Bị chàm quanh miệng có tự hết không? Cần làm gì?

Bệnh chàm quanh miệng thường được biểu hiện dưới dạng phát ban da có vảy hoặc gây đỏ da xung quanh miệng. Nếu không được điều trị phù hợp tình trạng này có thể gây viêm da tái phát kéo dài hàng tuần, hàng tháng và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

chàm quanh miệng
Bệnh chàm quanh miệng có thể tái phát và kéo dài trong nhiều tuần

Bệnh chàm quanh miệng là gì? Có tự khỏi không?

Chàm quanh miệng là một dạng bệnh chàm, gây phát ban viêm liên đến đến vùng da xung quanh miệng. Trong một số trường hợp viêm da có thể phát triển đến mũi hoặc thậm chí là mắt.

Đặc trưng của bệnh chàm quanh miệng là xuất hiện dưới dạng các vảy hoặc mụn đỏ xung quanh miệng. Đôi khi các nốt mụn đỏ có thể tiết dịch trong suốt, gây ngứa nhẹ hoặc bỏng rát.

Bệnh chàm quanh miệng thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 45 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Người lớn tuổi, nam giới và cả trẻ em đều có thể gặp các triệu chứng bệnh chàm môi hoặc chàm xung quanh miệng.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh chàm quanh miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể tái phát nhanh chóng. Các đợt tái phát có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí và một vài năm.

Do đó, mặc dù tình trạng viêm da quanh miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên người bệnh nên có biện pháp xử lý phù hợp để cải thiện chất cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh chàm quanh miệng

Hiện tại nguyên nhân gây bệnh chàm và bệnh chàm quanh miệng chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng việc sử dụng steroid tại chỗ mạnh trên da có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh chàm. Bên cạnh đó, thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid cũng có thể gây bệnh chàm quanh miệng.

nguyên nhân gây bệnh chàm quanh miệng
Sử dụng corticosteroid tại chỗ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây bệnh chàm quanh miệng

Corticosteroid tại chỗ, thuốc mỡ, kem hoặc gel steroid được sử dụng để điều trị các tình trạng da khác, chẳng hạn như tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên người dùng nên sử dụng sản phẩm như một biện pháp ngắn hạn và theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, hầu hết các loại thuốc chứa corticosteroid đều không thích hợp để thoa lên mặt.

Một số nghiên cứu cho biết việc lạm dụng corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến các tổn thương da, đặc biệt là vùng da mặt. Cụ thể, bệnh chàm quanh miệng được xem là một tác dụng phụ của thuốc corticosteroid.

Các loại mỹ phẩm có chứa dầu mỡ hoặc gốc parafin cũng có thể dẫn đến tình trạng chàm quanh miệng hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh chàm xung quanh miệng bao gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
  • Sử dụng kem đánh răng có flo
  • Người thường xuyên chảy nước bọt
  • Sử dụng tránh thai thường xuyên hoặc thuốc có thể gây thay đổi nội tiết tố
  • Tác dụng phụ của một số loại kem chống nắng
  • Rối loạn chức năng hàng rào biểu bì bảo vệ da
  • Thay đổi hệ thống vi khuẩn trên da
  • Vi khuẩn xâm nhập vào nang lông
  • Phản ứng dị ứng

Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm quanh miệng

Một số người bị bệnh chàm quanh miệng có thể chỉ nổi một vài vết sưng tấy và phát ban của không rõ ràng. Tuy nhiên, những người khác có thể phát ban nghiêm trọng, nổi mụn nước hoặc xuất hiện các khối u nhỏ quanh miệng.

bị chàm quanh miệng
Bệnh chàm gây phát ban nghiêm trọng, nổi mụn nước hoặc xuất hiện các khối u nhỏ quanh miệng

Cụ thể, chàm xung quanh miệng có thể có một số đặc điểm và dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Xuất hiện ở một bên hoặc hai bên ở cằm, môi trên, phân bố quanh miệng, quanh mũi và quanh mắt hoặc mí mắt.
  • Da môi nhợt nhạt, khô, bong tróc hoặc nứt nẻ.
  • Xuất hiện các cụm hồng ban hoặc sẩn có đường kính 1 – 2 mm.
  • Bề mặt da khô và bong tróc.
  • Kích ứng gây cảm giác nóng rát.

Viêm da quanh miệng có thể có màu đỏ hoặc hồng đối với người có làn da trắng hoặc màu da đối với người có làn da sẫm. Mặc dù đôi khi bệnh chàm có thể trông giống như mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, tuy nhiên các nốt sẩn đỏ có thể bị viêm, sưng và gây đau đớn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị ngứa, nóng rát, đặc biệt là khi phát ban trở nên nghiêm trọng.

Chàm quanh miệng có nguy hiểm không?

Bệnh chàm quanh miệng xảy ra chủ yếu sau khi sử dụng corticosteroid có thể được biểu hiện dưới dạng u hạt hoặc các nốt sẩn màu vàng dai dẳng. Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến thâm nhiễm các nang ở mô dẫn đến sạm da.

Trong một số trường hợp, các nốt sẩn trên mặt có thể dẫn đến chứng giãn da ở xung quanh miệng. Ngoài ra, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu ngừng sử dụng  corticosteroid đột ngột.

Biện pháp chẩn đoán bệnh chàm quanh miệng

Bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán bệnh chàm quanh miệng bằng cách kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng ngoài ra. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra tiền sử bệnh lý để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm cấy da để xác định các nguy cơ nhiễm trùng da. Trong kiểm tra này, bác sĩ sẽ lấy một mảng da nhỏ ở khu vực da bị ảnh hưởng, sau đó gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra vi khuẩn hoặc nấm trên các tế bào da.

Bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết da, đặc biệt là nếu phát ban da quanh miệng không đáp ứng các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Sinh thiết thường được sử dụng để xác định các dạng viêm da quanh miệng và viêm quanh mạch mãn tính, chẳng hạn như bệnh rosacea.

Bị chàm quanh miệng cần làm gì?

Hầu hết các trường hợp bệnh chàm quanh miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh tái phát và các rủi ro liên quan khác. Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Biện pháp điều trị chung

Bởi vì bệnh chàm xung quanh miệng thường liên quan đến Corticosteroid tại chỗ, do đó việc ngừng sử dụng các sản phẩm chứa corticosteroid là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng.

Nếu corticosteroid là thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ thay thế thuốc. Việc tiếp tục sử dụng corticosteroid có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, điều quan trọng là ngừng sử dụng corticosteroid.

bị chàm quanh miệng phải làm sao
Chỉ rửa mặt bằng nước ấm trong quá tình điều trị chàm quanh miệng

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Chỉ rửa mặt bằng nước ấm khi đang nổi mẩn đỏ trên da. Sau khi các nốt mẩn đỏ đã lành, người bệnh có thể sử dụng các chất tẩy rửa không chứa xà phòng hoặc các chất kích thích khác để làm sạch da.
  • Sử dụng kem chống nắng dạng lỏng hoặc gel thay vì dạng kem để tránh gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, nếu không cần thiết, người bệnh có thể cân nhắc không sử dụng kem chống nắng cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.

Nếu các triệu chứng chàm quanh miệng không thuyên giảm, người bệnh nên trao đổi về các loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi để ức chế hệ thống miễn dịch.

2. Sử dụng thuốc kê đơn

Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng bác sĩ có thể kê thuốc theo toa để cải thiện các triệu chứng.

Thuốc điều trị tại chỗ:

  • Thuốc kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như metronidazole và erythromycin.
  • Kem ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như kem tacrolimus hoặc pimecrolimus.
  • Thuốc điều trị mụn trứng cá tại chỗ, chẳng hạn như adapalene hoặc axit azelaic.

Thuốc đường uống:

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê một đợt kháng sinh đường uống để chống viêm. Thông thường một liệu trình có thể kéo dài 6 – 12 tuần để ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng sau khi ngừng sử dụng steroid tại chỗ.

  • Thông thường, một liệu trình tetracycline có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng.
  • Erythromycin có thể được chỉ định sử dụng để điều trị chàm quanh miệng đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và trẻ em trước tuổi dậy thì.
  • Có thể dùng isotretinoin liều thấp đường uống nếu các loại kháng sinh khác không mang lại hiệu quả điều trị.

3. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng bệnh chàm quanh miệng, người bệnh có thể kết hợp thay đổi lối sống để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Cụ thể, một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:

chàm quanh miệng cần kiêng gì
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay để tránh gây kích ứng da xung quanh miệng
  • Tránh sử dụng các loại sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm. Thay vào đó, chỉ sử dụng nước ấm trong thời gian điều trị các triệu chứng. Sau khi các nốt phát ban, mẩn đỏ đã lành, sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa mặt và không chà xát da, đặc biệt là vùng da quanh miệng.
  • Tránh các loại kem steroid, ngay cả hydrocortisone không kê đơn.
  • Ngừng sử dụng các sản phẩm trang điểm, mỹ phẩm và kem chống nắng trong thời gian điều trị các triệu chứng.
  • Thường xuyên giặt vỏ gối, khăn tắm bằng nước nóng.
  • Hạn chế ăn thức ăn cay, quá mặn để tránh gây kích ứng vùng da quanh miệng.

Thông thường viêm da quanh miệng có thể cải thiện bằng cách ngừng sử dụng steroid tại chỗ và kem bôi mặt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Điều trị bệnh chàm quanh miệng tại nhà

Bệnh chàm quanh miệng có thể kéo dài nhiều tháng nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh các loại thuốc và phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tại nhà như:

1. Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh, điều này khiến mật ong trở thành một phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh chàm quanh miệng. Bên cạnh việc điều trị các nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm, mật ong cũng có thể cải thiện các triệu chứng ngứa và viêm.

Để điều trị bệnh chàm với mật ong, người bệnh thực hiện như sau:

  • Thoa mật ong hữu cơ lên da xung quanh miệng
  • Để khô trong 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm
  • Lặp lại các biện pháp hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

2. Nghệ

Nghệ là một loại dược liệu thiên nhiên được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh chàm quanh miệng. Các đặc tính chống viêm của nghệ có thể hỗ trợ giảm ngứa, chống viêm, khử trùng và loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh chàm.

điều trị chàm môi tại nhà
Nghệ có đặc tính kháng khuẩn có thể loại bỏ các nguyên nhân gây chàm ở miệng

Để điều trị các triệu chứng bệnh chàm với nghệ, người bệnh thực hiện như sau:

  • Trộn một muỗng cà phê bột nghệ với mật ong và vài giọt nước để tạo thành hỗn hợp sệt
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da xung quanh miệng trong 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước mát
  • Thực hiện liệu pháp 2 – 3 lần mỗi ngày

3. Sữa chua

Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể loại bỏ các loại vi khuẩn xấu và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng bệnh chàm. Bên cạnh đó, sữa chua cũng có thể làm mát, làm dịu và làm hạn chế kích ứng da.

Cụ thể để điều trị các triệu chứng bệnh chàm quanh miệng, người bệnh có thể tham khảo các bước như:

  • Thoa một lớp sữa chua không đường lên vùng da bệnh chàm
  • Để sữa chua khô tự nhiên hoàn toàn
  • Rửa sạch với nước mát
  • Thực hiện điều này vài lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Bên cạnh đó, người bệnh có thể tăng cường hiệu quả bằng cách thêm mật ong vào sữa chua để tăng hiệu quả điều trị.

4. Nha đam

Nha đam hay lô hội là một phương pháp điều trị bệnh chàm phổ biến và hiệu quả. Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của nha đam có thể làm dịu, làm mát da và ngăn ngừa các vết phát ban.

Để điều trị bệnh chàm quanh miệng, người bệnh thực hiện như sau:

  • Chiết xuất gel nha đam từ cây nha đam tươi và thoa lên vùng da xung quanh môi vài lần mỗi ngày
  • Người bệnh cũng có thể trộn 4 muỗng canh gel nha đam với 5 – 6 giọt dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm trà để tăng hiệu quả điều trị

5. Dầu dừa

Dầu dừa là một chất kháng khuẩn, có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh chàm xung quanh miệng hiệu quả. Các axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Điều này có thể hỗ trợ chữa lành da, làm dịu kích ứng, đồng thời hỗ trợ dưỡng ẩm hiệu quả.

điều trị bệnh chàm bằng dầu dừa
Dầu dừa hỗ trợ làm mềm da và điều trị các triệu chứng bệnh chàm

Để điều trị bệnh chàm với dầu dừa, người bệnh thực hiện theo các bước như:

  • Chấm dầu dừa lên các khu vực bị ảnh hưởng bằng bông gòn
  • Lặp lại điều này vài lần trong ngày
  • Người bệnh cũng có thể cho thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà để tăng hiệu quả điều trị

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm quanh miệng

Bởi vì các nguyên nhân gây bệnh chàm quanh miệng không rõ ràng, do đó không thể phòng ngừa tất cả các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:

1. Tránh sử dụng steroid tại chỗ

Tránh sử dụng kem và thuốc mỡ có chứa steroid tại chỗ, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bác sĩ kê toa thuốc có chứa steroid, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng viêm da cũng như tiền sử bệnh chàm.

Có nhiều loại steroid với nhiều mức độ khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường chỉ định steroid yếu nhất để cải thiện các triệu chứng và không gây kích ứng da.

2. Sử dụng mỹ phẩm thận trọng

Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc kem dưỡng da chứa các thành phần nặng. Trao đổi với bác sĩ về các loại kem dưỡng ẩm phù hợp và không gây kích ứng da. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các nhãn hiệu mỹ phẩm thiên nhiên hoặc có chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế nguy cơ bệnh chàm.

phòng ngừa bệnh chàm miệng
Sử dụng mỹ phẩm phù hợp để tránh gây kích ứng da

Sử dụng các loại mỹ phẩm và kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng hoặc chứa thành phần tự nhiên. Trao đổi với bác sĩ da liễu về các sản phẩm phù hợp với làn da.

3. Tăng cường bảo vệ da

Hạn chế thời gian tiếp xúc da với các yếu tố gây kích ứng như tia cực tím (tia UV), nhiệt độ cao và gió. Các yếu tố này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tăng cường nguy cơ tái phát.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị bệnh chàm có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó che chắn cẩn thận để tránh kích ứng da.

Nếu các triệu chứng bệnh chàm quanh miệng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bệnh chàm quanh miệng thường có thể tự khỏi trong một vài tuần sau khi người bệnh ngừng sử dụng steroid tại chỗ. Sử dụng các sản phẩm không chứa hương liệu có thể tránh gây kích ứng da trong thời gian các triệu chứng đang được chữa lành.

Tình trạng da này có thể tái phát nếu người bệnh sử dụng steroid tại chỗ. Do đó, điều tốt nhất là trao đổi với bác sĩ về các phương pháp thay thế an toàn khác.

Tham khảo thêm: Chàm môi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

5/5 - (8 bình chọn)

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được phân phối độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hàng ngàn người đã và đang sử dụng bộ sản phẩm này. Họ đánh giá sao về bài thuốc?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *