Dấu hiệu dị ứng dầu gội đầu và cách khắc phục

Dị ứng dầu gội đầu là một dạng viêm da tiếp xúc do hóa chất gây ra hoặc một số nguyên nhân khác và thường xảy ra khi ta đột ngột đổi sang loại dầu mới. Vậy dị ứng dầu gội đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết.

Dị ứng dầu gội đầu là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng dầu gội đầu là một dạng dị ứng trên da được gọi chung là viêm da tiếp xúc, dị ứng dầu gội cũng tương tự như dị ứng sữa rửa mặt, dị ứng sữa tắm, dị ứng bột giặt, dị ứng nước rửa bát,…

Nói đúng hơn, loại dị ứng này là do kích ứng với các thành phần hóa học trong các sản phẩm gây nên. Do vậy, thông thường ta bị dị ứng các loại dầu gội hóa chất công nghiệp hơn là các loại lá thảo dược thiên nhiên.

Dị ứng dầu gội đầu khiến ta khó chịu, ngứa ngáy
Dị ứng dầu gội đầu khiến ta khó chịu, ngứa ngáy

Dù không gây tử vong hay các biến chứng vật lý, tâm lý kinh khủng nhưng dị ứng dầu gội đầu gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh dù không quá nguy hiểm.

  • Gây mất thẩm mỹ

Khi dị ứng dầu gội đầu trên bề mặt da sẽ xuất hiện vảy tróc, các mụn mủ, thậm chí là rụng tóc theo mảng hoặc tăng sinh tiết nhờn trên da đầu khiến tóc của bạn luôn trong tình trạng thưa thớt thậm chí có mùi tanh nếu kéo dài.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Ngay khi bị, tình trạng tóc và da đầu cũng trở nên mẫn cảm, mẩn đỏ, bết, gàu khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin.

  • Gây mất cân bằng hệ sinh thái lâu dài trên da đầu

Da đầu chúng ta gồm 3 tầng: tầng biểu bì, tầng hạ bì và tầng mô dưới da, mỗi tầng có nhiệm vụ riêng. Chẳng hạn tầng biểu bì là lớp lá chắn để bảo da đầu trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, virus.

Lớp hạ bì là nơi nang tóc và tóc hình thành, tạo mồ hôi, bã nhờn giúp cân bằng giữa yếu tố nội tiết và môi trường bên ngoài. Mô dưới da giữ vai trò như gốc rễ, cố định da, là tầng chứa các thành phần của hệ miễn dịch da đầu.

Khi dị ứng dầu gội đầu, hệ sinh thái trên da đầu sẽ bị đảo lộn, mất cân bằng. Không chỉ vậy do da đầu yếu đi, các yếu tố gây hại bên ngoài môi trường sẽ có cơ hội tấn công lên da đầu và gây ra nhiều bệnh về da liễu như viêm nang tóc, nấm da đầu,…

Đây cũng chính là một phần của bội nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiễm trùng da đầu vô cùng phiền toái.

Dấu hiệu khi bị dị ứng dầu gội đầu

Thông thường ta chỉ bị dị ứng dầu gội đầu khi đổi sang loại dầu gội mới và sẽ có biểu hiện ngay trong 2 – 3 lần đầu sử dụng. Một số dấu hiệu điển hình nhất là:

  • Cảm thấy ngứa ngáy, mẩn đỏ phát tán trên da đầu dù mới gội sạch sẽ. Đặc biệt khi đổ mồ hôi, đội mũ bảo hiểm, đội mũ hoặc trực tiếp để da đầu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cảm giác ngứa châm chích, ngứa râm ran trên da đầu lại càng mạnh mẽ hơn.
  • Da đầu và tóc bết hơn bình thường, nếu bình thường phải từ 1 – 3 ngày hiện tượng da đầu tiết bã nhờn mới thấy rõ thì khi bị dị ứng dầu gội ta có thể thấy ngay sau vài tiếng hoặc nửa ngày kèm theo ngứa ngáy.
  • Gàu xuất hiện ngay cả khi vừa gội sạch.
Tình trạng gàu xuất hiện khi bị dị ứng
Tình trạng gàu xuất hiện khi bị dị ứng
  • Xuất hiện dịch vàng, vẩy trắng tại các lỗ chân lông hoặc mưng mủ chân tóc, da đầu.
  • Mề đay có thể lan rộng xuống gáy, trán, tai,…
  • Có thể sưng các bộ phận trên mặt như mắt, môi, tai,…

Bị dị ứng với dầu gội do đâu?

Dị ứng là phản ứng rất nguyên thủy của loài người để tự bảo vệ bản thân. Khi đó, hệ miễn dịch cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm do những yếu tố ngoại lai xâm phạm, đồng thời vận động các cơ quan đào thải các dị nguyên nhanh chóng.

Dị ứng chính là hiện tượng gây ra bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Đối với dị ứng dầu gội đầu, khi gội các thành phần hóa học của dầu ngấm vào da khiến hệ miễn dịch ở tầng mô dưới da phản ứng.

Hệ miễn dịch luôn phản ứng dù ta có tiếp xúc ít hay nhiều nhưng khi không thể nhận ra các thành phần lạ hoặc dầu gội chứa các thành phần gây dị ứng trong bộ nhớ tế bào thì da đầu sẽ phát dị ứng.

Thông thường có một số chất dễ gây dị ứng như:

  • Hóa chất tẩy rửa mạnh, sát khuẩn mạnh, các chất loại bỏ gàu, dầu thừa.
  • Hương liệu thơm, chất khử mùi.
  • Các hóa chất bảo quản.
  • Các hóa chất chất tạo màu, chất tạo bọt, chất tạo đặc.

Cách điều trị dị ứng dầu gội nhanh, kịp thời

Dị ứng dầu gội đầu có thể xử lý ngay khi xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Đối với các triệu chứng bội nhiễm, mưng mủ nặng hơn thì nên tới thăm khám tại các phòng khám da liễu để được chữa trị chuyên sâu.

Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra các biện pháp nhanh hoặc điều trị cho trường hợp dị ứng nhẹ.

Cách đối phó khẩn cấp

Dị ứng có thể xảy ra ngay khi ta đang gội đầu và nếu xử lý nhanh thì các triệu chứng sẽ rút ngay trong khoảng 30 – 60 phút. Ta có thể thực hiện theo cách như sau:

Gội ngay sạch với nước khi xuất hiện dị ứng
Gội ngay sạch với nước khi xuất hiện dị ứng
  • Xả ngay tóc với nước ấm, có thể thêm chút muối để loại bỏ dầu gội, các chất hóa học tồn dư trên da đầu.
  • Lau thật khô tóc bằng khăn sạch hút ẩm tốt. Không nên sấy nóng mà hong tóc trước gió và lau thấm nước tới khi tóc khô.
  • Nếu xuất hiện mụn nước bong tróc thì tuyệt đối không được nặn, ấn vào vết mụn, bôi betadin hoặc xanh methylen vào các vết đó trong 1, 2 ngày sẽ tự khỏi.
  • Gội đầu bằng nước lá ấm hoặc lạnh vào vài lần gội kế tiếp để da đầu cân bằng lại.

Cách điều trị với thuốc không kê đơn

Sau khi thực hiện cách đối phó khẩn cấp, ta có thể áp dụng thêm các loại thuốc Tây y không kê đơn để hạn chế các triệu chứng:

  • Thuốc giảm triệu chứng ngứa rát, châm chích, kích ứng hạn chế sự phát triển của histamin như Loratadin.
  • Thuốc bôi ngoài da đặc trị dị ứng, hạn chế viêm nhiễm, hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, vi nấm trên da như Paraben.
  • Thuốc chống viêm, chống sưng như Alphachoay.
  • Các loại vitamin, khoáng chất tổng hợp để hỗ trợ hệ miễn dịch.

Trước khi sử dụng ta nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ để uống và sử dụng đúng liều lượng. Đối với các trường hợp bội nhiễm hoặc bị dị ứng kéo dài 3 – 4 ngày dù đã dùng thuốc thì cần tới bác sĩ ngay.

Mẹo chữa dị ứng không dùng thuốc

Bên cạnh đó ta có thể áp dụng những phương pháp sử dụng dược liệu thiên nhiên không cần dùng tới thuốc như sau.

Sử dụng nước muối loãng kết hợp với nước lá thiên nhiên. Nước muối giúp giảm ngứa, giảm tác động của các yếu tố môi trường. Trong khi đó lá thảo dược giúp làm sạch, cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cho da đầu.

Các loại lá nên sử dụng bao gồm bồ kết, lá chè xanh, lá cây nhọ nồi, lá khế. Chanh nếu sử dụng nên sử dụng lượng vừa phải vì có tính axít mạnh.

Sử dụng các dầu gội thảo dược thiên nhiên thay thế
Sử dụng các dầu gội thảo dược thiên nhiên thay thế

Lưu ý: Trong thời gian điều trị không nên ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng, bia rượu vì chúng có thể dẫn tới dị ứng cục bộ. Các thực phẩm như thịt gà, sườn heo, đậu tương cũng nên hạn chế vì tăng kích ứng trên da.

Biện pháp phòng tránh dị ứng với dầu gội

Bên cạnh cách điều trị dị ứng khi dùng dầu gội đầu sai cách, chúng ta cũng nên quan tâm tới biện pháp phòng ngừa giúp giảm tối đa tình trạng dị ứng dầu gội đầu như sau:

  • Luôn lựa chọn các loại dầu gội chứa thành phần thiên nhiên, thân thiện với da đầu. Trong trường hợp không có vấn đề về gàu thì không nên dùng loại trị gàu mạnh.
  • Nên hướng đến sử dụng các loại lá gội đầu tươi như bồ kết, hà thủ ô,… Trong thời gian đầu có thể chưa quen, ta có thể luyện bằng cách gội đan xen dầu gội công nghiệp và lá rồi giảm tần suất dầu công nghiệp lại.
  • Sau khi gội đầu nên lau bằng khăn khô sạch và hong khô tự nhiên, việc lạm dùng sấy tóc cũng khiến cấu trúc da đầu yếu đi và tăng khả năng dị ứng.
  • Khi sử dụng thuốc nhuộm, uốn, ép phải cách chân tóc từ 1 – 2 cm, tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học này, chúng ảnh hưởng rất nhiều tới sức sống của tóc và da đầu. Dù thuốc có nhập khẩu châu Âu và tốt đến mấy thì vẫn không thể phủ nhận những tác động tiêu cực từ chúng gây ra.
  • Khi gội đầu không nên gãi mạnh dù ngứa, hãy luyện cách gội đầu đúng là chỉ dùng nước ấm – nước lạnh và massage da đầu, tóc.
  • Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới da móng tóc, ta nên bổ sung nhiều nước, vitamin đặc biệt là vitamin E.
  • Không nên chải đầu khi tóc còn ướt.
Hạn chế chải tóc khi tóc còn ướt
Hạn chế chải tóc khi tóc còn ướt
  • Khi tóc chưa khô không nên buộc tóc, nằm ngủ, ủ khăn lâu.
  • Lựa chọn các loại dầu gội chính hãng, phù hợp với tính chất da đầu, không mua các loại dầu gội trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Vì hiện tại có rất. nhiều sản phẩm nhái, kém chất lượng nên người sử dụng nên lưu ý địa điểm mua dầu gội, nên lựa chọn các siêu thị lớn, chất lượng. Nếu mua hàng xách tay, nhập khẩu thì phải có hóa đơn và kiểm tra được mã vạch đầy đủ.
  • Nên chú ý thêm về tần suất gội đầu chỉ nên gội trong khoảng 3 lần một tuần để da đầu có thể cân bằng và sản sinh ra dưỡng chất bảo vệ các tầng bên trong.

Trên đây là những thông tin về dị ứng dầu gội đầu mà ta nên nắm rõ. Tuy đây không phải là hiện tượng nguy hiểm tới sức khỏe nhưng cũng gây ra rất nhiều phiền toái do thiếu tính thẩm mỹ và khiến cấu trúc da đầu bị tổn thương.

Hãy luôn lưu ý trong vấn đề lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân và chất lượng của loại dầu gội, không nên ham rẻ để rước họa vào thân. Khi dị ứng xảy ra ta có thể khắc phục ngay bằng các biện pháp hữu dụng nhưng nếu tình trạng diễn biến nặng thì nên thăm khám bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *