Trẻ bị ho khan – Nguyên nhân và điều trị (tự nhiên + thuốc)

Ho khan không phải là một bệnh, nó là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó. Trẻ bị ho khan có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiểu được nguyên nhân gây ho khan có thể giúp cha mẹ điều trị ho khan ở trẻ hiệu quả hơn.

Trẻ bị ho khan là bị gì? Có nguy hiểm không?

Khi một cái gì đó kích thích cổ họng hoặc đường thở, hệ thống thần kinh sẽ gửi một cảnh báo đến não. Não phản ứng lại bằng cách bắn tín hiệu cho các cơ ở ngực và bụng co lại, đẩy một luồng không khí ra bên ngoài.

Ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh và các tình trạng sức khỏe từ nhẹ tới nghiêm trọng
Ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh và các tình trạng sức khỏe từ nhẹ tới nghiêm trọng

Như vậy, về bản chất, ho là một phản xạ phòng thủ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất kích thích, như chất nhầy, khói và các chất gây dị ứng như bụi, nấm mốc và phấn hoa.

Tuy nhiên, ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh và các tình trạng sức khỏe từ nhẹ tới nghiêm trọng.

Ho khan là cơn ho không có đờm, cảm giác khô và gây khó chịu. Nó thường khó kiểm soát và có thể kéo dài. Loại ho này có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả người lớn và trẻ nhỏ.

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.

Ho khan mãn tính có thể gây ra mối đe dọa cho sức khỏe tổng thể nếu không được điều trị. Nó có thể làm cho bất kỳ tình trạng sức khỏe mà trẻ đang mắc phải trở nên khó chịu, tồi tệ hơn. Nó cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, trẻ bị ho khan kéo dài có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

  • Ho liên tục có thể dẫn đến tiểu không tự chủ (ít gặp)
  • Làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi, thiếu ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, tâm lý, tâm trạng…
  • Những cơn ho khan nặng đôi khi có thể khiến trẻ bị nôn trớ
  • Kiệt sức và giảm năng lượng
  • Đau đầu, buồn nôn, nôn
  • Đau ngực và cơ bắp
  • Đau họng và khàn giọng
  • Gãy xương sườn

Nguyên nhân trẻ bị ho khan

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho khan ở trẻ. Trong một số trường hợp, không tìm ra được nguyên nhân rõ ràng gây nên tình trạng này. Bất kể nguyên nhân là gì, ho khan liên tục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Nguyên nhân phổ biến

Hen suyễn

Hen suyễn là khi ống phế quản bị viêm, sưng, phù nề… có thể khiến bé ho khan từng cơn.

Ho là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, nhưng nó thường không phải là triệu chứng nổi bật nhất. Tuy nhiên, ở một loại hen suyễn gọi là hen dạng ho, ho khan mãn tính lại là triệu chứng chính.

Trẻ bị hen suyễn có thể bao gồm các triệu chứng khác:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Tức ngực hoặc đau ở ngực
  • Khó ngủ vì thở khò khè hoặc ho
  • Có tiếng rít khi thở ra

GERD/Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh là hệ quả của việc axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản của trẻ. Axit dạ dày có thể kích thích thực quản, đồng thời kích hoạt phản xạ ho. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị GERD do chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng như một vài nguyên nhân khác.

Các triệu chứng khác ở trẻ khi bị GERD bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Tức ngực
  • Nôn trớ
  • Cảm giác có vị chua, đắng ở miệng
  • Ho mãn tính
  • Viêm họng mãn tính
  • Khàn giọng
  • Nôn trớ thường xuyên
  • Quấy khóc
  • Chậm lớn

Chảy dịch mũi sau

Khi trẻ bị nhiễm lạnh hoặc dị ứng theo mùa, niêm mạc trong mũi phản ứng bằng cách sản xuất nhiều chất nhầy hơn bình thường. Không giống như chất nhầy bình thường (khỏe mạnh), chất nhầy này dễ dàng chảy xuống phía sau cổ họng của trẻ.

Chảy dịch mũi sau có thể kích thích dây thần kinh ở phía sau cổ họng, gây ra ho
Chảy dịch mũi sau có thể kích thích dây thần kinh ở phía sau cổ họng, gây ra ho

Các triệu chứng khác của chảy dịch mũi sau bao gồm:

  • Đau họng
  • Cảm giác vướng ở cổ họng
  • Khó nuốt
  • Sổ mũi
  • Ho vào ban đêm

Nhiễm virus

Khi trẻ bị nhiễm một trong nhiều loại virus gây cảm lạnh, các triệu chứng thường có thể thuyên giảm và biến mất trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, ho vẫn có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác của đã được cải thiện.

Những cơn ho sau cảm lạnh này thường là ho khan và có thể kéo dài đến 2 tháng. Đó là do đường thở thường trở nên nhạy cảm hơn sau khi bị nhiễm virus gây bệnh.

Ho khan cũng là một triệu chứng thường gặp của COVID-19 (dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona). Đây là căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và có thể cướp đi tính mạng của nhiều người.

Ngoài ho khan, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Nguyên nhân ít gặp

Chất gây kích ứng môi trường

Có nhiều thứ trong không khí có thể gây kích ứng đường thở của bạn, bao gồm: Khói, ô nhiễm, bụi, nấm mốc và phấn hoa. Các phân tử như sulfur dioxide hoặc nitric oxide cũng có thể gây ra vấn đề tương tự. Thậm chí, không khí sạch nhưng quá khô hoặc quá lạnh cũng có thể khiến trẻ bị ho khan.

Thuốc ức chế ACE

Thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế men chuyển angiotensin), như Enalapril (Vasotec) và Lisinopril (Prinivil, Zestril), được kê đơn để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả tăng huyết áp.

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc này là ho khan mãn tính. Theo Harvard Health, khoảng 20% người dùng thuốc ức chế ACE bị ho khan.

Bệnh ho gà

Ho khan là triệu chứng phổ biến của bệnh ho gà – một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lanh nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh ở giai đoạn đầu, nhưng càng về sau, bệnh càng gây ra những cơn ho không kiểm soát được.

Trước đây, ho gà rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này là tiêm vắc xin.

Tràn khí màng phổi

Tình trạng này xảy ra khi khí trong khoang màng phổi không thoát ra được, làm cho nhu mô phổi xẹp lại về phía rốn phổi. Ngoài ho khan, tràn khí màng phổi cũng có thể gây đau ngực đột ngột và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp đột ngột và dẫn tới tử vong.

Ung thư phổi

Mặc dù hiếm gặp, nhưng đôi khi ho khan liên tục có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Ho liên quan đến ung thư phổi thường không khỏi hẳn và nó có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn hơn hoặc có âm thanh khác khi ho.

Các triệu chứng khác cảnh báo ung thư phổi có thể bao gồm:

  • Ho ra máu, dù chỉ một lượng nhỏ
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Nếu trẻ bị ho khan đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay, đặc biệt nếu trẻ sống trong môi trường nhiều khói thuốc hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư phổi.

Suy tim

Ho khan dai dẳng là một triệu chứng của suy tim – tình trạng cơ tim không bơm máu hiệu quá. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cũng có thể ho ra đờm màu trắng hoặc hồng.

Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị suy tim bao gồm:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi và yếu ớt
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Chán ăn hoặc buồn nôn
  • Sưng bụng
  • Phù
  • Khó tập trung

Sai lầm điển hình khi điều trị cho trẻ bị ho khan

Sự bao bọc thái quá hoặc sự vô tâm của nhiều cha mẹ có thể vô tình gây hại cho con trẻ. Dưới đây là những sai lầm thường gặp mà cha mẹ phải khắc phục ngay để điều trị ho khan cho con hiệu quả hơn:

Trẻ bị ho khan có được ra ngoài trời không?

Khi trẻ bị ho khan, phần lớn cha mẹ đều muốn nhốt trẻ trong nhà nhằm cách ly mọi nguồn bệnh. Tuy nhiên, không khí trong lành ngoài trời thực sự rất có ích cho trẻ. Điều này giúp trẻ giải tỏa được tâm trạng bị bó buộc, giúp tăng miễn dịch tự nhiên, thúc đẩy sức đề kháng của cơ thể…

Không nên kiêng quá mức khi trẻ bị ho khan
Không nên kiêng quá mức khi trẻ bị ho khan

Lưu ý, chỉ cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết không quá lạnh. Tại vùng đang có dịch bệnh, như dịch COVID-19, hoặc thời tiết mưa lạnh… không nên cho bé vui chơi ngoài trời.

Cha mẹ tự ý cho con dùng thuốc

Khi thấy con bị ho khan, nhiều người thường cho con uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc ức chế ho.

Cha mẹ nên nhớ rằng phần lớn nguyên nhân gây ho khan ở trẻ là do virus, tức là thuốc kháng sinh không có tác dụng. Bởi lẽ, thuốc này chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn. Ngay cả khi vi khuẩn gây nên ho khan, cha mẹ cũng không nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà không được bác sĩ chỉ định. Điều này có thể khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và tình trạng “nhờn” thuốc.

Việc cho trẻ uống thuốc ức chế ho cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như đã nói, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây hại. Thuốc ức chế ho có thể ngăn chặn phản xạ này, khiến trẻ không tống được chất gây kích ứng ra bên ngoài, làm bệnh nặng hơn.

Kiêng tắm và mặc quá ấm

“Trẻ bị ho, không nên tắm” là suy nghĩ hết sức sai lầm của nhiều ông bố bà mẹ, đặc biệt đối với những trẻ đang sốt. Tắm cho trẻ có thể giúp hạ sốt nếu cha mẹ thực hiện đúng cách. Cha mẹ nên tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ở nơi kín gió.

Nhiều cha mẹ thấy con ho khan đều cho con mặc nhiều quần áo. Điều này có thể khiến trẻ bị nóng, ra nhiều mồ hôi và khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm lạnh hơn. Sau khi tắm, nên lau khô người trẻ và mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.

Không cho trẻ đi khám kịp thời

Ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng trước khi xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Điều này có thể bỏ qua giai đoạn “vàng” điều trị bệnh cho trẻ. Bởi vậy, nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị ho khan kèm theo các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Sốt cao hoặc kéo dài
  • Nghẹt thở
  • Ho ra máu hoặc đờm có máu
  • Yếu ớt, mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng, biếng ăn
  • Thở khò khè
  • Đau ngực ngay cả khi trẻ không ho
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Quấy khóc

Cách điều trị ho khan cho trẻ đúng cách

Điểm mấu chốt khi điều trị ho khan ở trẻ là xác định được nguyên nhân gây ho. Tùy thuộc vào triệu chứng, thời điểm xuất hiện ho khan, bệnh sử… bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.

Bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực
  • Kiểm tra công thức máu
  • Chụp CT ngực
  • Dịch ngoáy họng
  • Kiểm tra mẫu đờm
  • Kích thích phế quản với Methacholine

Ho khan do nhiễm virus, như cảm lạnh, thường tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp trẻ giảm bớt khó chịu. Tuy vậy, nếu xác định nguyên nhân gây ho khan ở trẻ là do bệnh lý đặc biệt nào đó, trẻ sẽ cần kết hợp chăm sóc hợp lý và dùng thuốc theo chỉ định.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Khi trẻ bị ho khan, điều quan trọng nhất vẫn là đưa trẻ đi khám chuyên khoa để biết được nguyên nhân gây bệnh. Tuy vậy, cha mẹ vẫn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để giúp con dễ chịu và điều trị ho khan hiệu quả hơn.

  • Mật ong có thể giúp điều trị ho khan bằng cách làm dịu phía sau cổ họng  và làm giảm các yếu tố kích ứng gây ra ho khan. Trẻ có thể uống nước ấm pha với mật ong và chanh. Hoặc, uống 1 – 2 thìa cà phê mật ong 30 phút trước khi đi ngủ. Lưu ý rằng không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi do nguy cơ ngộ độc cao.
  • Uống nhiều chất lỏng có thể làm dịu cổ họng. Nên uống nước lọc ấm hoặc trà thảo dược.
  • Súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp trị ho khan liên quan đến cảm lạnh và đau họng.
  • Ho khan có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc ức chế ACE. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ dừng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây ho và thay thế chúng bằng các loại thuốc phù hợp hơn.

Ho liên tục do bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều có thể gây kích ứng, viêm thanh quản và đường hô hấp trên. Vì vậy, chính bản thân ho làm cho đường hô hấp của trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Điều này lại kích thích trẻ nho nhiều hơn. Để xử lý vòng luẩn quẩn này, có một số mẹo nhỏ mà trẻ có thể dễ dàng thực hiện:

  • Uống một ngụm nước khi bạn cảm thấy muốn ho hoặc hắng giọng.
  • Tránh bất kỳ tác nhân nào mà bạn biết rằng có thể làm cơn ho nặng thêm, như hút thuốc lá, lạm dụng giọng nói, ở lâu trong phòng điều hòa…

Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?

Phần lớn trẻ sơ sinh bị ho khan thường không cần điều trị. Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp trẻ được dễ chịu hơn. Xông hơi trong phòng tắm nhiều hơi nước ấm cũng có ích trong trường hợp này.

Đối với những trẻ lớn hơn, máy tạo độ ẩm sẽ giúp giữ cho hệ hô hấp của trẻ không bị khô. Trẻ lớn hơn cũng có thể sử dụng thuốc. Nếu tình trạng của chúng không được cải thiện trong hơn 3 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ. Con bạn rất có thể cần thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine hoặc thuốc hen.

Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho hay thuốc ức chế ho hoạt động bằng cách ức chế cơn thèm ho. Thuốc này thường chứa hoạt chất pholcodine, dextromethorphan, codeine, dihydrocodeine và pentoxyverine. Chúng có sẵn ở dạng viên nén, viên ngậm, dạng lỏng hoặc siro.

Một số thuốc cho trẻ bị ho khan cần được kê đơn, nhưng phần lớn có thể được bán mà không cần kê đơn
Một số thuốc cho trẻ bị ho khan cần được kê đơn, nhưng phần lớn có thể được bán mà không cần kê đơn

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc này bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, nôn và táo bón.

Một số loại thuốc cảm lạnh và cúm kết hợp cũng có thể chứa chất ức chế ho. Thuốc kháng histamine có tác dụng an thần cũng có thể giúp ích đối với những trẻ bị ho khan nhiều về đêm. Bên cạnh đó, thuốc thông mũi để giảm nghẹt mũi và Paracetamol để giảm đau, hạ sốt cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

Luôn luôn cẩn thận kiểm tra các hoạt chất trong bất kỳ sản phẩm kết hợp nào. Nếu trẻ dùng một sản phẩm kết hợp và sau đó dùng thêm thuốc, trẻ có nguy cơ quá liều

Trẻ bị ho khan nên tránh các thuốc có thành phần long đờm hoặc tiêu nhầy.

Không nên tự ý dùng thuốc ho và cảm lạnh (kể cả thuốc giảm ho, thuốc kháng histamine và thuốc kết hợp) cho trẻ dưới 12 tuổi mà không được bác sĩ chỉ định. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng không có hiệu quả ở trẻ em và có thể gây ra tác dụng phụ có hại.

Thuốc xịt mũi hoặc thuốc hít

Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ ho khan do hen suyễn, trẻ có thể được chỉ định dùng Corticosteroid dạng hít, như:

  • Flnomasone (Flovent)
  • Triamcinolone (Azmacort)
  • Budesonide (Pulmicort)
  • Albuterol (Proventil hoặc Ventoline)

Đối với tình trạng chảy dịch mũi sau, sử dụng thuốc xịt mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối có thể giúp giảm ho khan đáng kể.

Thuốc trị trào ngược

Trẻ bị trào ngược axit lên thực quản, đặc biệt vào ban đêm, có thể được chỉ định dùng thuốc làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày:

  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc chẹn H2
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Điều trị theo Đông y

Theo Đông y, ho khan là triệu chứng của phế âm hư. Bởi vậy, nguyên tắc trị ho khan chú trọng tu dưỡng phế âm, tập trung bổ phế, cân bằng âm dương. Sau khi căn nguyên được trị khỏi, ho khan cũng tự động thuyên giảm theo, từ từ chấm dứt và khó bị tái phát.

Độc giả có thể tham khảo những bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20gr lá rau má, 16gr vỏ rễ dâu (sao với mật), 12gr lá tre, 12gr lá chanh, 8gr cam thảo dây, 8gr quả dành dành (sao vàng). Sắc các vị thuốc với 5 phần nước, sắc tới khi còn 2 phần nước. Chia nước thuốc thành 1 phần, dùng hết trong ngày. Dùng tối thiểu trong 7 ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 16gr kim ngân, 12gr lá rau má, 12gr lá dâu, 8gr rễ chanh, 8gr lá hẹ, 8gr bạc hà, 8gr cúc hoa. Sắc các vị thuốc với 5 phần nước, sắc tới khi còn 2 phần nước. Chia nước thuốc thành 1 phần, dùng hết trong ngày. Dùng tối thiểu trong 7 ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12gr cát cánh, 10gr kha tử, 8gr cam thảo. Đem nguyên liệu sắc cùng 400ml nước đến khi cô đặc còn một nửa. Uống đều đặn mỗi ngày tới khi cơn ho dứt hẳn.

Các bài thuốc Đông y giúp trị ho an toàn hiệu quả, không gây các tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc có vị đắng, trẻ thường khó hợp tác. Tác dụng của thuốc không biểu hiện ngay, mà cần kiên nhẫn sử dụng. Hơn nữa, hiệu quả của thuốc như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng, cơ địa, tình trạng sức khỏe của người dùng, cũng như tay nghề của thầy thuốc.

Trẻ bị ho khan – phòng ngừa thế nào?

Tránh ho khan cho trẻ là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên, những lời khuyên sau có thể giúp giảm nguy cơ này ở trẻ:

  • Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh truyền nhiễm: Duy trì khoảng cách an toàn với những người bị cảm lạnh, cúm hoặc ho.
  • Rửa tay thường xuyên: Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch với xà phòng và nước. Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu không tiện rửa với nước.
  • Vệ sinh nhà cửa: Nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giặt chăn màn, hút bụi, giặt thảm, rèm cửa…
  • Giữ nước: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày), có thể uống thêm trà thảo dược.
  • Giảm căng thẳng: Bởi lẽ, căng thẳng và lo lắng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống miễn dịch. Để giảm bớt căng thẳng, đừng gây áp lực học tập cho trẻ.
  • Ngủ đủ giấc: Trẻ không nên thức đêm và bỏ ngủ trưa.
  • Uống bổ sung tăng cường miễn dịch: Cân nhắc dùng kẽm, vitamin C và men vi sinh trong mùa lạnh để ngăn ngừa bệnh tật.
  • Tránh các chất gây kích ứng: Như không khí lạnh và khô, ô nhiễm không khí, bụi, khói thuốc lá…
Cha mẹ nên khuyến khích con rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, ho, trước khi ăn...
Cha mẹ nên khuyến khích con rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, ho, trước khi ăn…

Khi trẻ bị ho khan, cha mẹ không nên nóng lòng áp dụng các phương pháp điều trị ho cho trẻ mà chưa được bác sĩ chỉ định. Cha mẹ cũng không nên coi đó là điều bình thường. Bởi lẽ, ho khan có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nghiêm trọng. Tốt nhất, hãy tham khảo bác sĩ nhi khoa hoặc đi khám ngay để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm amidan, viêm họng và được hơn 40.000 người bệnh tin dùng, Thanh hầu bổ phế thang đã được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Người Đưa Tin, Đời sống pháp luật,... đưa tin giới thiệu. ĐỌC NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *