Đau Xương Ức (Ngực) Bên Trái, Phải Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm?
Nội dung bài viết
Đau xương ức là các cơn đau hoặc khó chịu ở khu vực lồng ngực chứa xương ức và sụn nối liền với xương sườn. Xương ức nằm ở gần tim và nhiều cơ quan quan trọng khác. Do đó, đôi khi đau xương ức có thể liên quan đến một cơn đau tim hoặc bệnh lý liên quan đến phổi.
Nguyên nhân gây đau xương ức (ngực) bên trái – phải
Xương ức hay còn gọi là xương ngực, là xương nằm ở vị trí trung tâm ngực. Xương ngực có hai chức năng quan trọng bao gồm:
- Bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong lồng ngực bao gồm phổi, tiêm an toàn.
- Là xương trung tâm có chức năng nối xương vai, xương đòn và các xương sườn.
Mặc dù xương ức còn được gọi là xương ngực, tuy nhiên các cơn đau xương ức thường không liên quan đến ngực (bầu ngực). Đau xương ức (đau xương ngực) có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm các bệnh xương khớp, bệnh lý dạ dày – thực quản, chấn xương xương hoặc liên quan đến các cơ quan nội tạng. Các nguyên nhân và bệnh lý phổ biến có thể bao gồm:
1. Chấn thương
Chấn thương xương cơ và xương ức là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến các cơn đau ở khu vực này. Các chấn thương phổ biến có thể bao gồm:
– Chấn thương khớp:
Khớp xương ức là khớp nối đỉnh xương ức với xương đòn (xương vai hoặc xương quai xanh). Tổn thương khớp này có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu ở xương ức và khu vực ngực trên xung quanh khớp này.
Các triệu chứng và dấu hiệu chấn thương khớp xương ức bao gồm:
- Cảm thấy đau nhẹ hoặc đau kèm sưng khu vực ngực và xương đòn.
- Có âm thanh khi di chuyển vai hoặc cánh tay.
- Cứng khớp vai, không thể chuyển động vai hoàn toàn hoặc hạn chế phạm vi di chuyển ở vai.
– Chấn thương xương đòn:
Xương đòn có kết nối trực tiếp với xương ức. Do đó các chấn thương, trật khớp hoặc gãy xương đòn đều có thể gây ảnh hưởng đến xương ức và gây đau.
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Xuất hiện vết bầm tím hoặc sưng ở khu vực chấn thương.
- Đau đớn dữ dội khi người bệnh di chuyển cánh tay hoặc thực hiện các động tác trên cao.
- Sưng hoặc đau khu vực xung quanh xương đòn.
- Có âm thanh nhỏ khi nâng cánh tay.
- Vai nhô về phía trước hoặc thay đổi vị trí thông thường.
– Gãy xương ức:
Gãy xương ức là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dữ dội, bởi vì xương ức chịu trách nhiệm cho rất nhiều hoạt động trong cơ thể. Gãy xương ức thường liên quan đến các tác động lực, va chạm trực tiếp đến xương ức hoặc khu vực ngực, như trong tai nạn xe hơi, va chạm thể thao và các hoạt động thể chất va chạm khác.
Các triệu chứng gãy hoặc chấn thương xương ức phổ biến bao gồm:
- Ho hoặc đau khi hít thở
- Khó thở
- Có âm thanh nứt vỡ hoặc tiếng ồn khi di chuyển cánh tay
- Sưng và đau ở khu vực xương ức
– Căng cơ:
Xương ức và xương sườn nối liền với nhau. Do đó, cơn đau xương ức có thể liên quan đến các lực kéo căng hoặc do các hoạt động thể lực quá mức liên quan đến cánh tay và cơ thể.
Các chấn thương cơ thường dẫn đến bầm tím, đau xương ngực và đau xương sườn.
2. Viêm khớp
Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau xương ngực. Tình trạng này xảy ra khi sụn nối xương sườn và xương ức bị viêm.
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Đau nhói hoặc đau ở cạnh bên của xương ức
- Đau hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều xương sườn
- Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh hít thở sâu hoặc ho
Viêm khớp có thể liên quan đến các chấn thương ngực, căng thẳng, áp lực do hoạt động thể chất hoặc do các bệnh lý khác như thoái hóa khớp.
Viêm xương khớp thường không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
3. Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành là tình trạng xảy ra khi dạ dày di chuyển ra khỏi vị trí bình thường và bị đẩy lên ngực. Mặc dù không phổ biến nhưng thoát vị hoành có thể dẫn đến các cơn đau ở khu vực xương ngực.
Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến khác có thể bao gồm:
- Ợ hoặc ợ nóng thường xuyên
- Nôn ra máu hoặc chất nôn có tính chất như bã cà phê
- Khó nuốt
- Có cảm giác no dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ
- Đi ngoài phân đen
Người bệnh thường xuyên bị đau lồng ngực kèm các triệu chứng thoát vị nên đến bệnh viện, thực hiện xét nghiệm và có biện pháp xử lý phù hợp.
4. Trào ngược dạ dày thực quản
Xương ức nằm ở phía trước một số cơ quan tiêu hóa chính. Do đó, một số bệnh lý và điều kiện ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày và ruột đều có thể gây ảnh hưởng đến xương ức.
Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến dạ dày có thể gây đau ở khu vực xương ngực, ức, đòn. Tình trạng này xảy ra khi axit từ dạ dày rò rỉ vào thực quản, gây mòn niêm mạc thực quản và dẫn đến các cơn đau xương ức. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh nằm hoặc cuối người về phía trước.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:
- Có cảm giác nóng rát bên trong ngực
- Có vị đắng bất thường trong ngực
- Khó nuốt
- Ho
- Đau họng hoặc khàn giọng
- Có cảm giác nuốt vướng hoặc có khối u trong cổ họng
5. Bệnh lý liên quan đến phổi
Các bệnh lý và vấn đề ảnh hưởng đến phổi, khí quản và một số cơ quan hô hấp khác cũng có thể dẫn đến các cơn đau xương ức. Cụ thể các nguyên thường bao gồm:
– Viêm màng phổi:
Màng phổi được tạo thành từ các lớp mô bên trong khoang ngực và xung quanh phổi. Bệnh viêm màng phổi là tình trạng xảy ra khi màng phổi bị viêm. Ngoài ra, đôi khi các chất lỏng có thể tích tụ xung quanh các mô này, được gọi là tràn dịch màng phổi.
Các triệu chứng thường bao gồm:
- Đau khu vực lồng ngực, xương ức, đặc biệt là khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu
- Có cảm giác như thiếu hụt không khí để thở
- Thường xuyên ho bất chợt mà không rõ lý do
- Sốt (thường không phổ biến)
– Viêm phế quản:
Viêm phế quản là tình trạng xảy ra khi các ống phế quản đưa không khí lưu thông vào phổi bị viêm. Tình trạng này thường phổ biến sau khi người bệnh bị cảm thấy hoặc cúm.
Viêm phế quản có thể dẫn đến các cơn đau ở xương ức, đặc biệt là khi người bệnh hít thở. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Ho có đờm kéo dài
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Đau xương ức hoặc khó chịu ở lồng ngực
– Viêm phổi:
Viêm phổi là tình trạng xảy ra khi phổi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng thường bao gồm:
- Khó thở
- Sốt cao
- Ho mãn tính
- Đau ở khu vực ngực, xương ngực hoặc xương sườn
Đau xương ức trái – phải có nguy hiểm không?
Xương ức là xương kết nối hai bên của lồng xương sườn và nằm ở phía trước các cơ quan chính trong ngực bao gồm tim, phổi, dạ dày và thực quản. Do đó, các cơn đau ở xương ngực (xương ức) có thể liên quan đến các bệnh lý xương khớp, dạ dày – thực quản hoặc các bệnh lý về phổi và tim mạch.
Trong hầu hết các cơn đau ở xương ức không liên quan đến tim mạch, kể cả khi người bệnh bị đau ở phía bên trái của xương ức. Đau xương ức thường không nghiêm trọng và không dẫn đến các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện kiểm tra các nguyên nhân cơ bản và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bên cạnh đó, đôi khi đau xương ức có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Nguy cơ này cao hơn nếu người bệnh trên 40 tuổi hoặc có tiền sử bệnh tim mạch. Một cơn đau tim có thể đe dọa đến tính mạng, do đó người bệnh cần đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay khi đau xương ức kèm các triệu chứng đau tim.
Các triệu chứng đau tim phổ biến thường bao gồm:
- Đau ở giữa ngực hoặc đau lồng ngực bên trái
- Đau hoặc khó chịu ở phần trên cơ thể, bao gồm đau vai, cánh tay và xương hàm
- Chóng mặt hoặc có cảm giác mơ hồ, khó xác định
- Khó thở
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn
Xuất hiện càng nhiều triệu chứng này, nguy cơ đau tim càng cao. Do đó, người bệnh cần gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.
Chẩn đoán tình trạng đau xương ức
Có nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế có thể dẫn đến đau xương ngực. Để chẩn đoán nguyên cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thể chất dọc theo khu vực xương ức hoặc các khu vực sưng, đau. Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh di chuyển vai, cánh tay và xoay vặn người để xác định vị trí cụ thể của cơn đau.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ chẩn đoán bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm chuyên môn như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm chức năng phổi
- X – quang ngực
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Kiểm tra ECG và mức độ căng thẳng
Biện pháp điều trị đau xương ức
Việc điều trị đau xương ức phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm, kiểm tra, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Thông thường các biện pháp xử lý và điều trị tình trạng đau xương ngực bao gồm:
1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Trong trường hợp các cơn đau không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cải thiện các cơn đau tại nhà. Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:
- Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể dành tối đa 2 ngày để nghỉ ngơi, sau đó vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng cứng khớp và tăng tính linh hoạt của cơ thể.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm nóng có thể tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm giãn cơ bắp và cải thiện các cơn đau. Bên cạnh đó, chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen natri. Tuy nhiên, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
2. Điều trị y tế
Nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị y tế. Điều trị thường dựa trên các nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau xương ức:
- Chấn thương hoặc gãy xương: Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy dấu hiệu chấn thương hoặc gãy xương, đặc biệt là khi đau xương ức sau các va chạm, tai nạn. Ngoài ra, người bệnh nên gọi cho cấp cứu nếu gãy xương ức kèm theo các dấu hiệu y tế nghiêm trọng như ngất xỉu, khó hô hấp, nôn ra máu, đau bụng, lưng, ngực hoặc sốt.
- Viêm khớp: Viêm khớp thưởng được điều trị bằng các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen natri. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau có chứa codein như hydrocodone / acetaminophen hoặc oxycodone / acetaminophen. Bên cạnh đó, đôi khi thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định để kiểm soát các cơn đau mãn tính do thoái hóa khớp tự nhiên. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
- Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc giảm axit dạ dày, thuốc giảm đau và thay đổi chế độ ăn uống. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Viêm màng phổi: Thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh thường được yêu cầu nghỉ ngơi để giảm cường độ các cơn đau xương ức.
Trong các trường hợp bệnh tim, nghi ngờ khối u vú hoặc ung thư, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chuyên môn để có biện pháp điều trị phù hợp.
Đau xương ức có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Thông thường tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau và điều trị các nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh nên tham khảo y kiến bác sĩ để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!