Vì sao đau dạ dày khi căng thẳng (stress), suy nghĩ nhiều

Đau dạ dày khi căng thẳng (stress), suy nghĩ nhiều là tình trạng xảy ra phổ biến. Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl khi người bệnh thường xuyên bị stress, căng thẳng và suy nghĩ nhiều. Sự tăng tiết acid HCl khiến niêm mạc bị tổn thương và gây đau dạ dày. Đối với trường hợp này, kiểm soát căng thẳng kết hợp sinh hoạt điều độ và ăn uống lành mạnh là phương pháp điều trị chủ yếu, giúp cải thiện cơn đau và phòng ngừa tái phát.

Vì sao đau dạ dày khi căng thẳng (stress), suy nghĩ nhiều
Tìm hiểu vì sao đau dạ dày khi căng thẳng (stress), suy nghĩ nhiều, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và điều trị

Vì sao đau dạ dày khi căng thẳng (stress), suy nghĩ nhiều?

Đau dạ dày khi căng thẳng (stress), suy nghĩ nhiều phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Hệ thống tiêu hóa chịu sự tác động và bị điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ruột – giao tiếp. Khi có sự căng thẳng, suy nghĩ kéo dài thì các hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ngưng trệ. Nguyên nhân là do căng thẳng khiến lưu lượng máu bị tắt, hệ thống thần kinh trung ương không được dung nạp đủ lượng máu cần thiết, lâu ngày những cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa bị ảnh hưởng, giảm tiết cần thiết cho hoạt động tiêu hóa. Từ đó làm phát sinh những cơn đau dạ dày cũng như mắc bệnh dạ dày do căng thẳng, stress, nhất là nhiễm vi khuẩn HP.
  • Stress, căng thẳng có thể phát sinh sự co thắt ở thực quản. Đồng thời làm tăng bài tiết và số lượng axit trong dạ dày. Cuối cùng gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng.

Không phải tất cả những trường hợp bị viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày đều do sự căng thẳng, stress gây ra. Tuy nhiên thực tế cho thấy căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều có thể khiến các hoạt động của hệ tiêu hóa bị ngưng trệ, hệ tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Nếu tái phát nhiều lần hoặc thường xuyên diễn ra, tình trạng này sẽ khiến bạn bị viêm dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều

Trong thời gian đầu khi bệnh vừa mới chớm, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng của tình trạng đau dạ dày không nghiêm trọng và thường chỉ thoáng qua. Cụ thể:

Đã từng có một hành trình dài chữa viêm loét HP vô cùng gian nan và tưởng chừng như mất niềm tin vào cuộc sống, cô Đồng Thị Tâm đã cải thiện tình trạng của mình sau 45 ngày và dứt hẳn bệnh sau 3 tháng >> XEM CHI TIẾT
  • Đau bụng, chậm tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua…
  • Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng do hệ tiêu hóa gặp vấn đề và làm việc không tốt.
  • Lâu dần, nếu bệnh nhân không giảm căng thẳng hoặc không cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, bổ sung đủ dinh dưỡng thì tình trạng đau dạ dày sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu, làm phát sinh những cơn đau nhói, khó chịu và co thắt vùng thượng vị.
  • Tình trạng đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều cũng có thể gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

Đặc điểm của bệnh dạ dày là tiến triển nhanh và thường xuyên tái phát. Trong trường hợp không sớm thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị dứt điểm, bệnh dạ dày sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu. Đồng thời làm phát sinh nhiều cơn đau co thắt dữ dội.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, nôn ói, xuất huyết dạ dày, viêm nặng, loét dạ dày và ung thư dạ dày ở những trường hợp nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sinh hoạt và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Đau bụng, chậm tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua...
Đau bụng, chậm tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều

Phương pháp điều trị và phòng ngừa đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều

Kiểm soát căng thẳng, stress và tránh suy nghĩ nhiều chính là phương pháp chính trong quá trình điều trị và phòng ngừa đau dạ dày do căng thẳng.

1. Điều trị đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều

  • Để khắc phục tốt tình trạng đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều, người bệnh cần tiến hành điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp, cân đối lại công việc, điều chỉnh lại cuộc sống. Nếu cơ thể không còn mệt mỏi, đầu óc không còn căng thẳng, suy nghĩ hay hạn chế stress xuất hiện một cách triệt kết hợp với chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh thì tình trạng đau dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm và được khắc phục trong thời gian ngắn.
  • Ngay sau khi xác định nguyên nhân làm phát sinh những cơn đau dạ dày là stress, căng thẳng kéo dài, người bệnh cần tránh suy nghĩ nhiều, kiểm soát căng thẳng và stress bằng nhiều biện pháp khác nhau. Điển hình như tập yoga, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc hoặc chọn cách chia sẻ nguyên nhân gây căng thẳng với bạn bè hay người thân trong gia đình. Bên cạnh đó người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và áp dụng một phác đồ điều trị đau dạ dày thích hợp, khoa học.
  • Lịch sinh hoạt và công việc của người bị đau dạ dày do căng thẳng cần được điều chỉnh một cách phù hợp. Cụ thể sinh hoạt điều độ, sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để kiểm soát căng thẳng, stress.
  • Ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt bạn cần ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi. Theo kết quả nghiên cứu, ngoài chứa nhiều thành phần dinh dưỡng là vitamin, các loại rau xanh còn chứa Prebiotic – một chất dinh dưỡng có khả năng kích thích hoạt động của ruột, giảm căng thẳng và stress. Prebiotic đặc biệt chứa nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, rau nabi, măng tây, rau cải xoăn… Ngoài ra việc ăn cá béo, cam, rau chân vịt, quả bơ, hạnh nhân, quả hồ trăn, uống sữa, uống trà đen cũng giúp bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
  • Khi bị đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều bạn cần tránh thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm có khả năng tác động và mang tính kích thích đối với dạ dày như thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm có tính axit, thực phẩm lên men…
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cân đối lại công việc, cuộc sống
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cân đối lại công việc, cuộc sống để điều trị đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều

2. Biện pháp phòng ngừa viêm, đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều

Những biện pháp được liệt kê bên dưới có thể giúp bạn phòng ngừa viêm, đau dạ dày do căng thẳng, stress và suy nghĩ nhiều, cụ thể:

  • Tập thể dục, tăng cường vận động

Thường xuyên tập thể dục, tăng cường vận động mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và kích thích cơ thể phóng thích endorphins (hóa chất trong não). Việc tăng cường sản sinh hóa chất trong não endorphins sẽ giúp bạn cân bằng trạng thái, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.

  • Liệu pháp thư giãn

Các chuyên gia khuyên rằng những người bị viêm, đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều nên áp dụng các liệu pháp thư giãn để cải thiện tâm trạng, giảm stress, phòng ngừa và điều trị những vấn đề liên quan đến dạ dày do căng thẳng.

Những liệu pháp thư giãn giúp bạn cải thiện tâm trạng có thể bao gồm: Yoga, ngồi thiền, phản hồi sinh học, thôi miên, thư giãn cơ bắp tiến bộ, nghe nhạc hoặc xem những hình ảnh tâm thần.

  • Thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa

Nếu bạn không thể tự kiểm soát căng thẳng bằng những biện pháp nêu trên, bạn có thể tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý học để tìm ra hướng giải quyết cho tình trạng căng thẳng của bạn.

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh

Để phòng ngừa viêm, đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều, bạn cần một chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có trong hoa quả tươi.

Ngoài ra để kiểm soát căng thẳng, phòng ngừa cơn đau dạ dày phát sinh, bạn cần tránh uống rượu bia, hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn cay nóng, không sử dụng chất kích thích.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh giúp phòng ngừa viêm và đau dạ dày do căng thẳng

Tình trạng viêm và đau dạ dày có thể phát sinh khi bạn căng thẳng, stress kéo dài. Tuy nhiên tình trạng này có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau mà không cần phải sử dụng thuốc. Để phòng ngừa và điều trị đau dạ dày do căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều, bạn nên tập trung vào các biện pháp kiểm soát căng thẳng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ.

Bài viết liên quan:

5/5 - (14 bình chọn)

Giải pháp độc đáo và duy nhất được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc - "Bí quyết vàng" người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua khi điều trị bệnh dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *