chí còn có tác dụng cao hơn so với thuốc trị ho Dextromethorphan và Diphenhydramine.

Mật ong xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc trị ho. Có thể kể tới 2 bài thuốc đơn giản nhất được nhiều người tin dùng:

  • Nước mật ong ấm: Cho 2 thìa cà phê mật ong vào cốc nước ấm (hoặc nước trà thảo dược), trộn đều và uống vào buổi sáng. Có thể thêm nước cốt chanh nếu bạn thích.
  • Mật ong và quất xanh: Rửa sạch 2 quả quất xanh và cánh của 1 bông hồng bạch. Bổ đôi quả quất. Cho tất cả nguyên liệu vào bát, rót thêm mật ong và hấp cách thủy trong 5 – 10 phút. Ăn hỗn hợp mật ong và quất xanh nhiều lần trong ngày.

Không cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng ăn mật ong. Bệnh nhân mắc đái tháo đường, bị tụt huyết áp, xơ gan… cũng nên tránh dùng mật ong.

2. Trị ho lâu ngày bằng gừng

Gừng chứa hoạt chất gingerol có khả năng ức chế các vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.

Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tế bào Hô hấp và Sinh học Phân tử Hoa Kỳ cho hay các hợp chất chống viêm trong gừng có thể giúp thư giãn niêm mạc trong đường thở, từ đó giảm ho.

Theo Đông y, gừng có tính ôn ấm, vị cay, bổ phế, tiêu đờm, tán hàn và giảm ho, đẩy chất nhày trong họng.

Có nhiều cách trị ho lâu ngày bằng gừng mang lại hiệu quả cao, bao gồm:

  • Trà gừng: Cạo vỏ và cắt lắt một nhánh gừng tươi rồi hãm trong nước nóng vài phút. Có thể thêm mật ong và nước cốt chanh để tăng hương vị và làm dịu cơn ho.
  • Gừng và mật ong: Nướng 1 củ gừng nhỏ, để nguội rồi bóc vỏ, giã nhuyễn. Cho gừng vào hũ thủy tinh, rót mật ong vào và ngâm vài tiếng đồng hồ. Khi dùng, chỉ cần xúc 1 thìa cà phê mật ong ngâm gừng và pha với nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần.

Trong một số trường hợp, gừng có thể gây khó chịu cho dạ dày hoặc gây ợ nóng.

3. Tỏi

Trong tỏi có hợp chất alliin. Khi nghiền nát hoặc nhai tỏi, alliin biến thành allicin. Hợp chất này đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập.

Một nghiên cứu từ Đại học Florida (Mỹ) cũng cho thấy những người ăn 2,56gr chiết xuất tỏi mỗi ngày có thời gian bị cảm lạnh trung bình ngắn hơn 61% đối với những người chỉ dùng giả dược. Các triệu chứng viêm họng, đau họng, ho do cảm lạnh cũng ít nghiêm trọng hơn.

Ngoài ăn tỏi sống hoặc dùng tỏi trong các công thức nấu ăn, bạn có thể sử dụng tỏi để trị ho theo cách sau:

  • Tỏi và mật ong: Bóc vỏ 2 – 3 tép tỏi, đập dập rồi cho vào bát. Rót 2 – 4 thìa cà phê mật ong vào bát. Hấp cách thủy trong 20 phút. Uống và ăn hết hỗn hợp này, ngày 3 lần, trong 10 – 15 ngày.
  • Trà tỏi và cam thảo: Bóc vỏ và băm nhuyễn vào tép tỏi tươi. Cho tỏi và 1 thìa cà phê bột cam thảo vào nồi nước, đun trên lửa nhỏ cho tới sôi. Để hỗn hợp nguội bớt rồi chắt lấy nước, rót ra cốc, thêm mật ong trước khi uống. Uống 1 lần/ngày.

Không nên ăn quá nhiều tỏi sống, tỏi tươi mỗi ngày. Một người trưởng thành khỏe mạnh không nên ăn nhiều hơn 4 tép tỏi mỗi ngày, tương đương với 4gr.

4. Chanh

Với hàm lượng vitamin C cao, uống nước chanh có thể giúp giảm thời gian cảm lạnh và viêm họng. Tuy vậy, để giảm bị ho, nên kết hợp chanh với những nguyên liệu khác, như gừng hay mật ong.

Chanh là cách trị ho lâu ngày dễ dàng thực hiện
Chanh là cách trị ho lâu ngày dễ dàng thực hiện

Bạn có thể sử dụng chanh để trị ho theo 2 cách sau:

  • Nước chanh mật ong: Vắt lấy nước cốt của 1 quả chanh ta hoặc 1/2 quả chanh vàng rồi cho vào cốc nước ấm, khuấy đều. Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong và vài nhánh bạc hà tươi (nếu thích) để tăng hương vị. Uống 1 cốc vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn sáng.
  • Chanh đào ngâm mật ong: Cắt lát chanh đào rồi ngâm với mật ong và đường phèn trong lọ thủy tinh. Dùng vỉ nan nén chanh xuống, đậy kín, ngâm trong 3 tháng. Khi dùng, lấy 1 – 2 thìa cà phê nước cốt, hâm nóng rồi uống, ngày 3 – 4 lần.

Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày, nên hạn chế dùng đồ uống có chanh.

5. Thực phẩm

Bên cạnh mật ong, tỏi, chanh và gừng, một số loại thực phẩm và gia vị thường dùng cũng có thể hỗ trợ trị ho hiệu quả.

Theo Giáo sư Alyn Morice, một chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp, ăn chocolate có thể giúp giảm ho hiệu quả. Cacao trong chocolate có chứa theobromine giúp giảm ho mãn tính rất tốt.

Năm 2016, một nghiên cứu từ Đại học Y Basrah (Iraq) đã chứng minh quả mọng, ổi và lựu có thể giúp giảm các triệu chứng của cúm và cảm lạnh, bao gồm cả đờm và ho.

Người châu Á thường ăn củ cải trắng và lê để thanh nhiệt cơ thể, làm mát họng và giúp cải thiện triệu chứng ho.

6. Thảo dược trị ho lâu ngày

Trước khi khám phá ra thuốc Tây, nhân loại đã biết sử dụng các thảo dược tự nhiên để trị ho

Các nước Âu Mỹ, Tây Á và Bắc Phi thường áp dùng cây thục quỳ để trị ho, viêm họng. Thảo dược này thường được bán dưới dạng sấy khô hoặc trà túi lọc giúp giảm kích dứng ho do đờm tích tụ nhiều trong cổ họng.

Ngoài ra, lá cây thường xuân là cái tên nổi bật trong nhóm các thảo dược trị ho. Nó có chứa hederasaponin C, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành α-hederin giúp long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm), giảm co thắt phế quản nên làm dịu cơn ho. Ngoài ra, lá cây thường xuân còn có khả năng kháng khuẩn, kháng khuẩn virus và chống viêm.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y Basrah cũng chứng minh nhâm sâm, cúc dại echinacea và cam thảo có khả năng giảm các triệu chứng của cúm và cảm lạnh, bao gồm cả ho.

Thảo dược có thể tiềm ẩn một số nguy cơ cho sức khỏe khi dùng quá liều hoặc tương tác với thuốc trị bệnh. Bởi vậy, nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược trị ho nào.

7. Liệu pháp hương thơm

Cách trị ho lâu ngày với liệu pháp hương thơm hay tinh dầu đã được biết đến từ lâu. Khoa học hiện đại đã chứng minh một số loại tinh dầu có thể hoạt động như các chất kháng khuẩn hoặc kháng virus. Tinh dầu có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và loại bỏ chất nhầy trong đường thở.

Các tinh dầu có thể giúp giảm ho hiệu quả bao gồm:

  • Tình dầu khuynh diệp: Chứa eucalyptol hoặc cineole giúp giảm viêm, giảm đau, dịu cơn ho.
  • Tinh dầu hương thảo: Chứa hợp chất cineole làm loãng chất nhầy và giảm viêm.
  • Tinh dầu bạc hà: Giúp thư giãn cơ phế quản, giúp người bị ho dễ thở hơn.
  • Tinh dầu nhục đậu khấu, tinh dầu cây bách, tinh dầu cam bergamot: Chứa camphene có tác dụng làm mát, chống oxy hóa và loại bỏ mầm bệnh.
  • Tinh dầu phong lữ: Chiết xuất Pelargonium sidoides từ cây phong lữ có thể bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
  • Tinh dầu quế: Chống lại các hại khuẩn gây ra các vấn đề về hô hấp.
  • Tinh dầu tràm trà: Ức chế sự phát triển của hại khuẩn gây viêm xoang và các vấn đề về hô hấp.
  • Tinh dầu kinh giới Địa Trung Hải: Chứa hợp chất carvacrol chống vi khuẩn và virus có thể gây ho.

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng tinh dầu trị ho. Ở dạng nguyên chất, tinh dầu có hoạt động rất mạnh và cần pha loãng trước khi sử dụng. Không nên thoa tinh dầu nguyên chất chưa pha trực tiếp lên da. Nên trộn chúng trong dầu nền (dầu dừa, dầu jojoba, dầu olive) rồi mới bôi lên da.

Các phương pháp khác bao gồm:

  • Bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng để xông hơi.
  • Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, máy tạo độ ẩm hoặc đèn đốt tinh dầu.
  • Cho vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bạn.
  • Hít mùi hương tinh dầu trực tiếp từ lọ đựng.

Tinh dầu có thể gây dị ứng. Nên kiểm tra bản thân có bị dị ứng với tinh dầu nào đó không trước khi sử dụng.

Tham vấn bác sĩ trước áp dụng cách trị ho lâu ngày bằng tinh dầu, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người bị bệnh mãn tính…

8. Các chất bổ sung/thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh hiện đang là xu thế toàn cầu. Đối với ho lâu ngày, những sản phẩm đặc biệt này có thể giúp ích rất nhiều.

N-acetyl-L-cysteine (NAC)

NAC là một loại thực phẩm chức năng bổ sung axit amin L-cysteine. Bổ sung 600mg NAC mỗi ngày có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho có đờm. Nó giúp giảm chất nhầy hoặc đờm trong đường thở.

Một phân tích tổng hợp dựa trên 13 nghiên cứu cho thấy NAC có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng ở những người bị viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm đường hô hấp kéo dài gây ra tình trạng tích tụ chất nhầy, ho và các triệu chứng khác.

Nếu bị tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân có thể cần bổ sung tới 1.200mg NAC mỗi ngày.

Tuy vậy, tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung NAC có thể bao gồm nổi mề đay, sốt và khó thở.

Lợi khuẩn probiotic

Lợi khuẩn probiotic không trực tiếp làm giảm ho, nhưng chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Một hệ thống miễn dịch vượt trội có thể giúp chống lại các nguyên nhân gây ho thường gặp, như nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Một số thực phẩm giàu lợi khuẩn: Soup miso, sữa chua tự nhiên, kim chi, dưa muối...
Một số thực phẩm giàu lợi khuẩn: Soup miso, sữa chua tự nhiên, kim chi, dưa muối…

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí KJFM (Hàn Quốc), lợi khuẩn Lactobacillus có thể mang lại một số lợi ích trong ngăn ngừa cảm lạnh.

Lactobacillus có trong nhiều sản phẩm bổ sung bán sẵn tại các gian hàng y tế và cửa hàng thuốc.

Tuy nhiên, số lượng và sự đa dạng của các lợi khuẩn có trong thực phẩm có thể khác nhau rất nhiều. Bởi vậy, bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm chức năng được đánh giá là có hiệu quả cao.

Bromelain

Đây là một loại enzyme có được từ cây dứa. Nó có nhiều nhất trong lõi của quả dứa.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bromelain có đặc tính chống viêm và tiêu đờm.

Một số người cho rằng uống nước ép dứa hàng ngày có thể là cách trị ho lâu ngày công hiệu. Tuy nhiên, nước ép dứa thông thường có thể không có đủ lượng bromelain cần thiết để giảm đờm và ức chế ho.

Dùng thực phẩm chức năng bổ sung bromelain có thể mang lại hiệu quả giảm ho cao hơn.

Nếu dị ứng với dứa, bạn cũng có thể bị dị ứng với bromelain. Nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu và kháng sinh đặc hiệu. Những người này nên tránh bổ sung bromelain hoặc các món ăn có dứa.

Nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất cứ thực phẩm chức năng nào.

9. Đông y (bấm huyệt, bài thuốc)

Đông y có những bài thuốc hay giúp điều trị ho lâu ngày không khỏi tùy theo nguyên nhân.

  • Ho do cảm phong hàn (ho, đờm, ngứa cổ, đờm loãng dễ khạc, đau mình mẩy, sốt, sợ gió sợ lạnh, chảy nước mũi, khàn tiếng): 10gr phòng phong, 16gr kinh giới, 16gr xương bồ, 10gr bạch linh, 12gr trần bì, 10gr bán hạ, 8gr sinh khương, 16gr tang bạch bì, 8gr quế nhục, 10gr thiên niên kiện, 16gr cam thảo đất. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống khi còn nóng).
  • Ho do cảm phong nhiệt (người nóng, khát nước, hơi thở nóng, đờm vàng dính, nhiều đờm, rêu lưỡi vàng, phân táo, nước tiểu đỏ): 16gr mạch môn, 16gr thiên môn, 18gr lá đinh lăng, 18gr lá xương sông, 20gr rau má, 20gr cỏ mực, 12gr chi tử, 20gr lá mã đề, 16gr tang bạch bì, 12gr cam thảo, 10gr ngũ vị. Sắc uống 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày.
  • Ho do hỏa uất (họng khô miệng háo, ngũ tâm phiền nhiệt, ngực sườn đầy tức, khó ngủ trằn trọc): 20gr rau má, 20gr lá xương sông, 20gr lá đinh lăng, 20gr lá dâu, 20gr cỏ mực, 20gr lá vông, 20gr lá mã đề, 16gr râu ngô, 20gr cát căn, 16gr cát cánh, 20gr cam thảo đất, 10gr ngân hoa, 10gr liên kiều. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Ho do tỳ hư đàm thấp (ho kéo dài, nhiều đờm, da xanh môi nhợt, khó thở, lạnh bụng, lạnh tay chân, thường gặp ở người cao tuổi): 16gr cát cánh, 16gr tía tô, 12gr trần bì, 10gr bán hạ, 10gr hậu phác, 16gr bạch truật, 16gr ngũ vị, 6gr quế, 10gr thiên niên kiện, 8gr sinh khương, 12gr cam thảo, 10gr bạch linh, 12gr mơ muối. Sắc uống ngày 1 thang.

Bấm hoặc day huyệt Dũng tuyền cũng là cách chữa ho lâu ngày hiệu quả.

Xác định huyệt Dũng tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại. Chỗ hõm xuất hiện ở 1/3 trước gan bàn chân là vị trí của huyệt Dũng tuyền
Xác định huyệt Dũng tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại. Chỗ hõm xuất hiện ở 1/3 trước gan bàn chân là vị trí của huyệt Dũng tuyền

Người bệnh có thể thự hiện theo chỉ dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị: Tinh dầu khuynh diệp hoặc tràm trà (nên pha loãng với nước hoặc dầu nền).
  • Cách day: Chà xát 2 bàn lòng tay vào nhau cho đến khi nóng lên. Cho tinh dầu đã pha vào lòng bàn chân. Day nhẹ huyệt Dũng tuyền bằng ngón trỏ trong khoảng 2 phút. Đi tất vào. Bấm huyệt trong vòng 3 – 5 ngày.

Trị bệnh theo Đông y tuy ít khi gây ra tác dụng phụ, nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Bởi vậy, nên thăm khám tại các cơ sở, phòng khám Đông y uy tín.

Những lưu ý “vàng” giúp trị ho lâu ngày hiệu quả

Để những cách trị ho lâu ngày nêu trên phát huy tác dụng, người bệnh nên thực hiện một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt như sau:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng/xà bông và nước ấm.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cúm hoặc ho.
  • Che miệng và rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi.
  • Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giảm căng thẳng. Vì căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu tới hệ thống miễn dịch và khiến bạn ho nhiều hơn.
  • Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng, như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, nấm mốc…
  • Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.

Nên đi khám ngay nếu ho lâu ngày kèm với các triệu chứng sau:

  • Đờm màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi
  • Ớn lạnh
  • Mất nước
  • Sốt trên 38,8°C
  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • Yếu ớt
  • Ho ra máu
  • Khó thở

Nếu những cách trị ho lâu ngày không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn, hãy khám chuyên khoa để có hướng điều trị khác phù hợp hơn.

Thông tin hay cho bạn:

5/5 - (3 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *