3 Bài Thuốc Ngâm Chân Trị Đau Khớp Hiệu Quả, Dễ Làm
Nội dung bài viết
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh xương khớp đều trải qua cảm giác đau nhức và mệt mỏi trong suốt quá trình trị liệu. Để giảm nhanh triệu chứng này và giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi của bệnh tại nhà, bên cạnh điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng 3 bài thuốc ngâm chân trị đau khớp sau đây.
Lợi ích của bài thuốc ngâm chân trị đau khớp
Theo một số nghiên cứu cho hay, ngâm chân trong nước ấm có thể giúp giải độc nhờ cơ chế loại bỏ độc tố, kim loại nặng trong cơ thể thông qua lòng bàn chân. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, ngâm chân nước ấm có thể giúp cải thiện sức khỏe cơ và khớp, đồng thời giúp hỗ trợ giảm đau nhức. Theo các chuyên gia điều tra về tác dụng của liệu pháp nóng đối với xương khớp cho hay, hơi ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giảm áp lực lên các khớp xương. Vì vậy, biện pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở khớp xương. Đặc biệt, ngâm chân còn giúp cải thiện nhẹ chức năng khớp gối, tăng cường khả năng khôi phục ở khớp.
Ngoài những tác dụng hữu ích này, ngâm chân còn giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi mang lại những lợi ích sức khỏe như:
- Nâng cao sức khỏe tim mạch: Theo một số nghiên cứu về ghi chú thủy trị liệu cho hay, ngâm chân có thể giúp mở rộng tự nhiên các mạch máu. Vì thế, cách làm này giúp cải thiện lưu lượng máu ở những đối tượng mắc bệnh tim mãn tính. Không những thế, đây cũng được xem là biện pháp giúp giảm độ cứng động mạch, hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch và ngăn ngừa huyết áp cao.
- Cải thiện sức khỏe não bộ và nâng cao giấc ngủ: Một số nghiên cứu cho thấy những đối tượng thường xuyên áp dụng phương pháp ngâm chân trong nước ấm khoảng 30 phút sẽ giúp giảm cảm giác phiền muộn, cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn. Điều này là do ngâm nước nóng giúp tăng cường lưu lượng máu, từ đó giúp hệ thần kinh và cơ bắp thư giãn, tạo cảm giác thoải mái.
3 bài thuốc ngâm chân trị đau khớp hiệu quả tại nhà
Theo Y học cổ truyện, ngâm chân là một trong những phương pháp detox giúp giải độc và cải thiện nhanh tình trạng đau nhức, co cứng khớp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giúp các bài thuốc ngâm chân phát huy tối đa tác dụng chữa trị, người bệnh cần ngâm đúng cách.
Người bệnh có thể sử dụng muối hoặc một số loại tinh dầu khác nhau như hoa oải hương, bạc hà hoặc khuynh diệp,… để ngâm chân hỗ trợ giảm thiểu tình trạng khó chịu ở khớp. Dưới đây là một số bài thuốc ngâm chân trị đau khớp hiệu quả ngay tại nhà, được rất nhiều bệnh nhân tin dùng.
1. Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ muối
Người bệnh bị đau nhức xương khớp có thể cho một lượng muối vào chậu nước ấm để ngâm chân. Theo các chuyên gia khoa xương khớp, cách làm này không chỉ kích thích các huyệt đạo dưới chân, tác động lên hệ thần kinh mà còn tăng cường sự lưu thông máu ở khớp xương. Từ đó giúp giảm viêm, giảm đau nhức và cải thiện tình trạng co cứng ở khớp gối trong thời gian ngắn.
+ Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 2 – 3 muỗng canh muối biển vào bồn ngâm chân hoặc chậu gỗ dùng ngâm chân. Lượng muối có thể tăng giảm tùy vào lượng nước sử dụng ngâm chân.
- Sau đó, cho nước nóng vào (nước không được quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C), khuấy đều cho muối hòa tan hoàn toàn.
- Đặt chân vào bồn ngâm sao cho mắt cá chân ngập trong nước.
- Sau khi ngâm khoảng 15 – 20 phút, lấy chân ra và lau khô bằng khăn.
Thực hiện cách trị đau khớp bằng ngâm nước muối này thường xuyên 2 – 3 lần trong tuần để cải thiện triệu chứng đau và khó chịu ở khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chữa đau khớp bằng cây cúc tần, muối rang hoặc các loại cây thảo dược khác như ngải cứu, cây tướng quân,…
2. Mẹo hay chữa đau chân bằng ngâm nước cây sả
Tinh chất chứa trong cây sả không chỉ giúp chống viêm, kháng khuẩn mà còn tạo cảm giác thoải mái, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Không những thế, dược liệu này còn giúp giảm viêm và giảm đau nhức ở xương, hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh xương khớp tái phát.
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng 5 nhánh sả tươi đem bóc bỏ phần vỏ úa vàng bên ngoài, rửa sạch và đập dập
- Cho sả vào nồi và thêm 1 lít nước vào đun sôi khoảng 20 phút
- Sau khi nước sôi, cho thêm 20 gram muối vào, khuấy đều cho tan hết
- Chờ nước nguội bớt hoặc có thể làm nguội bằng cách pha thêm nước, dùng nước này ngâm chân
Thường xuyên áp dụng bài thuốc ngâm chân trị đau khớp từ sả giúp khắc phục nhanh triệu chứng thông thường của bệnh, đồng thời cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn.
3. Ngâm chân trị đau khớp bằng lá chè xanh
Lá chè xanh chứa lượng lớn hoạt chất chống oxy, có tác dụng thanh lọc và giải độc cơ thể. Không những thế, các thành phần chứa trong dược liệu tự nhiên này còn giúp giảm đau, tăng cường khả năng kháng khuẩn và chống viêm, mang lại nhiều lợi ích đối với người bệnh có tiền sử đau xương khớp.
+ Cách thực hiện như sau:
- Hái 10 gram lá chè xanh tươi đem rửa sạch, vò nát
- Cho lá chè xanh vào ấm và thêm 1.5 lít nước vào đun sôi
- Sau khi nước sôi đun thêm khoảng 5 – 10 phút cho các hoạt chất có lợi chứa trong lá chè xanh hoàn tan vào nước
- Tiếp đó thêm vào lượng nhỏ muối, khuấy đều và dùng ngâm chân
Ngoài cách ngâm chân, bệnh nhân cũng có thể uống lá chè xanh mỗi ngày nhằm giúp hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa xương, ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc ngâm chân trị đau khớp
Ngâm chân bằng nước nóng giúp hỗ trợ điều trị và khắc phục triệu chứng xương khớp. Đặc biệt, biện pháp thủy trị liệu này khá an toàn và không gây sự phụ thuộc hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào đáng chú ý khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm, bệnh nhân cũng nên chú ý những điểm sau:
- Ngâm nước nóng quá lâu có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức nhiệt độ bình thường (khoảng 32 – 33 độ C). Vì thế, có thể gây nên các phản ứng như nhịp tim không đều, nhịp thở giảm, tụt huyết áp hoặc giảm ý thức. Do đó, trong quá trình ngâm, bệnh nhân chỉ nên ngâm khoảng 15 – 20 phút.
- Người bệnh nên pha loãng hoặc làm nguội nước ở nhiệt độ thích hợp trước khi ngâm chân. Bởi nước nóng giúp kích hoạt máu lưu thông tốt, nhưng nếu nước quá nóng có thể làm tăng nguy cơ bị bỏng hoặc nhiệt đột quỵ. Nhiệt độ nước ngâm chân thích hợp thường là 40 – 60 độ C.
- Không nên ngâm chân trước hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Điều này có thể khiến máu lưu thông đến chân, làm giảm chức năng hoạt động của dạ dày. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng ợ hơi, đầy hơi hoặc khó tiêu. Do đó, bệnh nhân chỉ nên ngâm chân ở khung giờ thích hợp như 4 – 5 giờ chiều hoặc sau 9 giờ tối, cách bữa ăn 2 – 3 tiếng.
- Tránh áp dụng bài thuốc ngâm chân trị đau khớp khi chân có vết thương hở. Đặc biệt, không nên ngâm ngập cả phần cẳng chân trong nước thuốc. Tốt nhất chỉ nên ngâm từ mắt cá chân trở xuống.
- Phụ nữ mang thai hoặc những đối tượng có vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tiểu đường hoặc bị suy giãn tĩnh mạch,… không nên áp dụng cách trị đau khớp này.
Khi nào nên ngâm chân trị đau khớp?
Các chuyên gia xương khớp khuyên dùng liệu pháp ngâm chân ở những đối tượng mắc bệnh xương khớp hoặc chấn thương ở cơ hay xương. Người bệnh có thể áp dụng các cách ngâm chân chữa đau khớp vào buổi sáng sớm. Bởi cách làm này giúp giảm tình trạng co cứng, tăng phạm vi chuyển động ở khớp sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng cách này vào mỗi buổi trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để khắc phục đau nhức ở khớp và cải thiện giấc ngủ.
Bài thuốc ngâm chân trị đau khớp là một trong những phương pháp đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà và giúp đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng trong quá trình điều trị tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và tình trạng bệnh. Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng bệnh là bệnh nhân nên thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc ngâm chân chỉ giảm triệu chứng không hết bệnh, cần dùng thuốc tấn công vào gốc. Hiện nay bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được đánh giá là GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN. Phương thuốc sử dụng thành phần 100% thảo dược tự nhiên giúp loại bỏ chứng bệnh an toàn, hiệu quả từ gốc.
Có thể bạn quan tâm:
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!