Bị thoát vị đĩa đệm suốt 10 năm, nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng đã tìm được giải pháp phục hồi vận động và hết đau nhức sau 3 tháng điều trị. [Xem ngay để khỏi bệnh]

Vì sao hay bị chuột rút và tê chân? Cách khắc phục

Vì sao hay bị chuột rút và tê chân? Chuột rút là hiện tượng có thể xảy ra khi cơ hoạt động liên tục ngoài ý muốn, khiến người bệnh cảm thấy tê đau, thậm chí là mất cảm giác tạm thời. Làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu các thông tin trên trong bài viết dưới đây.

Vì sao hay bị chuột rút và tê chân?

Chuột rút là hiện tượng hay xảy ra ở bắp chân, đôi khi là ở đùi và bàn chân, thường xuất hiện vào ban đêm khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Cơ chế gây nên tình trạng chuột rút hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bị chuột rút là:

Nguyên nhân của tình trạng chuột rút và tê chân
Nguyên nhân của tình trạng chuột rút và tê chân
  • Vận động quá sức: Vận động quá sức dẫn đến việc tiêu hao lượng đường ở gan quá mức, trong trường hợp này nếu không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút và tê bì chân tay.
  • Do thiếu canxi, magie và kali: Thiếu các chất như canxi, magie và kali có thể khiến chân bạn bị tê và chuột rút chân. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ không đủ chất.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị tích nước, mất cân bằng điện giải và tuần hoàn máu ở chân kém. Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cần khá nhiều canxi, nếu không đủ dưỡng chất, canxi trong máu sẽ bị hạ. Những nguyên nhân này đều có thể khiến chân bị tê và chuột rút.
  • Do sự lão hóa hệ thần kinh, hệ mạch và hệ cơ: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người cao tuổi, hệ thần kinh, mạch và cơ bị lão hóa, bởi thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, magie, kali.
  • Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp: Các hoạt động chèn ép lên các cơ bắp và mạch máu như quỳ, đứng lâu và sai tư thế có thể khiến bạn bị chuột rút. Bên cạnh đó, thực hiện nhiều hoạt động sử dụng cơ bắp, không khởi động kỹ trước khi tham gia hoặc việc đi giày cao gót cả ngày ở phụ nữ cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút chân.
  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng: Tâm trạng căng thẳng hoặc lo lắng quá mức sẽ khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, huyết áp, nhịp tim tăng và gây ra tình trạng chuột rút.

Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?

Chuột rút là hiện tượng thường gặp phải ở người vận động cơ bắp nhiều,. Tuy nhiên, chuột rút còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý tiêu cực như:

Chuột rút ở chân là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Chuột rút ở chân là dấu hiệu của bệnh lý gì?
  • Bệnh giãn tĩnh mạch: Đây là bệnh lý mà người bệnh sẽ bị các đường mạch xanh nổi lên ở chân, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ra các cơn đau. Nặng hơn còn hình thành các cục máu đông trong mạch máu, khi các cục máu này di chuyển về tim, não, phổi sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và ngạt khí.
  • Bệnh loãng xương: Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất canxi và các dưỡng chất cần thiết khác thì sẽ rất dễ bị loãng xương. Bệnh lý này sẽ gây ra các hiện tượng tê chân tay, chuột rút, đau nhức khớp xương và giòn xương.
  • Hạ đường huyết, thiếu máu: Chân bị tê cứng, chuột rút kèm theo các triệu chứng như da xanh xao, hay mệt mỏi, chán nản, người suy nhược là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu máu. Khi thiếu máu, hiện tượng hạ đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy choáng váng, ngất xỉu.

Cách chữa trị tình trạng hay bị chuột rút và tê chân

Chuột rút thường không diễn ra quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể gây ra một số tai nạn nghiêm trọng khi bạn đang hoạt động. Để điều trị tình trạng chuột rút, bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà, phương pháp Đông y hoặc thuốc Tây.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Mẹo tại nhà chặn đứng cơn đau do chuột rút

Khi bị chuột rút, chúng ta có thể chườm lạnh hoặc uống nước để làm giảm triệu chứng bệnh:

  • Chườm lạnh: Áp dụng biện pháp điều trị này giúp giảm lượng máu đến cơ, giúp cơ có thể thư giãn hơn. Từ đó hiện tượng chuột rút và tê chân sẽ từ từ giảm dần.
  • Uống nước: Mất cân bằng điện giải là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút. Nước có thể bù lại lượng dịch đã mất khi người bệnh hoạt động quá nhiều. Bạn nên uống nước hoặc sử dụng các loại nước dành riêng cho người luyện tập thể dục thể thao.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Đông y sử dụng thuốc và xoa bấm huyệt để điều trị tình trạng chuột rút, tê chân hiệu quả. Bài thuốc Đông y dùng thược dược, tính hàn để dưỡng huyết, nhu can, liễm âm và chỉ thống.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt tác động vào các huyệt dương lăng tuyền, ủy trung, thừa sơn, huyết hải để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Bài thuốc thược dược cam thảo thang, bao gồm cam thảo 8g, thược dược 12g. Cam thảo có tính ôn giúp hoãn cấp, chỉ thống kết hợp với thược dược tính hàn để hóa âm, điều hòa can tỳ, chỉ thống và nhu can.

Cách dùng: Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ đến khi còn 1/3. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm, uống ngày 2 lần, sáng và tối trước giờ ăn 1 tiếng.

Sử dụng thuốc Tây trị chuột rút, tê chân

Các loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị chuột rút và tê chân có thể kể đến như Diphenhydramine, Quinine, Mexiletine, Benzodiazepine kết hợp với một số loại thuốc bổ bổ sung Vitamin, Canxi và Magie.

Việc sử dụng các loại thuốc Tây này cần có sự cho phép của bác sĩ, đồng thời bệnh nhân cần tuân thủ theo lời khuyên và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Tây trị chuột rút, tê chân
Sử dụng thuốc Tây trị chuột rút, tê chân

Lưu ý khi hay bị chuột rút và tê chân

Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau. Những lưu ý này cũng đồng thời giúp bạn ngăn chặn tình trạng chuột rút và tê chân.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung các loại nước giàu chất khoáng như nước chanh đường muối, oresol, nước dừa…, đặc biệt là trước, trong và sau khi luyện tập hay lao động.
  • Khởi động kỹ trước khi tham gia vận động cơ thể, thể dục thể thao, thư giãn cơ bắp sau mỗi lần tập luyện.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất như chất béo, đường, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tránh đi giày cao gót quá cao, chật trong thời gian dài.

Nếu tình trạng hay bị chuột rút và tê chân lặp đi lặp lại thường xuyên hoặc không thể khắc phục tại nhà được, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị sớm nhất. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Nên đọc ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

Liệu trình Đông phương Liệu cốt Khang chữa bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người bệnh mãn tính lâu năm chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, phục hồi vận động mà không cần dùng thuốc, không phải phẫu thuật, Tỷ lệ thành công lên đến 81,3%.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *