Thoái Hóa Khớp Bàn Tay, Ngón Tay Cần Làm Gì?
Nội dung bài viết
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay dẫn đến các cơn đau và cứng khớp. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian và dẫn đến mất chức năng tay.
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là gì?
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là tình trạng viêm gây đau và cứng khớp. Tương tự như tình trạng thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp ở tay có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian và gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp.
Thoái hóa khớp ở tay có thể chỉ ảnh hưởng đến một khớp, chẳng hạn như khớp ở gốc ngón cái, hoặc gây ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc. Khi thoái hóa khớp xuất hiện ở các ngón tay, tình trạng này có thể phát triển các u nang xương, khiến các đốt ngón tay trở nên to và thô hơn.
Bất kỳ khớp nào trên bàn tay cũng có thể bị thoái hóa. Tuy nhiên, các khớp thường bị ảnh hưởng nhất bao gồm:
- Khớp gian đốt gần (PIP): Đây là các khớp liên kẽ chịu trách nhiệm nối các đốt ngón tay.
- Khớp gian đốt xa (DIP): là khớp cuối cùng của các ngón tay và ngón tay cái.
- Khớp cơ bản (Carpometacarpal joint): Đây là khớp đầu tiên ở gốc ngón cái, chịu trách nhiệm kết nối ngón cái và cổ tay.
- Khớp cổ tay: Khớp cổ tay bao gồm nhiều khớp nhỏ có nhiệm vụ kết nối 8 xương cổ tay với nhau và kết nối cổ tay với xương cẳng tay.
Các khớp cầu lồi (MCP) và đốt ngón tay thường hiếm khi bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho biết, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay thường có xu hướng phát triển ở tay trái, bất kể người bệnh thuận tay trái hay phải. Tuy nhiên, những người có thói quen sử dụng một tay hoặc có sự chênh lệch lớn, thoái hóa khớp thường gây ảnh hưởng đến tay thuận.
Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến chức năng tay như thế nào?
Bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay, đặc biệt là ở ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa thường có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Điều này thường được giải thích là do ngón cái cần thiết cho nhiều hoạt động cầm nắm trong khi ngón trỏ và ngón giữ được sử dụng với mục đích kẹp đồ vật nhỏ.
Một số nghiên cứu ở người bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay (bao gồm cả nam và nữ), các ảnh hưởng phổ biến nhất có thể bao gồm:
- Thoái hóa khớp ở ngón giữa và ngón cái có thể khiến sức mạnh bàn tay yếu hơn. Điều này dẫn đến việc suy giảm khả năng cầm nắm đồ vật.
- Thoái hóa khớp ở ngón cái và ngón trỏ có thể dẫn đến cấu, véo, kẹp và làm mất sự tỉ mỉ, kết hợp của bàn tay.
Ngoài ra, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay được cho là một yếu tố nguy cơ gây Hội chứng ống cổ tay.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cũng như thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Chấn thương: Bao gồm gãy tay, trật khớp hoặc đã từng phẫu thuật trước đó có thể tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
- Lệch khớp: Nếu các xương ở ngón tay hoặc cổ tay không thẳng hàng có thể dẫn đến ma sát khớp quá mức. Điều này có thể diễn ra trong nhiều năm dẫn đến thoái hóa, viêm khớp và gây đau đớn nghiêm trọng.
- Thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần: Những người có tính chất công việc thực hiện các động tác tay lặp lại nhiều lần có thể tăng khả năng thoái hóa các khớp xương ở tay. Thợ làm tóc, thợ làm bánh thường có tỷ lệ thoái hóa khớp tay cao hơn.
- Giới tính nữ và cao tuổi: Theo thống kê có khoảng 9% nữ giới và 4% nam giới trên 26 tuổi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Trong khi tỷ lệ này tăng lên 26% ở phụ nữ và 13% ở nam giới trên 71 tuổi.
- Di truyền: Tương tự như thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp tay cũng liên quan đến các gen di truyền.
- Béo phì: Thừa cân nặng được xem là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này gây viêm toàn thân, bao gồm viêm , đau các khớp ở tay.
Mặc dù các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng không có nghĩa là bất cứ ai nằm trong nhóm này đều có các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu thoái hóa khớp bàn tay mà không rõ nguyên nhân cũng như yếu tố tác động.
Triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Đau và cứng khớp ở bàn tay và ngón tay là dấu hiệu phổ biến nhất. Điều này có thể gây khó khăn cho các hoạt động bình thường như cầm đũa hoặc cầm điện thoại di động. Tình trạng đau đớn và cứng khớp có thể trở nên tồi tệ hơn sau một thời gian dài không hoạt động.
Ngoài ra, một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tay yếu: Những người bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay thường có lực tay yếu hơn bình thường. Việc này có thể dẫn đến tình trạng kẹp các đồ vật nhỏ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc vặn mở nắp hộp hoặc chai nước có thể không gây khó khăn.
- Hội chứng ống cổ tay: Thoái hóa khớp có thể gây thay đổi cấu trúc xương và mô mềm ở cổ tay, bao gồm cả khu vực ống cổ tay. Điều này khiến ống cô tay co lại, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh gây tê, ngứa ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
- Hình thành hạt Bouchard: Đây là những sự tăng trưởng xương ở các đốt ngón tay khiến các đốt tay có vẻ to hơn hoặc sưng lên. Tình trạng này khiến tay thô hơn và gây khó khăn cho việc đeo nhẫn.
- Ngón cái vụng về: Đa số người thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay thường cảm thấy mất kết nối ở gốc ngón tay cái. Điều này khiến ngón cái trở nên thiếu linh hoạt và vụng về.
Chẩn đoán thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp bàn tay bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và thăm khám thực thể. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm liên quan có thể bao gồm:
- X-quang: Có thể hỗ trợ sự phát triển của xương bao gồm loãng xương, mất không gian bên trong sụn khớp và các dạng tổn thương khác.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường không cần thiết khi chẩn đoán các dạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu trong trường hợp thoái hóa khớp ngón tay để loại bỏ các bệnh lý liên quan như viêm khớp dạng thấp.
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay cần làm gì?
Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng thoái hóa khớp bàn tay và ở các ngón tay. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng theo thời gian, vì vậy người bệnh nên có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:
1. Chăm sóc tại nhà
Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi định kỳ khi cần thiết. Ví dụ những người thường xuyên gõ máy tính cần dành thời gian để tay nghỉ ngơi khoảng 3 giờ mỗi lần. Điều này có thể hỗ trợ củng cố các khớp ở cổ tay, ngón tay và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.
- Chườm nóng: Liệu pháp này có thể làm dịu các khớp bị ảnh hưởng bằng cách làm ấm dịch khớp. Chườm nóng cũng có thể cải thiện tình trạng đau khớp và duy trì sự linh hoạt ở bàn tay.
- Nẹp cổ tay và ngón tay: Một số loại nẹp cố định có thể hỗ trợ ổn định cổ tay và bàn tay. Sử dụng nẹp vào ban đêm có thể cải thiện các cơn đau và hỗ trợ giấc ngủ (đặc biệt là ở người Hội chứng ống cổ tay).
- Các biện pháp điều trị thay thế: Bao gồm massage, xoa bóp, châm cứu có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp.
2. Sử dụng thuốc điều trị
Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Thuốc thường bao gồm:
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Có thể cải thiện các cơn đau ở tay tạm thời. Hầu hết các loại thuốc được sản xuất ở dạng kem bôi, dầu thoa, miếng dán hoặc gel.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc giảm đau phổ biến như Ibuprofen và Naproxen có thể cải thiện các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài có thể tăng nguy cơ tổn thương hệ thống tiêu hóa, viêm loét dạ dày và các dụng phụ tiêu cực khác.
- Tiêm Steroid: Có thể giúp giảm đau tạm thời, trong vài tuần hoặc vài tháng, ở một số người bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này không được khuyến cáo lâu dài, bởi vì tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây suy yếu gân và dây chằng.
- Tiêm Axit Hyaluronic: Có tác dụng bôi trơn các khớp bị ảnh hưởng và hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, biện pháp này không phổ biến khi điều trị thoái hóa khớp bàn tay và các ngón tay, đặc biệt là khi bệnh ảnh hưởng đến gốc ngón tay cái.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không phổ biến khi điều trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định ở những trường hợp đau tay nghiêm trọng hoặc mất chức năng tay do viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp gây ra và các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
Hai phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp tay phổ biến bao gồm:
- Hợp nhất hai xương: Mục tiêu của phẫu thuật này là loại bỏ nguyên nhân gây đau nhưng các khớp ngón tay sẽ không còn cử động, co giãn và mất tính linh hoạt.
- Thay thế các khớp ngón tay: Phẫu thuật bao gồm loại bỏ sụn hoặc xương bị tổn thương và thay thế bằng các bộ phận nhân tạo. Các bộ phận giả này có thể làm từ nhựa hoặc kim loại.
Phẫu thuật có thể mang lại nhiều rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện.
Lời khuyên cho người bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Thoái hóa khớp bàn tay có thể ảnh hưởng đến chuyển động tay và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên để làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Một số lưu ý bao gồm:
- Mặc quần áo khóa kéo thay vì cài nút.
- Sử dụng các loại ổ khóa dài, lớn thay vì các loại khóa thông thường. Ngoài ra, tay nắm cửa dài hoặc được bọc vải và nilon chuyên dụng hỗ trợ cho người thoái hóa bàn tay, đốt ngón tay.
- Sử dụng các dụng cụ nhẹ và dễ sử dụng hơn.
- Dùng giày chống trượt và các loại giày không cần buộc dây giày.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể chống lại các bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp.
- Không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá có thể hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
- Tránh các chấn thương có thể xảy ra khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
- Nếu công việc đòi hỏi đánh máy nhiều, hãy thực hành các tư thế tốt và dành thời gian nghỉ ngơi. Nếu cần thiết, hãy lấy một bàn phím đặc biệt có đệm cổ tay.
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là tình trạng xương khớp phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các dấu hiệu có thể trở nên nghiêm trọng và gây mất chức năng tay. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!