Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Ho liên tục không dứt phải làm sao?

Các cơn ho liên tục không dứt khiến người bệnh khó chịu, ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. Vậy, tình trạng này xảy ra do nguyên nhân gì và phải làm sao để điều trị? Để có thêm thông tin và cách khắc phục tình trạng này cùng theo dõi bài viết sau đây.

Ho liên tục không dứt nguyên nhân do đâu?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi niêm mạc họng bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh hoặc dị vật từ bên ngoài. Hiện tượng ho có mục đích đưa các tác nhân gây kích ứng ấy ra ngoài, triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột hoặc ho liên tục không dứt. Ho liên tục lâu ngày sẽ gây khó chịu cho người bệnh, khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ho kéo dài gây hao tổn sức khỏe.

Ngoài ra, ho còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đường hô hấp và một số tình trạng sau:

  • Do dị ứng: Khi cơ thể gặp các tác nhân dị ứng (như hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi) sẽ sản sinh ra các histamin và có triệu chứng ho, hắt xì hơi với mục đích tống các tác nhân này ra khỏi đường hô hấp. Để chấm dứt cơn ho cần loại bỏ ngay các tác nhân gây kích ứng dị ứng.
Dị ứng là nguyên nhân gây ho liên tục không dứt
Dị ứng là nguyên nhân gây ho liên tục không dứt
  • Do cảm lạnh, cảm cúm: Thời tiết thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Một số biểu hiện của bệnh là hắt hơi, chảy nước mũi, ho liên tục không dứt,… Nặng hơn có thể bị khó thở, sốt cao, cơ thể mỏi mệt
  • Do hội chứng chảy dịch mũi sau: Tình trạng này xảy ra là do người bệnh bị tích tụ một lượng lớn chất nhầy ở vùng xoang, lâu ngày sẽ chảy ngược ra thành sau họng. Bệnh gây triệu chứng ngứa họng, ho, càng ho càng khó chịu, ho ra đờm có màu xanh hoặc ngả vàng
  • Viêm amidan/ Viêm họng: Đây là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến. Các tác nhân virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, khiến niêm mạc họng bị phù nề. Các biểu hiện đặc trưng như ho, hắt hơi, đau họng, cơn đau tăng khi ăn và nói chuyện, khàn tiếng, có sốt,…
  • Viêm phế quản – phổi: Khi tác nhân gây kích ứng xâm nhập sâu xuống đường hô hấp dưới sẽ gây tổn thương phế quản, phổi. Đây là tình trạng bệnh nặng với biểu hiện đau họng, ho liên tục không dứt, khó thở, đặc biệt khi nằm, nghe tiếng thở rít. Bệnh có thể để lại biến chứng nếu không được điều trị kịp thời
  • Hen suyễn: Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính, không thể chữa khỏi mà chỉ có thể kiểm soát bằng thuốc. Người bệnh bị hen suyễn thường rất nhạy cảm với các tác nhân gây kích ứng. Khi gặp chúng, người bệnh có biểu hiện khó thở, muốn ho, gắng sức ho để đẩy tác nhân kích ứng ra ngoài. Nếu không được dùng thuốc kịp thời để cắt cơn hen có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Bệnh ho gà: Đây là bệnh lý hiếm gặp những tương đối nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể lây lan và để lại nhiều di chứng. Biển hiện của bệnh là ho liên tục từng cơn không dứt, ho càng lúc càng nhanh, có những lúc hít vào nghe như tiếng gà gáy.
  • Trào ngược dạ dày: Lượng acid trong dạ dày dư thừa, đẩy ngược lên vùng thực quản, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công, gây bệnh. Nếu người bệnh có tình trạng viêm loét hầu họng từ trước rất có thể khiến vết loét nặng hơn. Người bệnh thường xuyên bị ho, buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng, chán ăn,…
  • Do vướng dị vật: Trường hợp người bệnh bị mắc dị vật ở cổ họng, khiến đường thở bị bít tắc, sẽ xuất hiện tình trạng ho liên tục để đẩy dị vật ra. Nếu không được xử lý kịp thời, rất có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong do bít tắc đường thở.
  •  Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra biểu hiện ho không ngừng như bệnh lý tim bẩm sinh (đặc biệt ở trẻ nhỏ); hút thuốc lá một cách thụ động; sinh sống lâu trong môi trường ô nhiễm,…

Triệu chứng đi kèm ho liên tục không dứt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho liên tục không dứt mà có những biểu hiện đặc trưng khác đi kèm. Một số triệu chứng thường thấy cụ thể như sau:

  • Ho, đau họng, cơn đau có thể tăng khi ho và khi nuốt, đau tức vùng ngực, lan ra sau lưng (cần lưu ý nếu có triệu chứng đau ngực)
Tùy nguyên nhân mà ho liên tục không dứt có thể đi kèm nhiều biểu hiện khác
Tùy nguyên nhân mà ho liên tục không dứt có thể đi kèm nhiều biểu hiện khác
  • Có thể có sốt (sốt nhẹ hoặc cao), cơ thể mệt mỏi, đau nhức chân tay
  • Ngứa họng, khạc đờm (cần lưu ý nếu đờm có màu vàng hoặc xanh) 
  • Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Khó thở, đặc biệt khi nằm, thở rít, thở nông (các bệnh lý liên quan phế quản – phổi)
  • Buồn nôn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua (các bệnh lý liên quan đến dạ dày)

Mỗi bệnh lý cụ thể sẽ có những triệu chứng riêng đi kèm với biểu hiện ho liên tục. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị mang lại hiệu quả cao nhất. 

Bị ho liên tục không dứt có nguy hiểm không?

Tình trạng ho liên tục không dứt có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới người bệnh? Khi bệnh nhân ho liên tục, ho không ngừng sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng, người bệnh chán ăn, mệt mỏi, ngủ không ngon do những cơn ho kéo dài. Lâu ngày, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể nếu không điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, việc ho liên tục kéo dài khiến người bệnh có thể gặp một số biến chứng như viêm amidan, khàn tiếng, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng,…Nguy hiểm hơn đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Đây được coi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy chủ động khám và điều trị dứt điểm bệnh sớm..

Cách điều trị ho liên tục không dứt

Có nhiều cách điều trị tình trạng ho liên tục không dứt. Tùy nguyên nhân gây ho mà có phương pháp điều trị thích hợp, nhanh chóng chữa dứt điểm, cải thiện triệu chứng. Cụ thể là:

Ho liên tục không dứt uống thuốc gì?

Điều trị ho bằng thuốc thường có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng. Có nhiều loại thuốc được sử dụng, tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ khám và kê đơn dùng thuốc phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao. Một số nhóm thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Kê trong trường hợp người bệnh bị ho do nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn). Các thuốc như: Penicillin; Amoxicillin; Erythromycin (trong trường hợp dị ứng với Penicillin)
  • Thuốc giảm ho: Giúp cải thiện triệu chứng ho liên tục gây đau họng, ngứa rát họng. Một số thuốc hay sử dụng như: Dextromethorphan; Terpin Codein;…
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tình trạng ho nhanh chóng thuyên giảm
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tình trạng ho nhanh chóng thuyên giảm
  • Thuốc long đờm: Kê trong trường hợp người bệnh ho liên tục kèm xuất tiết nhiều đờm, đờm có mùi hôi. Một số nhóm thuốc như: Acetylcystein; Bromhexin;…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Kê khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C kèm theo nhức mỏi người. Một số thuốc như: Ibuprofen; Paracetamol;…
  • Thuốc chống viêm corticoid: Giúp bệnh nhân giảm tình trạng sưng đau do viêm nhiễm, làm lành các ổ viêm, tái tạo lớp niêm mạc mới
  • Nước muối sinh lý: Rửa mũi họng hàng ngày cải thiện triệu chứng ho, giảm ngứa cổ và hỗ trợ điều trị hiệu quả
  • Thuốc bổ, vitamin: Bổ sung sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể

Điều trị tại nhà với mẹo dân gian

Với những chứng ho thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc mẹo dân gian tại nhà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính và an toàn. Một số mẹo có thể tham khảo như:

  • Mật ong: Người bệnh ngậm trực tiếp 1-2 thìa mật ong trong cổ họng rồi nuốt xuống. Có thể pha với nước ấm uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng tốt cho cả họng và hệ tiêu hóa
Sử dụng bài thuốc mẹo từ mật ong để trị ho liên tục không dứt
Sử dụng bài thuốc mẹo từ mật ong để trị ho liên tục không dứt
  • Tỏi: Có thể ngâm với mật ong để sử dụng lâu dài, mỗi lần sử dụng 1-2 thìa nước cốt mật ong – tỏi, ngậm trong cổ họng rồi từ từ nuốt xuống
  • Gừng: Thái lát gừng, đun sôi với nước, thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều. Kiên trì uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng đau họng, ho, ngứa rát cổ họng
  • Chanh tươi: Người bệnh sử dụng chanh tươi, đặt lên trên vài hạt muối trắng, ngậm trong cổ họng một lúc giúp cải thiện các triệu chứng ho rất tốt.
  • Lá hẹ: Người bệnh chưng cách thủy lá hẹ với một ít mật ong/đường phèn trong khoảng 20 phút. Chia phần nước thành 3 lần sử dụng trong ngày.

Trong quá trình thực hiện các mẹo trên, nếu người bệnh thấy có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh diễn tiến nặng hơn, cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, các bài thuốc có chứa mật ong không nên sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc. 

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Phương pháp Đông y cũng được nhiều người lựa chọn để trị chứng ho liên tục không dứt vì sự lành tính, an toàn khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của Đông y còn tùy thuộc cơ địa mỗi người cũng như sự tương thích với bài thuốc. Người bệnh nên đến các trung tâm Đông y đảm bảo uy tín để khám và gia giảm các phương thuốc cho phù hợp với cơ địa của mình nhất. 

Sử dụng phương pháp Đông y để chữa bệnh ho liên tục không dứt
Sử dụng phương pháp Đông y để chữa bệnh ho liên tục không dứt
Sử dụng phương pháp Đông y để chữa bệnh ho liên tục không dứt
Sử dụng phương pháp Đông y để chữa bệnh ho liên tục không dứt

Một số bài thuốc Đông y chữa ho nên tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Quả la hán; Lá tỳ bà; Na sâm sa; Cát cánh mỗi thứ 100g. Sắc hỗn hợp các nguyên liệu lấy nước uống, khi uống có thể thêm đường để gia tăng hương vị. Bài thuốc rất phù hợp cho các trường hợp ho liên tục kèm theo đờm
  • Bài thuốc số 2: Bách bộ; Ý dĩ; Bách hợp; Mạch môn đông; Bạch phục linh mỗi thứ 12g; Tang bạch bì; Sa sâm; Địa cốt bì mỗi thứ 6g. Đem hỗn hợp nguyên liệu trên sắc lấy nước uống, chia làm hai lần sáng – tối
  • Bài thuốc số 3: Lá rau má 20g; Rễ dâu 16g; Lá tre 12g; Lá chanh 12g; Quả dành dành 8g; Cam thảo 8g. Các nguyên liệu trên rửa sạch, đem sắc lấy nước uống chia đều hai lần sáng – tối trong ngày.

Người bệnh bị ho liên tục không dứt nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị tình trạng ho liên tục. Người bệnh nên chủ động thay đổi thực đơn hàng ngày cùng với việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hết bệnh. Vậy, người bị ho liên tục không dứt nên ăn gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hồi phục sức khỏe, nhanh chóng hết bệnh. Một số loại quả tốt cho bệnh ho như dâu tây, dứa, nho,…
  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt: Khi bị ho, niêm mạc họng bị sưng tấy dẫn đến khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Một số đồ ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh ấm vừa đầy đủ dinh dưỡng lại vừa dễ ăn
  • Thực phẩm giàu kẽm: Thành phần kẽm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, rất tốt cho các trường hợp ho do viêm nhiễm. Nên bổ sung thêm vào thực đơn một số nhóm thực phẩm như: nấm, thịt bò, rau cải,…
  • Bổ sung giấm táo: Trong giấm táo có thành phần acid tự nhiên, rất tốt trong việc tiêu diệt tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bội nhiễm
  • Bổ sung đủ nước: Đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị ho hiệu quả
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị ho hiệu quả

Ngoài ra, trong bữa ăn của mình, người bệnh cần kiêng những nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cứng, giòn: Ví dụ như các loại hạt, bánh quy vì có thể gây vướng mắc tại cổ họng, khiến tình trạng ho liên tục không dứt nặng hơn
  • Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng: Gây kích ứng cổ họng, khiến người bệnh muốn ho liên tục, thậm chí gây viêm loét niêm mạc họng
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Lượng dầu mỡ có thể vướng mắc tại cổ họng gây ho, ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của cơ thể
  • Đồ uống có ga, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá: Gây kích ứng cổ họng, khiến người bệnh ho dữ dội
  • Thực phẩm có tính hàn: Một số loại quả như dừa, mía hoặc những loại đồ uống lạnh, khiến cổ họng bị kích ứng gây ho

Ho liên tục không dứt là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp thường gặp. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời theo phương pháp của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi đều đặn, kết hợp chế độ ăn giàu dinh dưỡng để nhanh chóng khỏi bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *