Cây Giao Chữa Viêm Xoang – Chỉ Có Lợi Khi Dùng Đúng Cách

Cây giao chữa viêm xoang tuy được nhiều người biết đến, nhưng hiệu quả điều trị bệnh và làm thế nào để sử dụng đúng cách thì không phải ai cũng nắm được. Vậy chữa viêm xoang bằng cây giao như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Lợi ích của cây giao đối với sức khỏe

Tên khoa học của cây giao là Euphorbia tirucalli, là một loài thực vật có hoa thuộc Họ Thầu Dầu Euphorbiaceae. Cây thường cao từ 1 – 1,5 m, không có gai, thân phân thành nhiều nhánh nhỏ như hình những chiếc đũa kết nối lại với nhau rất giống xương cá, bởi vậy nó còn gọi là cây xương cá.

Tuy mang nhựa độc, nhưng cây giao vẫn được nhiều nền y học cổ truyền tin dùng trong điều trị bệnh
Tuy mang nhựa độc, nhưng cây giao vẫn được nhiều nền y học cổ truyền tin dùng trong điều trị bệnh

Trong nền y học dân gian của nhiều quốc gia, cây giao được sử dụng để điều trị nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe.

Ở châu Phi, rễ cây giao được dùng để trị rắn cắn, nhựa cây có thể điều trị các vết loét do giang mai. Người Trung Quốc sử dụng toàn bộ cây giao để chữa nấm ngoài da, trị bệnh xương khớp và ít sữa sau sinh. Nhựa cây giao được người Ấn Độ sử dụng để trị mụn cóc, thấp khớp, đau thần kinh, đau răng, hen suyễn, ho…

Người dân các quốc gia châu Á khác, như Thái Lan, Inonesia và Myanmar cũng tin dùng loại thảo dược này để trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm.

Các nghiên cứu khoa học trên động vật cũng công nhận tiềm năng của cây giao trong ức chế viêm khớp, bảo vệ gan, kháng khuẩn và kháng nấm. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tác động của thảo dược này đối với sức khỏe con người.

Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra sử dụng cây giao không đúng cách có thể gây độc và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Cây giao chữa viêm xoang có tốt không?

Ở Việt Nam, cây giao mọc hoang ở nhiều nơi và thường được trồng làm cảnh và hàng rào. Giao và quỳnh là bộ đôi cây cảnh được nhiều người sành cây ưa chuộng. Không chỉ là một loại cây cảnh có tác dụng làm đẹp cho vườn nhà, cây giao còn được biết đến với khả năng trị nhiều bệnh.

Theo Đông y, toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, có tác dụng kích thích lưu thông tuyến sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm và giải độc. Từ nhiều thế kỷ trước, ông bà ta đã biết tận dụng cây giao để chữa bệnh ngoài da, liệt dương, táo bón, bệnh trĩ và đặc biệt là những bệnh liên quan tới hô hấp, bao gồm viêm mũi dị ứng và viêm xoang.

Bệnh viêm xoang là hậu quả của tình trạng viêm hoặc sưng niêm mạc hô hấp lót trong các xoang. Ở trạng thái bình thường, các xoang rỗng và có độ ẩm nhất định. Nhưng khi các niêm mạc lót xoang bị viêm và sưng sẽ gây tắc nghẽn ở các xoang, tạo điều kiện cực thịnh cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển mạnh gây nhiễm trùng và tạo dịch nhầy. Dịch nhầy đặc khó thoát ra ngoài nên sẽ tích tụ, tạo áp lực lên các xoang. Đó là lý do vì sao người bệnh viêm xoang thường bị đau nhức ở ở các xoang và khu vực lân cận, như giữa hai mắt, giữa hai mày, hàm, đầu…

Sử dụng cây giao đúng cách có thể giúp người bệnh quản lý bệnh viêm xoang dễ dàng, giúp giảm sưng viêm trong xoang, loại bỏ dịch nhầy, giúp đường thở thông thoáng, qua đó giảm các triệu chứng viêm xoang thường gặp, bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi, chảy nước mũi
  • Đau ở các xoang

Cách dùng cây giao chữa viêm xoang an toàn

Người bệnh nên tham khảo cách thực hiện ngay dưới đây:

Chuẩn bị:

  • 70gr cây giao hoặc 20 – 30 đốt cành giao mới cắt còn nguyên mủ.
  • Ấm nhỏ có vòi bằng đất nung, sứ hoặc kim loại. Có thể sử dụng ấm pha trà hoặc siêu đun nước cỡ vừa.
  • 1 tờ giấy A3, hoặc 2 tờ giấy A4 dánh liền với nhau tạo thành tờ lớn.
  • 200 – 300ml nước sạch.
Cách chữa viêm xoang bằng cây giao thường gặp nhất là nấu nước xông
Cách chữa viêm xoang bằng cây giao thường gặp nhất là nấu nước xông

Cách làm:

  • Rửa sạch cành giao, để ráo nước.
  • Xắt nhỏ và nghiền nát cành giao rồi cho vào ấm, cho thêm nước và đun sôi trên lửa lớn.
  • Hoặc cắt cành giao thành từng đốt ngắn, hứng ngay trên miệng ấm để cho nhựa cây nhỏ vào ấm.
  • Cuộn giấy thành hình phễu (một đầu to, một đầu nhỏ).

Cách xông:

  • Khi nước trong ấm bắt đầu sôi, vặn lửa nhỏ.
  • Đưa đầu giấy nhỏ khít vào vòi ấm để hơi nước theo đường giấy thoát ra.
  • Ghé mũi vào phần đầu ống giấy to để hít lấy luồng hơi nước bốc lên.
  • Xông 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. Mỗi lần xông thế này kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Không xông lâu hơn 15 phút.

Lưu ý khi dùng cây giao trị viêm xoang

Cây giao có tiềm năng rất lớn trong điều trị viêm xoang, đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân không thể dùng thuốc kháng sinh hoặc bị kháng thuốc kháng sinh. Để tránh các tác dụng không mong muốn, bạn nên lưu ý những điều sau:

Trong quá trình điều trị

  • Nhựa cây giao có độc tính cao, có thể gây mù mắt và kích ứng da. Do đó, nên đeo găng tay và đeo kính mắt khi sơ chế, chế biến cây giao.
  • Nếu không mau bị dính nhựa cây giao vào da hoặc mắt, hãy rửa sạch ngay với nước lạnh và nước muối sinh lý.
  • Đi khám tại cơ sở y tế ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường.
  • Không để nhựa cây giao dính vào các vết thương hở.
  • Không dùng dụng cụ sơ chế và chế biến cây giao cho các mục đích khác, như nấu ăn hay đựng nước uống.
  • Nên xông hơi khi nước còn nóng. Xông hơi khi nước nguội không mang lại nhiều tác dụng điều trị.
  • Không được tựa hoặc tì vào ấm nước xông.
  • Không được để hơi nước tiếp xúc với mắt. Mắt nên nhắm khi xông hơi. Nếu cần, bạn có thể đeo kính.
  • Để ấm nước xông tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.
  • Không nên áp dụng xông hơi bằng cây giao cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Nếu xông hơi bằng cây giao từ 5 – 7 ngày mà không thấy triệu chứng viêm xoang thuyên giảm, nên ngừng áp dụng ngay.

Một số người cho cho rằng nên uống nước sắc từ cây giao kết hợp với xông mũi để tăng hiệu quả điều trị viêm xoang. Tuy nhiên, việc uống nước sắc hay dịch ép từ cây giao có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: Bỏng rát miệng, bỏng cổ họng, đay bụng, ngộ độc, tiêu chảy, nôn…

Điều trị viêm xoang cần sự kiên trì
Điều trị viêm xoang cần sự kiên trì

Trong sinh hoạt thường ngày

  • Rửa mũi với nước muối giúp vệ sinh mũi xoang, giảm nhẹ các triệu chứng viêm xoang.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng, như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc, các thực phẩm dễ gây dị ứng…
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, đặc biệt là phòng ngủ thường xuyên.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, canh, soup… Cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể giúp làm loãng dịch nhầy và làm thông thoáng xoang.
  • Chườm ấm cho mũi cũng có thể giúp thông xoang, làm dịu cơn đau và giảm sưng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý là chìa khóa cho mọi vấn đề sức khỏe. Bạn nên ngủ đủ 6 – 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể có thời gian chữa lành và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
  • Điều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp trên, như cảm lạnh, viêm họng, viêm VA, amidan…
  • Có một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, nên ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế đồ ăn nhanh, rượu bia, thực phẩm chiên rán…
  • Vệ sinh răng miệng tốt.
  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết lạnh hoặc hoạt động nhiều ngoài trời.
  • Không hút thuốc lá.
  • Nên đeo khẩu trang N95 khi ra ngoài trời để lọc bụi mịn, mầm bệnh, phấn hoa…

Như đã nói, viêm xoang có thể tự điều trị tại nhà được mà không cần lệ thuộc vào thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hãy đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay nếu bạn nhận thấy các triệu chứng viêm xoang trở nên nặng hơn hoặc liên tục tái phát. Điều này có thể cảnh báo một tình trạng sức khỏe nào đó, chẳng hạn như polyp mũi.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xoang có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng (hiếm gặp), bao gồm:

  • Áp xe
  • Viêm màng não
  • Viêm mô tế bào hốc mắt
  • Viêm xương

Bên cạnh cây giao chữa viêm xoang, trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam còn rất nhiều bài thuốc khác có thể giúp quản lý căn bệnh này. Bạn nên tham vấn các lương y, thầy thuốc uy tín để tìm ra cách điều trị tốt nhất cho bản thân.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *