Cách chữa mụn cóc bằng băng keo cực đơn giản

Chữa mụn cóc bằng băng keo là một cách khắc phục tại nhà đơn giản, phổ biến với chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phù hợp với một số người cũng như có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.

Cách chữa mụn cóc bằng băng keo
Cách chữa mụn cóc bằng băng keo cực mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp

Chữa mụn cóc bằng băng keo có hiệu quả không?

Mụn cóc hay mụn cơm là cách dạng tăng trưởng da bất thường do nhiễm trùng HPV (human papillomavirus) gây ra. Hầu hết các trường hợp mụn cóc đều dễ lây lan, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nhưng thường không gây nguy hiểm. Ngoài ra, một số loại mụn cóc có thể gây đau đớn và khó chịu.

Mụn cóc thường có thể tự cải thiện trong vài tháng hoặc vài năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro không mong muốn và cải thiện thẩm mỹ, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp tự nhiên hoặc thuốc để cải thiện mụn cóc.

Trong đó cách chữa mụn cóc bằng băng keo là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản, phí thấp và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không giống như các biện pháp điều trị khác, băng keo không thể tiêu diệt virus gây mụn cóc cũng như không thể loại bỏ mụn cóc tận gốc. Thay vào đó, băng keo ngăn ngừa virus gây mụn cóc lây lan bằng cách hạn chế mụn cóc tiếp xúc với các khu vực khác trên da.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.
Chữa mụn cóc bằng băng keo
Chữa mụn cóc bằng băng keo không thể loại bỏ virus gây mụn cóc

Ngoài ra, một số giả thuyết cho rằng cách chữa mụn cóc bằng băng keo có thể loại bỏ các tế bào da chết bằng cách loại bỏ oxy của da. Nói cách khác, biện pháp này có thể khiến các tế bào mụn cóc chết đi và loại bỏ mụn cóc sau một thời gian. Bên cạnh đó, áp dụng băng keo trên mụn cóc có thể ngăn ngừa hình thành các tế bào da mới và làm giảm kích thước của nốt mụn cóc.

Theo một số nghiên cứu, cách chữa mụn cóc bằng băng keo hiệu quả hơn phương pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng. Hiệu quả điều trị cụ thể như sau:

  • Người bệnh được trị liệu với nitơ lỏng 2 -3 lần mỗi tuần liên tục trong 3 tháng, tỷ lệ điều trị thành công là 60%.
  • Đối với người chữa mụn cóc bằng băng keo tại nhà trong 8 tuần, tỷ lệ điều trị thành công là 85%.

Cách chữa mụn cóc bằng băng keo có thể mang lại hiệu quả tương đối cao, chi phí thấp và cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, các chuyên gia thường không khuyến khích người bệnh áp dụng phương pháp này, bởi vì giữ một miếng băng keo kéo dài có thể tăng nguy cơ viêm da hoặc nhiễm trùng vi khuẩn khác.

Bên cạnh đó, nếu không áp dụng đúng cách, virus có thể lây lan hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.

Cách chữa mụn cóc bằng băng keo cực đơn giản tại nhà

Chữa mụn cóc bằng băng keo là biện pháp phổ biến, đơn giản nhưng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó trước khi áp dụng phương pháp, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Chữa mụn cóc bằng băng keo có hiệu quả không
Để tăng cường hiệu quả điều trị người bệnh có thể thoa acid salicylic trước khi dán băng keo

Cụ thể cách chữa mụn cóc bằng băng keo được thực hiện theo các bước sau:

  • Cắt một miếng băng keo nhỏ, có kích thước đủ lớn để che hoàn toàn nốt mụn cóc và xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
  • Làm sạch khu vực nổi mụn cóc và để da khô hoàn toàn, một cách tự nhiên.
  • Dán băng keo kín nốt mụn cóc và khu vực xung quanh. Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh có thể thoa dung dịch axit salicylic 17% vào mụn cóc trước khi che bằng băng keo.
  • Nếu băng keo rơi ra trong quá trình thực hiện, hãy thay bằng một miếng băng keo mới, sạch.
  • Thay băng keo mới sau một tuần, rửa mụn cóc và sử dụng đá bọt, đá nhám hoặc đá bào chà lên mụn cóc để loại bỏ các tế bào da chết.
  • Để mụn cóc khô qua đêm hoặc để mụn cóc tiếp xúc với không khí trong 10 – 12 giờ.
  • Dán băng keo keo vào mụn cóc và thực hiện lại các bước điều trị.

Để cách chữa mụn cóc bằng băng keo mang lại hiệu quả tốt nhất, thông thường người bệnh cần lặp lại các thao tác trong 8 tuần liên tục. Băng keo phải che kín nốt mụn cóc và hạn chế tiếp xúc với không khí. Điều này có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc tại vị trí dán băng keo.

Bên cạnh đó, việc che kín da có thể tăng nguy cơ tắc nghẽn các lỗ chân lông, tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và dẫn đến mụn nhọt, viêm nhiễm. Do đó, nếu nhận thấy các phản ứng không mong muốn, người bệnh nên dừng cách chữa mụn cóc bằng băng keo và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Tác dụng phụ khi chữa mụn cóc bằng băng keo

Mặc dù cách chữa mụn cóc bằng băng keo có thể mang lại hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên các nhà khoa học thường cảnh báo về các phản ứng phụ cũng như rủi ro có thể xảy ra.

Cụ thể, các tác dụng phụ bao gồm:

  • Đỏ hoặc thay đổi màu da
  • Ngứa ngáy, khó chịu
  • Chảy máu
  • Bệnh chàm
  • Viêm da tiếp xúc
  • Tăng nguy cơ mụn nhọt
  • Các phản ứng da khác

Nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên dừng các thao tác, tháo băng keo và thông báo cho bác sĩ chuyên môn. Khi da đã hồi phục, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị các phương pháp điều trị hợp lý khác.

Lưu ý khi chữa mụn cóc bằng băng keo

Cách chữa mụn cóc bằng băng keo có thể không phù hợp với tất cả các loại mụn cóc. Cụ thể, không được sử dụng băng keo đối với các loại mụn cóc như:

trị mụn cóc bằng băng dính
Cách chữa mụn cóc bằng băng keo có thể không phù hợp với mụn cóc dưới lòng bàn chân
  • Mụn cóc sinh dục hoặc mụn cóc ở gần khu vực sinh dục như háng, đùi trong, hậu môn hoặc mông
  • Mụn cóc dưới nách
  • Mụn cóc xuất hiện ở gần các màng nhầy, bao gồm bên trong niêm mạc mũi, miệng

Mụn cóc dưới lòng bàn chân thường không đáp ứng cách chữa mụn cóc bằng băng keo. Da ở chân, đặc biệt là ở gót chân thường có kết cấu tương đối khó loại bỏ. Bên cạnh đó, do tính chất di chuyển, đứng của chân, áp dụng băng keo có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nhiễm nấm ở chân.

Đối với người nhiễm mụn cóc sinh dục, người bệnh đến đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Hầu hết các loại mụn cóc sinh dục không thể được điều trị với các phương pháp tại nhà. Bên cạnh đó, loại mụn cóc này có thể dẫn đến thay đổi tính chất các tế bào, tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam và cả ung thư hậu môn. Do đó, người bệnh không nên tự cải thiện các triệu chứng mụn cóc sinh dục tại nhà.

Bên cạnh đó, cách chữa mụn cóc bằng băng keo có thể gây đỏ da, chảy máu, phát ban và đau đớn khi tháo băng kéo. Vì vậy bệnh nhân có làn da nhạy cảm không nên thực hiện phương pháp này.

Trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện liệu pháp nếu mụn cóc bị đau, chảy máu, nứt nẻ hoặc gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Một số biện pháp điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà khác

Hầu hết các loại mụn cóc thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Bên cạnh cách chữa mụn cóc bằng băng keo, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hiệu quả khác, bao gồm:

1. Chữa mụn cóc bằng tỏi

Tỏi là một loại dược liệu phổ biến được sử dụng như một phương pháp điều trị ung thư, bệnh tim, rối loạn da và hạn chế căng thẳng. Bên cạnh đó, tỏi cũng được cho là có thể ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn, cải thiện tình trạng tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.

Đối với các loại mụn cóc, tỏi có thể chống lại virus gây nhiễm trùng, hỗ trợ loại bỏ mụn cóc và ngăn ngừa mụn cóc tái phát trong tương lai. Một số nghiên cứu cho biết, điều trị mụn cóc với tỏi 2 lần mỗi ngày có trong 20 tuần có thể mang lại hiệu quả tương tự như sử dụng axit salicylic.

Để điều trị mụn cóc với tỏi, người bệnh thực hiện theo cách sau:

  • Giã nhuyễn một tép tỏi hoặc trộn 5 giọt tinh dầu tỏi với 1 thìa cà phê dầu ô liu để thu được hỗn hợp sền sệt
  • Thoa hỗn hợp lên nốt mụn cóc, che lại bằng băng cá nhân hoặc băng keo, để yên trong 15 – 20 phút.
  • Rửa sạch vùng da bệnh với nước ấm.
  • Thực hiện các thao tác 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 7 – 10 ngày hoặc đến khu mụn cóc khỏi hẳn.

2. Tinh dầu chanh điều trị mụn cóc

Tinh dầu chanh được chiết xuất từ các tuyến nhỏ trên bề mặt của vỏ chanh. Theo các nghiên cứu, tinh dầu chanh có thể hỗ trợ thanh lọc cơ thể, khử mùi, sát trùng, kháng virus và kháng nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh dầu chanh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện hệ thống hô hấp.

Đối với mụn cóc, tinh dầu chanh chứa nhiều vitamin C và lượng axit cao, có thể hỗ trợ loại bỏ các loại mụn cóc. Ngoài ra, tinh dầu chanh có đặc tính sát trùng, làm se, chống viêm và có thể hỗ trợ tái tạo da.

cách trị mụn cóc bằng băng keo
Tinh dầu chanh chứa nồng độ axit cao có thể hỗ trợ điều trị mụn cóc

Để loại bỏ mụn cóc với tinh dầu chanh, người bệnh thực hiện theo các bước sau:

  • Pha loãng 3 – 4 giọt tinh dầu chanh với một thìa cà phê dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.
  • Ngâm một miếng bông gòn vào hỗn hợp dầu và thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc, massage trong 5 – 7 phút.
  • Lặp lại biện pháp 3 lần mỗi ngày cho đến khi mụn cóc khỏi hẳn.

3. Nha đam chữa các loại mụn cóc

Nha đam chứa nhiều hoạt chất có thể hỗ trợ làm dịu da, cải thiện các triệu chứng rối loạn da và là một trong những cách điều trị mụn cóc tại nhà hiệu quả nhất.

Theo một số nghiên cứu, gel nha đam rất giàu axit malic, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các enzym gây viêm. Bên cạnh đó, gel nha đam cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể tăng cường sức khỏe làn da.

Gel nha đam có thể hỗ trợ điều trị hầu hết các loại mụn cóc, bao gồm mụn cóc sinh dục.

Cách sử dụng gel nha đam điều trị mụn cóc như sau:

  • Cắt đôi một lá nha đam tươi để lấy phần gel trắng bên trong, rửa sạch với nước để tránh gây kích ứng da.
  • Cắt phần thịt nha đam thành các mảnh nhỏ và thoa phần gel lên các nốt mụn cóc, che lại bằng gạc y tế.
  • Để gel nha đam khô tự nhiên trên da.
  • Lặp lại biện pháp này 3 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi mụn cóc hết hẳn.

Sử dụng cách chữa mụn cóc bằng băng keo hoặc các biện pháp điều trị tại nhà có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, các phương pháp này có thể dẫn đến nhiều rủi ro cũng như các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trước khi áp dụng người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *