Đau Nhức Các Đốt Ngón Tay: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau nhức các đốt ngón tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bao gồm chấn thương và viêm xương khớp. Nếu không được điều trị tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và tăng nguy biến chứng, mất chức năng khớp.

Đau nhức các đốt ngón tay
Đau nhức các đốt ngón tay có thể liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân gây đau nhức các đốt ngón tay

Chấn thương cấu trúc hoặc tổn thương các các đốt ngón tay đều có thể gây đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó, một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như tiểu đường, viêm khớp hoặc các bệnh lý mạch máu cũng có thể gây đau các khớp ngón tay.

1. Nguyên nhân chấn thương

Chấn thương và các tổn thương ở các ngón tay có thể gây đau nhức các khớp và đốt ngón tay. Các chấn thương phổ biến thường bao gồm:

Bong gân: Bong gân ở ngón tay là tình trạng phổ biến, xảy ra khi gân hoặc dây chằng ở các ngón tay bị căng hoặc rách. Bong gân ngón tay thường xuất hiện sau va chạm, té ngã, nâng một vật không đúng cách hoặc sau các hoạt động thể thao va chạm. Các dấu hiệu bao gồm sưng và đau nhức các đốt ngón tay tại khu vực ảnh hưởng.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Gãy hoặc vỡ xương: Xương các đốt ngón tay có thể bị gãy hoặc vỡ nát. Các triệu chứng bao gồm gây đau khớp, tê, hạn chế vận động. Nếu gãy xương gần khu vực các đốt ngón tay, người bệnh có thể cảm thấy đau khi sử dụng tay hoặc khi ấn vào vị trí bị ảnh hưởng.

Trật khớp: Trật khớp ngón tay là tình trạng phổ biến, xuất hiện khi các đốt, khớp xương ngón tay di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Các triệu chứng bao gồm đau nhức các đốt ngón tay hoặc hạn chế khả năng vận động.

2. Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, bao gồm các khớp và đốt ngón tay. Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp và hai dạng viêm khớp phổ biến nhất có thể gây cứng khớp, sưng và đau nhức các đốt ngón tay.

Cách chữa đau khớp ngón tay giữa
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến có thể gây đau các đốt ngớn tay

Ngoài ra, một số tình trạng khác có thể gây viêm khớp và dẫn đến đau các đốt ngón tay bao gồm:

  • Bệnh gout: Mặc dù bệnh gout thường ảnh hưởng đến chân, đặc biệt là ngón chân cái, nhưng trong một số trường hợp bệnh gout có thể gây đau và sưng các đốt ngón tay.
  • Thoái hóa khớp bàn tay ngón tay: Thoái hóa khớp là tình trạng hao mòn sụn khớp dẫn đến ma sát và viêm ở các khớp ngón tay. Các triệu chứng bao gồm cứng khớp, khó di chuyển tay, giảm sức mạnh tay và sưng đau ở các đốt ngón tay.
  • Hạch Heberden (Heberden’s nodes): Đây là tình trạng phát triển các khối u nhỏ ở các đốt ngón tay ở bệnh nhân viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này có thể gây đau đớn, cứng khớp và khó chịu ở các đốt ngón tay.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng rối loạn mô liên kết thường ảnh hưởng đến các đốt ngón tay. Các triệu chứng phổ biến bao gồm cứng khớp và đau nhức các đốt ngón tay.

3. Nhiễm trùng

Bên cạnh chấn thương và bệnh viêm khớp, nhiễm trùng ở tay và nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau nhức các đốt ngón tay. Nhiễm trùng có thể bao gồm:

  • Áp xe
  • Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da hoặc các mô mềm ở tay)
  • Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương ngón tay)
  • Nhiễm một số loại virus và nấm

4. Các nguyên nhân khác

Đau nhức các đốt ngón tay cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và vấn đề ở hệ thống cơ thể như:

  • Lạm dụng rượu
  • Khối u lành tính
  • Có các cục máu đông
  • Ung thư xương
  • Viêm mạch máu cấp tính hoặc động mạch máu và tĩnh mạch
  • Dị tật đốt ngón tay bẩm sinh
  • Bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Hội chứng Raynaud, gây co thắt các mạch máu nhỏ ở ngón tay, ngón chân và giảm lưu thông máu.
Đau khớp ngón tay giữa
Lạm dụng rượu có thể tăng nguy cơ bị đau khớp ngón tay

Dấu hiệu và triệu chứng đau nhức các đốt ngón tay

Đau nhức các đốt ngón tay có thể đi kèm một số triệu chứng khác như:

  • Chảy máu hoặc bầm tím ở ngón tay bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran
  • Khó hoặc không thể di chuyển các đốt ngón tay
  • Đau khớp
  • Tê hoặc cứng khớp
  • Sưng phù ngón tay, các khớp hoặc cả bàn tay

Trong một số trường hợp, đau nhức các đốt ngón tay có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:

  • Tê liệt hoặc không có khả năng di chuyển một bộ phận cơ thể
  • Có các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở nhanh, khò khè hoặc ngạt thở
  • Thay đổi đột ngột về thị lực hoặc đau mắt
  • Đau hoặc yếu ở một bên cơ thể
  • Đau nhức các đốt ngón tay dữ dội, đột ngột

Đau nhức các đốt ngón tay có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp đau đớn và khó chịu ở các đốt ngón tay là tình trạng phổ biến và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên các bệnh lý viêm khớp có thể dẫn đến các biến chứng cũng như ảnh hưởng lâu dài.

Đau khớp ngón tay giữa
Đau khớp ngón tay có thể gây tổn thương và biến dạng các khớp

Nếu không được điều trị, đau các đốt ngón tay có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Biến dạng khớp hoặc gây hư hỏng các đốt ngón tay
  • Hoại tử các mô và đốt ngón tay, trong một số trường hợp người bệnh có thể cần tháo khớp hoặc cắt bỏ ngón tay
  • Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn và có thể đe dọa đến tính mạng
  • Nhiễm trùng mô mềm nghiêm trọng và có thể dẫn đến hoại thư các mô

Cách khắc phục điều trị đau nhức các đốt ngón tay

Các biện pháp điều trị đau các đốt ngón tay phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Cải thiện tại nhà

Các chấn thương nhẹ như bong gân, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các biện pháp giảm đau và cải thiện các chức năng các đốt ngón tay tại nhà thường bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện các chức năng khớp và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh vào các đốt ngón tay có thể giảm đau và sưng.
  • Chườm nóng có thể hỗ trợ ngăn ngừa cứng khớp và tăng tính linh hoạt ở các khớp ngón tay.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ như thuốc mỡ hoặc gel có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin.
  • Băng hoặc nẹp cố định các ngón tay bị thương để hạn chế vận động và các chấn thương liên quan khác. Nẹp cố định thường được chỉ định trong một thời gian giới hạn để cải thiện cơn đau và không gây cứng khớp.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.

2. Điều trị y tế

Trong trường hợp đau các đốt ngón tay nghiêm trọng hoặc có liên quan đến các bệnh viêm khớp, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị y tế. Các lựa chọn điều trị phổ biến thường bao gồm:

Cách chữa đau khớp ngón tay
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc có thể hỗ trợ cải thiện các cơ đau do viêm khớp ở ngón tay và cải thiện tình trạng viêm xung quanh khớp. Các loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen, ibuprofen. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau dạ dày và viêm loét dạ dày. Do đó, trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thường được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa các tổn thương và biến chứng liên quan đến các khớp ngón tay.
  • Tiêm Cortisone: Cortisone là thuốc chống viêm tác dụng mạnh và có thể mang lại hiệu quả cao khi điều trị đau các đốt ngón tay. Tuy nhiên, tiêm Cortisone thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả tích cực. Phẫu thuật có thể bao gồm điều chỉnh các khớp bị tổn thương, thay thế khớp hoặc hợp nhất các đốt ngón tay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh thường không cần phẫu thuật điều trị.

Biện pháp phòng ngừa đau nhức các đốt ngón tay

Thay đổi phong cách sinh hoạt có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau các khớp ngón tay. Một số lưu ý bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách có thể bảo vệ sức khỏe, sức mạnh ở các ngón tay.
  • Bảo vệ bàn tay, ngón tay bằng cách đeo găng tay thích hợp có thể che chắn các đốt ngón tay, đặc biệt đối với các vận động viên đấm bốc.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C có thể hỗ trợ cải thực sức khỏe ở các khớp.

Đau nhức các đốt ngón tay thường không nghiêm trọng và thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến nhất có thể gây đau các đốt ngón tay. Tuy nhiên đây là bệnh lý mãn tính có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp nhưng không thể điều trị được.

Thực hiện các biện pháp chăm sóc và thay đổi lối sống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *